31/05/2017, 12:42

Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn, cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta

Câu ngạn ngữ đặt ra vấn đề: cần có sự đánh giá đúng về mối quan hệ giữa cử chỉ, hành động và động cơ, mục đích bên trong của một ai đó đối với mình. Để tránh hiểu nhầm và đánh giá sai người khác, mỗi người chúng ta phải sống tốt, chân thành và có thiện chí với nhau. Tham khảo một số ý sau: ...

Câu ngạn ngữ đặt ra vấn đề: cần có sự đánh giá đúng về mối quan hệ giữa cử chỉ, hành động và động cơ, mục đích bên trong của một ai đó đối với mình. Để tránh hiểu nhầm và đánh giá sai người khác, mỗi người chúng ta phải sống tốt, chân thành và có thiện chí với nhau.

Tham khảo một số ý sau:

-     Giải thích hai vế của câu ngạn ngữ trên. Cụ thể là: "Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn", vì bên cạnh cái cười thể hiện sự tán thưởng, đồng tình, cảm thông, tin yêu... của những người có thiện chí còn có những cái cười thể hiện sự mỉa mai, bên trong chứa đựng sự nham hiểm... Vì vậy, cần thận trọng và cảnh giác trước những cái cười ấy.

"Không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta" bởi vì thông thường khi có ai đó làm hại mình (tranh giành quyền lợi, nói xấu, hãm hại...), ta sẽ bực mình, tức giận; nhưng đôi khi sự bực mình lại xuất hiện khi ta nghe những lời "chê", những "sự thật" nào đó về ta mà với bản tính sĩ diện ta không dễ dàng vui lòng trước những lời nói ấy.

-     Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng có lẽ cũng vì vậy. Nếu người chê ta và nói ra những sự thật cho ta biết hoàn toàn không có ý hãm hại ta mà chỉ để giúp ta nhận thức đúng vềchính mình thì đó không phải là kẻ thù mà chính là người bạn thực sự của ta. Do đó, phân biệt được những biểu hiện bên ngoài và bản chất bên trong của những hành động của người khác để phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là kẻ thù.

-    

-     Nêu những ví dụ minh hoạ và đánh giá câu ngạn ngữ, từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0