24/05/2018, 22:35

Ngoại ứng và hàng hóa công cộng

Trong các chương trước, chúng ta đã xem xét cách thức thị trường phân bổ các nguồn lực khan hiếm với các ảnh hưởng của cung và cầu, sự cân bằng cung - cầu chỉ ra rằng nguồn lực phân bổ hiệu quả. Thực vậy, thị trường hoạt động hiệu quả nhưng ...

Trong các chương trước, chúng ta đã xem xét cách thức thị trường phân bổ các nguồn lực khan hiếm với các ảnh hưởng của cung và cầu, sự cân bằng cung - cầu chỉ ra rằng nguồn lực phân bổ hiệu quả. Thực vậy, thị trường hoạt động hiệu quả nhưng trong một số trường hợp thì thị trường sẽ hoạt động không hiệu quả. Chương này đề cập đến các vấn đề khu vực công bằng cách xem xét ảnh hưởng ngoại ứng, cách thức giải quyết cá nhân và chính sách công đối với ngoại ứng và các vấn đề liên quan đến hàng hóa công cộng, tài nguyên dùng chung và sự can thiệp của chính phủ nhằm cải thiện hiệu quả của thị trường.

Sau khi nghiên cứu chương này, bạn có thể:

􀂪 Phân biệt ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tiêu cực và hiểu được tại sao ngoại ứng làm phát sinh chi phí hay gia tăng giá trị xã hội.

􀂪 Xem xét các giải quyết cá nhân và chính sách công đối với vấn đề ngoại ứng.

􀂪 Xem xét các vấn đề nảy sinh đối với hàng hóa không có giá trên thị trường và chính phủ can thiệp để cải thiện hiệu quả thị trường.

􀂪 Phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng và quyền sở hữu đối với tài nguyên dùng chung.

Khiếm khuyết thị trường xem xét trong chương này dưới đặc tính chung, gọi là ngoại ứng.

Ngoại ứng xuất hiện khi một người tiến hành một hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của người ngoài cuộc, những người chưa được trả hay chưa nhận được tiền bồi thường cho hậu quả đó.

Nếu tác động đó là có hại, nó được gọi là ngoại ứng tiêu cực; nếu tác động có lợi được gọi là ngoại ứng tích cực. Với sự có mặt của ngoại ứng, sự quan tâm của xã hội đối với đầu ra của thị trường mở rộng cả về phía lợi ích của người mua và bán trên thị trường; nó cũng bao gồm sự ảnh hưởng đến lợi ích của những người ngoài cuộc. Bởi người mua và bán không để ý đến những hậu quả bên ngoài hành động của họ khi quyết định lượng cung cấp và tiêu dùng, sự cân bằng thị trường là không hiệu quả khi có ngoại ứng. Đó là khiếm khuyết của thị trường trong việc tối đa hóa tổng lợi ích. Chẳng hạn, việc thải chất dioxin vào môi trường là một ngoại ứng tiêu cực. Các công ty sản xuất giấy sẽ không xem xét đến chi phí ô nhiễm gây ra và vì thế sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm nếu như chính phủ không có biện pháp ngăn chặn.

Một số nhà kinh tế cho rằng sự lan tỏa công nghệ đã lan tràn và chính phủ cần khuyến khích các ngành với quy mô lớn. Hiện nay, các nhà kinh tế đang tranh luận về việc sản xuất chip (mạch) máy tính. Trong trường hợp đó, chính phủ sử dụng luật thuế để kích thích sản xuất chip máy tính, cũng như đối với các sản phẩm khác. Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế với mục đích đẩy mạnh cải tiến công nghệ sản xuất được gọi là chính sách công nghệ. Một số nhà kinh tế khác đôi khi cũng hoài nghi về chính sách công nghệ. Mặc dù, sự loan tỏa công nghệ là phổ biến, thì kết quả đạt được của chính sách công nghệ phụ thuộc vào cách thức chính phủ đo lường mức độ lan tỏa từ các thị trường khác nhau. Vấn đề đo lường này là khó khăn nhất. Hơn thế nữa, mỗi khu vực không có những thước đo riêng, hệ thống chính sách này tác động thông qua chính sách trợ cấp cho các ngành công nghiệp và hơn thế nữa, nó sẽ tạo ra những ngoại ứng tích cực nhất.

Một trong những chính sách công nghệ được các nhà kinh tế học thừa nhận hơn cả là bảo hộ bằng phát minh. Luật bảo hộ bản quyền bằng phát minh đã mang đến cho những người sáng chế được độc quyền sử dụng nó trong một thời kỳ nhất định. Khi một công ty đột phá về công nghệ, nó có thể thu được nhiều lợi nhuận. Các phát minh đã mang lại cho các công ty quyền sở hữu về sáng kiến. Nếu công ty khác muốn sử dụng công nghệ mới, họ có thể mua giấy phép chuyển nhượng từ công ty có quyền sở hữu về phát minh. Như vậy, các phát minh động viên các công ty trong việc nghiên cứu và những hoạt động khác nhằm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.

  1. Ngoại ứng
    1. Ngoại ứng là gì
    2. Giải quyết cá nhân về ngoại ứng
    3. Chính sách công cộng đối với ngoại ứng
  2. Hàng hóa công cộng
    1. Phân loại hàng hóa
    2. Hàng hóa công cộng
    3. Tài nguyên chung
  3. Một số thuật ngữ
  4. Câu hỏi ôn tập
  5. Các vấn đề và ứng dụng
  6. Bài đọc thêm

Tham khảo chi tiết ở đây.

0