Nguồn gốc các thứ trong tuần trong tiếng Anh
Chúng ta vẫn gọi tên các thứ trong tuần là Monday, Tuesday, Wednesday,… trong tiếng Anh. Nhưng ít ai tìm hiểu nguồn gốc các thứ trong tuần xuất hiện từ đâu. Hãy tìm hiểu cùng EFC qua bài viết dưới đây nhé! Nguồn gốc các thứ trong tuần Sự xuất hiện của 7 ngày trong tuần ...
Chúng ta vẫn gọi tên các thứ trong tuần là Monday, Tuesday, Wednesday,… trong tiếng Anh. Nhưng ít ai tìm hiểu nguồn gốc các thứ trong tuần xuất hiện từ đâu. Hãy tìm hiểu cùng EFC qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc các thứ trong tuần
Sự xuất hiện của 7 ngày trong tuần bắt nguồn từ lịch của người Babylon cổ đại khoảng thế kỉ 21 TCN. Mỗi 7 ngày tương ứng với sự thay đổi hình dạng của mặt trăng: tròn, một nửa, trăng khuyết, trăng non. Bởi vì chu kì của mặt trăng là 29.53 ngày, người Babylon đã thêm 1, 2 ngày vào tuần cuối cùng của tháng.
Người Do Thái cũng lấy mốc 7 ngày cho một tuần. Cuốn sách của Genisis (7 ngày cho sáng tạo) cũng được viết trong khoảng 500 năm TCN khi ông lưu vong tới Babylon. Assyriologists, Friedrich Delitzsch và Marcello Craveri cũng gợi ý rằng người Do Thái thừa kế chu kì của mặt trăng từ người Babylon.
Người La Mã đặt tên các ngày trong tuần theo tên của các vị thần, tương ứng với 5 hành tinh và Mặt Trời, Mặt Trăng. Cho đến ngày nay, hệ thống tên gọi La Mã vẫn còn ảnh hưởng tới một số ngôn ngữ: tiếng Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Ngoại trừ ngày Chủ nhật được dịch là “Lord’s Day” và ngày thứ bảy, gọi là “Sabbath”.
Tên các thứ trong tuần bằng tiếng Anh
Tên gọi các thứ trong tuần trong tiếng Anh vẫn chịu ảnh hưởng của yếu tố La Mã. Tuy nhiên qua nhiều thế kỉ, những tên gọi đã dần được thay đổi do ảnh hưởng bởi những huyền thoại của Đức và Bắc Âu. Họ đã chuyển thể tên gọi các vị thần La Mã thành tên gọi thân thuộc với truyền thống của họ.
- Chủ nhật: bắt nguồn từ từ cổ trong tiếng Anh “Sunnandæg”. Trong tiếng Latin, “dies Solis” gồm “dies” (ngày) và “Solis” (Mặt trời). trong truyền thuyết, mặt trời có tên là Sunna hay Sól.
- Thứ hai: từ cổ “Mōnandæg”, khởi đầu từ tiếng Latin “dies Lunae” (Ngày Mặt trăng). Ngày nay người ta gọi là Monday.
- Thứ ba: từ cổ “Tīwesdæg,” sau này gọi là Tiw, hay Tyr. Đây cũng là tên một vị thần Bắc Âu, trong truyền thuyết La Mã, vị thần này là vị thần chiến tranh và được đặt tên cho sao Hỏa.
- Thứ tư: gọi là “Wōden’s day.” Wōden hay Odin là vua của các vị thần Bắc Âu. Là hiện thân của phép thuật, chiến thắng và cái chết. “Wōden” là vị thần Mercury trong tiếng La Mã, cả hai vị thần đều là người dẫn lối cho linh hồn sau khi chết. “Wednesday” bắt nguồn từ từ cổ “Wōdnesdæg.”
- Thứ năm: “Thor’s day,” xuất phát từ tên của thần sấm sét Thor. Người La Mã gọi là thần Jupiter, là thần sấm sét, vua của các vị thần La Mã. Người Nauy xưa gọi vị thần sấm sét này là “Thor”, miêu tả vị thần thường di chuyển trên bầu trời trên cỗ xe dê kéo. Du nhập vào tiếng Anh, ngày này trở thành “Thursday”. tên gọi này xuất phát từ từ cổ “Þūnresdæg.”
- Thứ sáu: tên gọi của vợ thần Odin, nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là Frigg, Freya. Nhưng cũng có người cho rằng Frigg và freya là hai người phụ nữ khác nhau. Mặc dù vậy, vợ của thần Odin được kết nối với Venus. Venus (sao Kim, thần Vệ Nữ) là một vị nữ thần La Mã tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp. Trong tiếng Latin, thứ Sáu được đặt theo vị thần này là “dies Veneris”. “Friday” bắt nguồn từ từ cổ “Frīgedæg.”
- Thứ bảy: Với người Đức và Bắc Âu cổ, thứ bảy không xuất phát từ một vị thần nào cả, họ giữ từ tiếng La Mã. Trong tiếng Anh, “Saturday” bắt nguồn từ thời Anglo-Saxon “Sæturnesdæg,” được dịch ra là “Saturn’s day.”
Vậy là bạn đã biết nguồn gốc các thứ trong tuần trong tiếng Anh như thế nào rồi đúng không. Hãy tìm đọc thêm về những câu chuyện cổ để hiểu rõ hơn về ý nghĩa các vị thần được nhắc đến trong bài nhé!