24/05/2018, 17:04

Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích

Phân tích kinh tế nói chung cũng như phân tích hoạt động kinh tế nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. Để quản lý tốt nền kinh tế quốc dân, quản lý một ngành hay quản lý một doanh nghiệp đòi hỏi ...

Phân tích kinh tế nói chung cũng như phân tích hoạt động kinh tế nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. Để quản lý tốt nền kinh tế quốc dân, quản lý một ngành hay quản lý một doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra những chủ trương chính sách biện pháp quản lý đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn và quy luật phát triển khách quan. Muốn vậy đòi hỏi các nhà quản lý các cấp phải thường xuyên tiến hành phân tích các hiện tượng kinh tế cũng như quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh.

Để có thể tiến hành phân tích đòi hỏi phải thu thập một lượng thông tin cần thiết đầy đủ kịp thời phù hợp với mục đích yêu cầu về nội dung và phạm vi của đối tượng phân tích. Thông tin dùng trong phân tích hoạt động kinh tế là những số liệu tài liệu cần thiết làm cơ sở để tính toán và phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là cơ sở cho việc đề ra các quyết định tối ưu trong kinh doanh và quản lý. Các quyết định của nhà quản lý nếu thiếu sự nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ toàn diện các số liệu thông tin thì sẽ dẫn tới những quyết định thoát ly thực tế không phù hợp với yêu cầu khách quan từ đó sẽ dẫn đến khả năng rủi ro thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.

Nguồn tài liệu ta có thể sử dụng để phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp gồm: nguồn tài liệu bên ngoài và nguồn tài liệu bên trong doanh nghiệp cung cấp.

* Nguồn tài liệu bên ngoài là các nguồn tài liệu phản ánh chủ trương chính sách của Đảng nhà nước và các ngành về việc chỉ đạo, phát triển sản xuất và lưu thông trong và ngoài nước.

+ Chính sách kinh tế tài chính do nhà nước quy định trong từng thời kỳ như: chính sách cấp vốn huặc cho vay vốn, các chính sách thuế của nhà nước, chính sách về kinh tế đối ngoại, chính sách về ngoại giao….

+ Tình hình thay đổi về thu nhập thị hiếu trong và ngoài nước.

+ Biến động về cung cầu giá cả trên thị trường trong và ngoài nước.

* Nguồn tài liệu bên trong là các tài liệu liên quan đến việc phản ánh quá trình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

+ Tài liệu thông tin từ các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra bao gồm: kế hoạch tài chính, kế hoạch xuất khẩu hàng hoá, kế hoạch về sử dụng vốn…

+ Số liệu trên các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập hàng kỳ: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Số liệu do các phòng kinh doanh cung cấp hàng tháng: báo cáo xuất khẩu theo tháng, theo quý.

+ Tài liệu hạch toán: các sổ sách kế toán, hạch toán tổng hợp, chi tiết, các chứng từ hoá đơn.

Thông tin trong phân tích hoạt động kinh tế rất phong phú và đa dạng, trước khi tiến hành phân tích cần phải kiểm tra lại thông tin, số liệu tài liệu đã thu thập để đảm bảo tính đúng đắn về mặt nội dung kinh tế, thời điểm địa điểm phát sinh, phương pháp ghi chép, tính toán để tránh những sai sót vì sự sai sót về số liệu dùng trong phân tích sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu phân tích mà nhà phân tích sẽ lựa chọn thông tin cho thích hợp.

Xuất phát từ nội dung, đối tượng và nhiệm vụ phân tích của doanh nghiệp, phân tích kinh tế vừa phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các môn khoa học khác như thống kê, kế toán, tài chính, quản lý kinh tế… vừa có những phương pháp nghiên cứu riêng của mình, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng nhất định, mang tính nghiệp vụ – kỹ thuật cụ thể, phải tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, bản chất của các hiện tượng kinh tế, kết quả kinh tế, đối tượng cụ thể, các nguồn tài liệu, số liệu và vào mục đích phân tích… để lựa chọn phương pháp thích hợp. Sau đây là một số phương pháp thường được sử dụng:

Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu:

+ Thống nhất về nội dung, phương pháp xác định, thời gian và đơn vị tính của chỉ tiêu so sánh.

+ Tuỳ theo mục đích phân tích để xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc thời gian (kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ năm trước…) huặc gốc không gian (so với tổng thể, so với đơn vị khác có điều kiện tương đương, so với các bộ phận trong cùng tổng thể…) kỳ được chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc, còn kỳ được chọn để phân tích là kỳ phân tích. Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng thời kỳ tương ứng là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích.

Có nhiều dạng so sánh, phải căn cứ vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích để lựa chọn dạng so sánh. Mỗi dạng so sánh đều có ý nghĩa kinh tế riêng của nó, giúp cho doanh nghiệp biết được sự vận động của các hoạt động kinh tế trên mọi góc độ khác, từ đó có những phương pháp khai thác tiềm năng của bản thân doanh nghiệp và tiềm năng của xã hội mà doanh nghiệp có thể khai thác được. Qua so sánh ta biết được kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, biết được tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế đồng thời biết được mức độ cụ thể của từng bộ phận cấu thành hệ thống chỉ tiêu cần phân tích.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế bao gồm nhiều nội dung khác nhau:

So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch huặc số định mức để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hay số chênh lệch tăng giảm.

So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số liệu cùng kỳ năm trước huặc các năm trước. Mục đích của việc so sánh này là để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.

So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác để thấy được sự khác nhau và mức độ,khả năng phấn đấu của đơn vị. Thông thường thì người ta thường so sánh với những đơn vị bình quân tiên tiến trở lên.

Ngoài ra, trong phân tích hoạt động kinh tế người ta thường phải so sánh giữa doanh thu với chi phí đế xác định kết quả kinh doanh huặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với các chỉ tiêu chung để xác định tỷ trọng của nó trong chỉ tiêu chung…

Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích người ta thường tiến hành so sánh bằng các phương pháp sau:

* So sánh giản đơn

So sánh giản đơn là phương pháp so sánh trực tiếp trị số của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ (kỳ phân tích và kỳ gốc)

Mức chênh lệch = Chỉ tiêu thực hiện – Chỉ tiêu kế hoạch.

Việc so sánh như trên sẽ cho biết khối lượng, quy mô mà doanh nghiệp đạt ở mức độ nào, với tỷ lệ đạt bao nhiêu.

* So sánh có liên hệ:

So sánh có liên hệ là phương pháp so sánh để xem xét sự biến động của chỉ tiêu phân tích nhưng có liên hệ với tình hình thực hiện của một chỉ tiêu khác có liên quan.

Phương pháp so sánh còn được dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu cần phân tích (thường là 5 năm).

Tốc độ phát triển liên hoàn: Ti=MiMi−1×100 size 12{T rSub { size 8{i} } = { {M rSub { size 8{i} } } over {M rSub { size 8{i - 1} } } } times "100"} {}

Tốc độ phát triển định gốc: Toi=MiM0×100 size 12{T rSub { size 8{ ital "oi"} } = { {M rSub { size 8{i} } } over {M rSub { size 8{0} } } } times "100"} {}

Tốc độ phát triển bình quân: T¯=tichcacTin−1 size 12{ {overline {T}} = nroot { size 8{n - 1} } { ital "tichcacT" rSub { size 8{i} } } } {}

Trong đó:

Ti size 12{T rSub { size 8{i} } } {}: tỷ lệ phát triển liên hoàn

T¯ size 12{ {overline {T}} } {}: tỷ lệ phát triển bình quân

T¯0i size 12{ {overline {T}} rSub { size 8{0i} } } {}: tỷ lệ phát triển định gốc

Mi size 12{M rSub { size 8{i} } } {}: doanh thu bán hàng kỳ i

Mi−1 size 12{M rSub { size 8{i - 1} } } {}: doanh thu bán hàng kỳ i -1

M0 size 12{M rSub { size 8{0} } } {}: doanh thu bán hàng kỳ gốc

Phương pháp so sánh giản đơn được sử dụng để phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường, theo các đơn vị trực thuộc, theo các phòng kinh doanh và theo tháng. Thông qua việc so sánh này ta biết được các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có hoàn thành nhiệm vụ xuất khẩu của mình hay không cả về số tương đối và số tuyệt đối, phương pháp so sánh còn được sử dụng để theo dõi tình hình xuất khẩu qua các năm (thường là 5 năm trở lên) để thấy được xu hướng của xuất khẩu qua các năm là tăng hay giảm.

Như vậy phương phương pháp so sánh được sử dụng hầu hết trong các nội dung phân tích tình hình xuất khẩu. Ngoài phương pháp so sánh còn có một số phương pháp cũng được sử dụng trong phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu, sau đây là các phương pháp đó.

Phương pháp biểu mẫu sơ đồ

Trong phân tích kinh tế người ta phải dùng biểu mẫu, sơ đồ phân tích để phản ánh một cách trực quan qua các số liệu phân tích. Biểu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau: so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước huặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể. Số lượng các dòng cột tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích. Tuỳ theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau.

Còn sơ đồ, biểu đồ đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau huặc các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế. Khi tiến hành phân tích tình hình hay hiệu quả xuất khẩu thì ta đều phải lập bảng biểu để ghi các số liệu vào các dòng cột đã chọn thực chất chính là ta đang áp dụng phương pháp biểu mẫu sơ đồ, tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng một mình nó nó còn kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, tỷ trọng, tỷ suất. Ngoài ra, trong phân tích hoạt động kinh tế người ta còn sử dụng các phương trình quy hoạch tuyến tính huặc phương trình phi tuyến trong trường hợp các chỉ tiêu phân tích kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu khác bằng các phương trình trên. Các kết quả thu được khi sử dụng các hàm hồi quy thông qua ngoại suy chủ yếu phục vụ cho phân tích dự đoán để lập các chỉ tiêu cho các kế hoạch ngắn và dài hạn. Nhưng khi sử dụng các kết quả đó cần phải lưu ý rằng chúng được tính toán dựa trên các hiện tượng và kết quả kinh tế đã xảy ra trong quá khứ và lại được sử dụng cho hiện tại và tương lai gần, trong đó chúng còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Do đó, cần phải tính đến sự tác động của các nhân tố đó để tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu đã được lập ra sao cho phù hợp với tình hình biến động của thực tế, đảm bảo tính hiện thực, tính khoa học của các chỉ tiêu, giúp cho công tác quản lý đạt được hiệu quả cao nhất. trọng, tỷ suất.

Phương pháp này được dùng để phân tích tình hình xuất khẩu theo các nội dung như đã nêu ở phương pháp so sánh. Đây cũng là một phương pháp được sử dụng phổ biến giống như phương pháp so sánh.

Phương pháp cân đối

Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế – tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối. Các quan hệ cân đối trong doanh nghiệp có hai loại: cân đối tổng thể và cân đối cá biệt

Cân đối tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.

Ví dụ: giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh liên hệ với nhau bằng công thức:

 Tài sản =  Nguồn vốn

Huặc giữa các chỉ tiêu của lưu chuyển hàng hoá có mối quan hệ cân đối được phản ánh qua công thức:

Hàng tồn đầu kỳ + Hàng nhập trong kỳ = Hàng bán trong kỳ + Hao hụt + Hàng tồncuối kỳ

Cân đối cá biệt là quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt

Nợ phải thu khách hàng đầu kỳ+Nợ phải thu khách hàng trongkỳ=Nợ phải thu khách hàng đã thu trong kỳ+Nợ phải thu khách hàng cuối kỳ
v.v…

Từ những mối liên hệ mang tính cân đối nếu có sự thay đổi một chỉ tiêu nào đó sẽ dẫn sự thay đổi một chỉ tiêu khác từ đó xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích.

Do vậy khi phân tích một chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế khác bằng mối liên hệ cân đối ta phải lập công thức cân đối, thu thập số liệu, áp dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến chỉ tiêu phân tích.

Ví dụ: Khi tính toán phân tích trị giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ ta có công thức sau:

Trị giá vốn hàng xuất bán = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng mua vào trong kỳ - Hao hụt trong kỳ - Trị giá hàng tồn cuối kỳ

Hoặc

Nợ phải thu khách hàng cuối kỳ = Nợ phải thu khách hàng đầu kỳ + Nợ phải thu khách hàng trong kỳ - Nợ phải thu khách hàng đã thu trong kỳ

Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch

Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp luôn chịu sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố trong đó có những nhân tố mang tính chất khách quan và có những nhân tố mang tính chất chủ quan. Về mức độ ảnh hưởng có nhân tố ảnh hưởng tăng, nhưng có những nhân tố ảnh hưởng giảm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu ta phải áp dụng những phương pháp tính toán khác nhau trong đó có phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tính chất hàm số trong đó có sự thay đổi của các nhân tố thì kéo theo sự biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ: khi phân tích doanh thu bán hàng ta thấy có hai nhân tố ảnh hưởng cơ bản là số lượng hàng bán và đơn giá bán. Hai nhân tố đó có liên hệ với doanh thu bán hàng bằng công thức sau:

Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán × Đơn giá bán

Phương pháp thay thế liên hoàn cho phép thu nhận một dãy số những giá trị điều chỉnh bằng cách thay thế liên hoàn các giá trị ở kỳ gốc của các nhân tố bằng giá trị của các kỳ báo cáo. Số lượng nhân tố càng nhiều thì số điều chỉnh càng nhiều. Mỗi lần thay thế là một lần tính toán riêng biệt. Kết quả tính toán được khi thay thế trừ đi giá trị của kỳ gốc huặc giá trị thay thế lần trước thể hiện mức độ ảnh hưởng nhân tố đó đến đối tượng phân tích.

Nếu số chênh lệch mang dấu (+) thì ảnh hưởng tăng và ngược lại. Khi thay thế một nhân tố thì phải giả định nhân tố khác không thay đổi. Các nhân tố thay đổi phải được sắp xếp trong công thức tính toán theo một trình tự hợp lý. Khi thay đổi trình tự thay thế có thể cho ta những kết quả khác nhau, nhưng tổng của chúng không thay đổi.

Dạng tổng quát của phương pháp thay thế liên hoàn có thể được minh hoạ như sau:

Giả sử một chỉ tiêu phân tích có hai nhân tố ảnh hưởng được thể hiện bằng biểu thức:

Z = f(x,y) = x.y

Trong đó: Z là chỉ tiêu tổng hợp cần phân tích

F là hàm số

x;y là những biến số biểu thị sự biến đổi của hai nhân tố ảnh hưởng.

Ta có: Z0=fx0,y0=x0.y0 size 12{Z rSub { size 8{0} } =f left (x rSub { size 8{0} } ,y rSub { size 8{0} } right )=x rSub { size 8{0} } "." y rSub { size 8{0} } } {}là giá trị gốc

Z1=f(x1,y1)=x1.y1 size 12{Z rSub { size 8{1} } =f ( x rSub { size 8{1} } ,y rSub { size 8{1} } ) =x rSub { size 8{1} } "." y rSub { size 8{1} } } {} là giá trị kỳ thực tế

Zx=f(x1,y0)=x1y0 size 12{Z left (x right )=f ( x rSub { size 8{1} } ,y rSub { size 8{0} } ) =x rSub { size 8{1} } y rSub { size 8{0} } } {} là giá trị điều chỉnh của nhân tố x

Zy=f(x1,y1)=x1.y1 size 12{Z rSub { size 8{y} } =f ( x rSub { size 8{1} } ,y rSub { size 8{1} } ) =x rSub { size 8{1} } "." y rSub { size 8{1} } } {}là giá trị điều chỉnh của nhân tố y

Số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích được xác định bằng công thức:

ΔZ = x 1 y 1 − x 0 y 0 size 12{ΔZ=x rSub { size 8{1} } y rSub { size 8{1} } - x rSub { size 8{0} } y rSub { size 8{0} } } {}

Số chênh lệch do tác động của nhân tố x

ΔZ x = x 1 y 0 − x 0 y 0 size 12{ΔZ rSub { size 8{ left (x right )} } =x rSub { size 8{1} } y rSub { size 8{0} } - x rSub { size 8{0} } y rSub { size 8{0} } } {}

Số chênh lệch do tác động của nhân tố y

ΔZ y = x 1 y 1 − x 1 y 0 size 12{ΔZ rSub { size 8{ left (y right )} } =x rSub { size 8{1} } y rSub { size 8{1} } - x rSub { size 8{1} } y rSub { size 8{0} } } {}

Tổng hợp lại ta có:

ΔZ = ΔZ x + ΔZ y size 12{ΔZ=ΔZ rSub { size 8{ left (x right )} } +ΔZ rSub { size 8{ left (y right )} } } {}

Trong thực tế phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực hiện bằng phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.

So với phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch đơn giản hơn trong cách tính toán, cho ngay kết quả cuối cùng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng bằng công thức tính giản đơn, chỉ có phép nhân, không có phép chia.

Phương pháp chênh lệch được minh hoạ tổng quát như sau:

Δy=y1−y0 size 12{Δy=y rSub { size 8{1} } - y rSub { size 8{0} } } {}là số chênh lệch của nhân tố y

ΔZ(x)=Δx.y0 size 12{ΔZ ( x ) =Δx "." y rSub { size 8{0} } } {}là số chênh lệch do tác động của nhân tố x

ΔZ(y)=x1.Δy size 12{ΔZ ( y ) =x rSub { size 8{1} } "." Δy} {}là số chênh lệch do tác động của nhân tố y

phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch không được dùng trong phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội nhưng phương pháp này vẫn được đưa ra nhằm giúp cho công ty có thể dùng phương pháp này để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kim ngạch xuất khẩu. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kim ngạch xuất khẩu có thể dùng công thức sau:

Kim ngạch xuất khẩu (USD) = Số lượng hàng xuất khẩu × Đơn giá xuất khẩu × Tỷ giá ngoại tệ

Sử dụng công thức trên cùng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên đến kim ngạch xuất khẩu.

Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ số được áp dụng để tính toán phân tích sự biến động tăng giảm và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có một huặc nhiều yếu tố khác. Chỉ tiêu chỉ số được xác định bằng mối liên hệ so sánh của một chỉ tiêu kinh tế ở những thời điểm khác nhau, thường là so sánh kỳ báo cáo và kỳ gốc. Các chỉ số áp dụng trong phân tích kinh tế có hai loại: chỉ số chung và chỉ số cá thể.

Chỉ số chung là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có nhiều yếu tố hợp thành. Ví dụ: Chỉ số tăng giảm của chỉ tiêu doanh thu bán hàng trong kỳ.

Chỉ số cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế riêng biệt. Ví dụ: Chỉ số giá cả hàng hoá bán ra trong kỳ; chỉ số tăng giảm lao động huặc mức thu nhập của người lao động trong kỳ…

Phân tích kinh tế bằng phương pháp chỉ số cho phép ta thấy được mức biến động tăng giảm và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố hợp thành của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tại những thời điểm khác nhau.

Ví dụ: IM=Iq×Ip size 12{I rSub { size 8{M} } =I rSub { size 8{q} } times I rSub { size 8{p} } } {}

Trong đó: IM size 12{I rSub { size 8{M} } } {} chỉ số doanh thu bán hàng trong kỳ

Iq size 12{I rSub { size 8{q} } } {} chỉ số số lượng hàng bán

Ip size 12{I rSub { size 8{p} } } {} chỉ số giả cả hàng bán

áp dụng công thức trên, kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (số tuyệt đối) đến Doanh thu bán hàng, doanh thu xuất khẩu.

+ Tỷ trọng: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % của một chỉ tiêu cá thể so với chỉ tiêu tổng thể.

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

Tỷ trọng được sử dụng trong phân tích tình hình xuất khẩu hàng hoá theo thị trường, dựa vào công thức này ta sẽ tính được từng thị trường có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số.

+ Tỷ suất: là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư. Nó được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Dựa vào tỷ suất như tỷ suất lợi nhuận ta sẽ biết được lợi nhuận doanh nghiệp thu được thực tế so với doanh thu là bao nhiêu, hay tỷ suất chi phí phản ánh tình hình sử dụng chi phí thực tế thể hiện việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí.

***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***

0