Người chê mình mà chê phải, ấy là thầy của mình; người khen mình mà khen đúng, ấy là bạn của mình. Còn người nào nịnh bợ mình ấy là kẻ thù làm hại mình đó.
Khen, chê đúng sẽ làm cho người khác nhận ra được những ưu điểm hoặc nhược điểm trong công việc và đời sống của họ, từ đó giúp họ sửa chữa, điều chỉnh hoặc phát huy những ưu, nhược điểm ấy một cách đúng đắn. Tham khảo một số ý sau cho bài viết: - Giải thích: + ...
Khen, chê đúng sẽ làm cho người khác nhận ra được những ưu điểm hoặc nhược điểm trong công việc và đời sống của họ, từ đó giúp họ sửa chữa, điều chỉnh hoặc phát huy những ưu, nhược điểm ấy một cách đúng đắn.
Tham khảo một số ý sau cho bài viết:
- Giải thích:
+ "Chê": tỏ ra không thích, không vừa ý vì cho là kém, là xấu; "chê phải": chê đúng; "thầy": người có trình độ dạy bảo, hướng dẫn (hàm ý coi trọng). Người chê mình mà chê đúnglà người muốn chỉ ra cho mình thấy những điều chưa tốt, chưa đẹp với mong muốn mình sẽ nhận rõ và khắc phục những điều đó.
+ "Khen": nói lên sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý hài lòng; "khen phải": đánh giá đúng trên cơ sở phát hiện chính xác điểm tốt, tiến bộ của ai đó; "bạn": người quen biết có quan hệgần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động... Người khen mình mà khen đúng là người hiểu mình, thật lòng, có những nhận định tốt và khách quan về nhữnggì mình đã làm được. Đó là người mình có thể tin tưởng được và những lời khen ấy sẽ động viên, khuyến khích mình làm việc tốt hơn.
+ "Nịnh bợ": tự hạ mình, nịnh nọt một cách hènhạ để cầu lợi hoặc tỏ vẻ quan tâm, thông cảm hoặc ngợi khen thái quá bằng thái độ giả dối cốt lấy lòng, lôi kéo, mua chuộc để cầu lợi; "kẻ thù": kẻ có quan hệ thù địch. Người nào nịnh nọt mình một cách hèn hạ là kẻ thù làm hại mình. Bởi họ đưa ra lời khen hoặc chê không khách quan, khen hay chê chỉ để làm cho mình hài lòng, mãn nguyện. Những lời khen hay chê đó có thể làm hại mình.
- Phân tích, chứng minh:
+ Vì sao phải khen và chê đúng?
Người biết khen, chê đúng là những người hiểu biết sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về đối tượng, thực sự có thiện chí muốn giúp đỡ người khác hạn chế những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để sống và làm việc tốt hơn.
Người biết khen, chê đúng là những người đán? tin cậy.
+ Vì sao không nên nghe và tin những lời nịnh bợ?
Người hay nịnh bợ (còn gọi là những kẻ xu nịnh) là những người muốn cầu lợi về mình bằng cách nói những lời ngọt ngào, tâng bốc người khác nhưng sự thực thì không phải như vậy.
Người ưa nịnh là những người thích nghe những lời ngọt ngào, tâng bốc của người khác chữ khôngmuốn nghe những lời nói thẳng, nói thật, nhất là khi mình còn có nhiều khuyết điểm, sai lầm.
Nghe và tin những lời nịnh bợ sẽ không giúp cho chúng ta hiểu đúng về những việc mà chúng ta làm trong đời sống và công việc, từ đó không thu được những kết quả mà chúng ta mong muốn. Có khi, chúng ta phải trả giá quá đắt cho việc nghe và tin theo những lời xu nịnh ấy.
- Bàn luận, đánh giá:
+ Trong thực tế có rất nhiều người sống có thiện chí với người khác, biết đưa ra nhữnglời khen chê đúng để giúp cho người khác hoàn thiện hơn. Song cũng có những người luôn đưa ra những lời nói xu nịnh để làm hại người khác.
+ Bài học rút ra:
Cần tỉnh táo để phân biệt đâu là những lời khen, chê đúng, đàu là những lời nịnh bợ. Từ đó, hiểu được ai là thầy, là bạn để tin tưởng và làm theo; ai là kẻ thù để tránh xa hoặc đấu tranh chống lại.
Bản thân mình khi đánh giá, nhận xét người khác cũng phải thực lòng, khách quan và thiện chí.
+ Nâng cao trình độ học vấn và văn hoá để có thể nhận thức đúng, phân biệt chính xác mọi hành vi, biểu hiện của người khác và chính mình.
+ Rèn luyện bản lĩnh để vượt lên mọi cám dỗ đời thường, sống đàng hoàng, ngay thẳng.
Bài làm tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, những lời khen là vô cùng cẩn thiết để khích lệ, động viên hay khen ngợi ai đó. Lời khen giúp họ cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, những lời khen mang tính chất nịnh bợ thì không tốt chút nào. Tuân Tử đã từng nói: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người.
“Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Chê, nhưng là chê phải. Đó là những người thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí. Trong cuộc sống, tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ. Một người chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu cứ khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống.
Đối tượng thứ hai, là những người khen ta, nhưng tất nhiên, là “khen phải”. Vậy thế nào là khen phải? Đó là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Con người ta luôn có xu hướng muốn được khen, vì những lời khen thường “dễ nghe” hơn những lời chê. Lời khen là quan trọng, có tác dụng giúp con người ta thấy tự hào vì những thứ được khen, tuy nhiên, chúng ta cần biết được đâu là những lời khen thật, đâu là những lời tâng bốc, xu nịnh. Không nên vì được khen quá nhiều mà dẫn đến suy nghĩ mình đã hoàn hảo, từ đó sẽ dẫn đến tự kiêu, không cố gắng, tất sẽ có ngày gặp thất bại. Những người có thể hiểu, có thể khen thật ta, đó chính là những người bạn của ta.
Còn đối tượng cuối cùng, cũng liên quan đến những lời khen, nhưng đó lại là “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ”ta, như Tuân Tử nói, đó cũng chính là “kẻ thù của ta”. Những kẻ ấy chỉ nói những lời khen nhằm vụ lợi cho bản thân, chứ không xuất phát từ sự chân thành hay sự ngưỡng mộ đối với người được khen. Những lời khen ấy khiến cho người được khen cảm thấy mình thật tốt đẹp, thật quan trọng, thật vĩ đại, từ đó sẽ không cố gắng và dần dần sẽ bị thua kém so với những người xung quanh. Điều ấy thật nguy hiểm. Và những kẻ xu nịnh ta như vậy, giống như kẻ thù của ta vậy. Họ “giết” ta bằng những lời nịnh bợ, dối trá. Điều chúng ta cần làm là tránh xa, hạn chế giao lưu với những đối tượng ấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường học tập, làm việc.
Câu nói của Tuân Tử, từ xưa đến nay, vẫn luôn là bài học sâu sắc và đáng ghi nhớ cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh táo, để phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để có thể có được những lời góp ý, lời khen chân thành nhất từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình.