25/05/2018, 09:06

Ngụy trang

là phương pháp thay đổi ngoại hình của một vật thể để nó trở nên lẫn vào môi trường xung quanh khi được quan sát từ bên ngoài. Một con thằn lằn Anolis caroliensis với khả năng đổi màu da giống hệt môi trường xung quanh ...

là phương pháp thay đổi ngoại hình của một vật thể để nó trở nên lẫn vào môi trường xung quanh khi được quan sát từ bên ngoài.

Một con thằn lằn Anolis caroliensis với khả năng đổi màu da giống hệt môi trường xung quanh chính là minh hoạ cho sự tài tình của tập tính ngụy trang trong tự nhiên

Trong sinh học, đây là hành vi (tập tính) của sinh vật nhằm trốn tránh khỏi khả năng quan sát của đối tượng khác bằng cách ẩn mình trong môi trường xung quanh. Tập tính này có thể giúp sinh vật trốn tránh kẻ thù hoặc dễ dàng hơn trong việc săn mồi.

Trong quân sự, ngụy trang là một chiến thuật.

Một số ví dụ của ngụy trang như những đường vằn trên lưng con hổ để lẫn vào trong môi trường là đồng cỏ hay nón lá ngụy trang của người lính để lẫn vào trong môi trường là rừng cây.

Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng; các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. tự nhiên là một trong những biện pháp đó. Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh; cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm.

Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn. Ở mỗi cặp động vật săn đuổi-trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau.

Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.

Con mực con trốn trên bề mặt đáy cát.

Con bọ ngựa rừng Madagascar.

Con thằn lằn xanh này gần như trở thành một phần của cành cây.

Con cá bơn lẫn với môi trường xung quanh. Những vạch đen trên da ngựa vằn khiến rất khó phân biện từng cá thể.

Bọ lá

Hổ Sumatra

Những con cú ở Australia hòa lẫn với mầu của vỏ cây
Một xạ thủ bắn tỉa Lính thủy đánh bộ Mỹ

chưa được sử dụng rộng rãi trong những cuộc chiến xa xưa. Các quân đội thế kỷ 19 có xu hướng sử dụng các màu sắc và thiết kế ấn tượng, đậm nét. Những điều này với ý định làm nhụt chí kẻ thù, khuyến khích gia nhập, tăng cường sự hòa nhập hoặc giúp các đơn vị dễ phân biệt nhau.

Những đơn vị không chuyên, nhỏ đi tiền phương ở thế kỷ 18 là những người đầu tiên sử dụng những màu tối xỉn nâu và xanh lá cây. Các quân đội lớn vẫn trung thành với màu sắc rực rỡ cho đến khi ưu điểm của quần áo ngụy trang được chứng minh. Người Anh ở Ấn Độ năm 1857 buộc phải nhuộm các áo bó màu đỏ sang mầu trung tính, ban đầu là màu bùn gọi là khaki. Những bộ đồng phục màu trắng vùng nhiệt đới được nhuộm sang màu nhờ nhờ bằng cách nhúng vào chè. Đây chỉ là biện pháp tạm thời, nhưng màu sắc đó trở thành chuẩn mực cho quân độ phục vụ ở Ấn Độ từ những năm 1880. Cho đến chiến tranh Boer lần thứ hai năm 1902, màu nâu xám mới trở thành chiến phục cho toàn quân đội Đế quốc Anh. Quân đội các nước khác như Hoa Kỳ, Nga, Italia và Đức áp dụng theo với màu khaki hoặc màu sắc khác phù hợp với môi trường nước họ.

0