Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Hoạt động phát triển thị trường là một trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , hoạt động này chịu tác động cả yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Để thực hiện hoạt động phát triển thị trường được hiệu ...
Hoạt động phát triển thị trường là một trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , hoạt động này chịu tác động cả yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Để thực hiện hoạt động phát triển thị trường được hiệu quả tất yếu doanh nghiệp phải xem xét đánh giá các yếu tố đó .
Đối với mỗi nước khác nhau thì chế độ chính trị, luật pháp, và tình trạng kinh tế là khác nhau yếu tố này anhhr hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu ảnh hưởng cả đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp. Đầu vào đó là môi trường trong nước. Các yếu tố này ảnh hưởng đến hình thức kinh doanh. Sản phẩm kinh doanh (chính phủ cho phép hay không cho phép xuất khẩu) nguồn hàng và các yếu tố thuộc nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp. Ở thị trường xuất khẩu thì các yếu tố này ảnh hưởng đến điều kiện tiêu thụ, hàng, chi phối đến chi phí tiêu thụ hàng ví dụ như mức thuế nhập khẩu, hạn ngạch lượng hàng nhập khẩu.. .đối với hàng nhập khẩu vào trong nước. Bên cạnh đó tình hình ổn định kinh tế chính trị cũng góp phần lớn vào hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp nó đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng .
Tóm lại cho dù ở môi trường nào nơi xuất khẩu , nơi nhập khẩu , yếu tố này cũng ảnh hưởng quyết định lớn đến hoạt động phát triển thị trường nói chung và kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp
Nhân tố này quyết định các mặt hàng. Bạn hàng và phương án kinh doanh , quan hệ kinh doanh đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu . Sự biến đổi của nhân tố này sẽ gây ra biến động lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu , chẳng hạn như tiền nội tệ giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ thì sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu .
Hiện nay tương quan giữa cung và cầu về ngoại tệ ở trong nước biến động rất phức tạp vì còn một phần ngoại tệ không nhỏ vận động ngoài các trung tâm mua bán của Nhà nước. Vì vậy đi đôi với việc mở rộng thỉtường ngoại hối trong nước luôn phải chú trọng các yếu tố khuyến khích xuất khẩu khi ấn định tỷ giá. Đây là những quyết định có tính chủ quan nhưng rất cần thiết vì không đẩy mạnh được xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ tự có, chúng ta sẽ không đủ ngoại tệ để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
Ả nh hưởng của hệ thống giao thông vận tải liên lạc
Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền với công việc vận chuyển và hệ thống thông tin liên lạc. Nhờ có thông tin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của hệ thống thông tin như fax, Telex.. đã đơn giản hoá công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều giảm đi hàng loạt các chi phí, nâng cao tính kịp thời nhanh gọn và việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản góp phần đem quá trình hoạt động xuất khẩu được nhanh chóng và an toàn .
Nước ta có vị trí thuận lợi về giao thông, là trung tâm vận hành đường biển trong khu vực Đông Nam á, rất thuận tiện cho hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên phương tiện đường xá của ta còn rất lạc hậu. Vì vậy khắc phục và đổi mới hệ thống giao thông vận tải là hết sức cần thiết trong hoạt động xuất khẩu.
Ả nh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Nó giúp cho việc quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cáh thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn cho doanh nghiệp.Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu . Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, can thiệp đến tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho hoạt động xuất khẩu hết sức thuận lợi.
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có mặt hàng giống mặt hàng của doanh nghiệp hoặc mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Đối thủ cạnh tranh là một rào cản lớn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố tác động thường xuyên và trong suốt thời kỳ hoạt động thị trường của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề sau:
+ Tiềm lực doanh nghiệp cạnh tranh
+ Cơ cấu đặc điểm hàng hoá của đối thủ cạnh tranh
+ Chiến lược và chính sách kinh doan
+ Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Trên cơ sở đó Công ty sẽ đưa ra các chiến lược phát triển thị trường phù hợp.
Biết cách kết hợp giữa các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong một cách hài hoà để đưa ra chiến lược kế hoạch kinh doanh hợp lý là cả một nghệ thuật của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh dfoanh. Các yếu tố bên trong đóng vai trò chủ chốt trong việc lập và thực hiện hoạt động phát triển thị trường. Các yếu tố cơ bản đó là:
Tiềm lực về tài chính:
Tiềm lực tài chính đó là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Tiềm lực tài chính càng lớn càng giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi và chống đỡ được những rủi ro biến động của thị trường. Tiềm lực tài chính là một yếu tố đảm bảo sự cạnh tranh thành công nó chính là một lợi thế của doanh nghiệp . Muốn có được tiềm lực tài chính vững mạnh doanh nghiệp phải biết tích luỹ thường xuyên như nâng cao doanh số bán, đi vay, liên doanh liên kết...
Tiềm lực lao động-cơ sở vật chất:
Muốn thực hiện được hoạt động phát triển thị trường tất yếu phải có đội ngũ lao động đủ theo yêu cầu (cả về chất lượng và số lượng) và một cơ sở vật chất đảm bảo hiệu suất và công suất công việc. Đội ngũ lao động phải được đào tạo thường xuyên về năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các mặt quản lý và các chức năng công việc...
Tiềm lực vô hình:
Tiềm lực vô hình là một điều kiện rất thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. Nó là giấy thông hành cho hàng hoá doanh nghiệp đến với khách hàng. Tiềm lực vô hình là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của sản phẩm nhãn hiệu hàng hoá, uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ xã hội...tất cả các tiềm lực đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế của doanh nghiệp trên thị trường.
Yếu tố sản phẩm và kênh phân phối của doanh nghiệp.
Sản phẩm là một hệ thống các yếu tố thoả mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm mẫu mã, chất lượng công dụng giá cả của sản phẩm... mỗi loại hàng hoá có tính chất và đặc điểm riêng do vậy chỉ phù hợp với yêu cầu của một số khách hàng nhất định. Nếu hàng hoá càng thích ứng với khách hàng nhiều thì uy tín của doanh nghiệp và độ tin cậy của sản phẩm đôí với khách hàng càng cao-dễ chiếm lĩnh thị trường. Và ngược lại thì sẽ gây khó khăn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Ví dụ như các sản phẩm điện tử của Nhật uy tín, chất lượng do vậy rất dễ chiếm lĩnh thị trường trên trường quốc tế.