25/05/2017, 09:52

Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội ...

Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Mỗi ...

Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Mỗi con người có mặt trên đời này đều được sự đón chào của nhân loại, họ có thể được hưởng hạnh phúc và quyền lợi. Con người lớn dần theo thời gian, trải qua vòng tuần hoàn sinh, lão, bệnh, tử, nhưng có điều ít ai sống trên đời mà đem lại nhiều ý nghĩa, nghĩ đến sự quý giá của thời gian, suy nghĩ trước khi nói, cũng ít ai nắm bắt được cơ hội trong phút chốc và có khi đã để trôi qua mà không thể lấy lại được.

Thời gian là một thứ vô định hình, vì cứ theo tuần hoàn của tạo hoá, thời gian trôi đi không ngừng nghỉ, có khi trôi nhanh đến mức con người ta không kịp nhận ra mình đã bỏ phí thời gian ấy. Một cậu học sinh dành cả quãng đời đi học của mình để vui chơi, để theo bạn bè hưởng thụ tuổi thanh xuân, nhưng cậu ta không nhận ra mình đang dần đánh mất thời gian một cách lãng phí, cho đến một ngày, cậu nhìn lại chính mình, cậu bé năm xưa đã trở thành một kẻ vô gia cư, trông già nua khi mới ở độ tuổi 30. Thử hỏi vì sao lại như thế? Do thời gian tàn nhẫn cướp mất tuổi xuân của cậu hay chính bản thân cậu không biết quý trọng thời gian đã qua.

"Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói"- có một người bạn đã hỏi tôi ý nghĩa của câu nói này. Nhưng mỗi lần phát ngôn thì mấy khi tôi hay các bạn uốn lưỡi đến bảy lần đâu nhỉ? Suy nghĩ mãi, tôi chợt nhớ ra có đôi lúc mình làm người khác buồn vì những lời nói thiếu suy nghĩ, không phải cố tính, nhưng hình như tôi cũng quên mất ý nghĩa của việc nói ra câu nói ấy. Nó khiến mọi người vui hay buồn, đau lòng hay hạnh phúc, tôi đã không quan tâm điều ấy. Đứa con gái cãi lời mẹ của mình, cô ta không cần suy nghĩ những gì mẹ nói mà chỉ cho rằng mình đúng, mẹ cấm mình đi chơi với bạn bè là sai, vậy là cô ta cứ thế mà cãi, mà lôi hết những ngôn ngữ teen ra dùng. Cuối cùng mẹ cô ta không nói gì nữa. Một tuần, hai tuần, rồi 1 năm, 2 năm, tình cảm của hai mẹ con không còn như trước, cứ có một khoảng cách dần lớn lên bởi cô gái đã nói một câu khiến mẹ cô đau lòng và xấu hổ:" Bà không cho tôi một người cha thì bà đừng lôi chuyện bạn bè của tôi ra mà nói, bà không có quyền". Người mẹ ấy đã vất vả nuôi cô khôn lớn, dĩ nhiên là cô không biết cha mình là ai, mẹ cô cũng không nhắc đến vì cô chính là hậu quả của những cuộc chơi xa đoạ cùng bạn bè, nhưng mẹ vẫn yêu cô. Cô chỉ nhận ra điều này khi mẹ cô qua đời, cô trở thành người mẹ, tuy con cô không thiếu cha, nhưng cô hiểu được cô đã làm tổn thương mẹ cô nhiều đến nhường nào, hối hận cũng đã muộn. " Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói"- có nên hay không?

Cơ hội cũng giống như một đồng xu hai mặt, tung lên 1 lần, có thể là mặt người cũng có thể là mặt kia của đồng xu, nhưng có chắc rằng tung lần thứ 2 cũng sẽ như lần đầu. Không ai nắm tay được tối ngày, cơ hội cũng thế, đến 1 lần và không biết có lần thứ hai hay không. Quý trọng và nắm bắt từng cơ hội trong đời, đó là cách sống ý nghĩa nhất của đời người. Tôi cũng từng bỏ qua nhiều cơ hội, bỏ qua cuộc thi học sinh giỏi do trường tổ chức, bỏ qua cơ hội được đi về quê thăm ông bà, bỏ qua cơ hội hàn gắn một tình bạn. Cho tới khi nhận ra cơ hội vụt mất khỏi tầm tay, tôi mới cảm thấy hối tíêc. Đề thi học sinh giỏi quá dễ so với năng lực của tôi, 5 năm liền chưa về quê thăm ông bà, tình bạn tan vỡ mãi mãi, vậy thì tại sao phải từ chối những cơ hội đến với mình để rồi lúc nó qua đi, nhìn lại và tiếc nối nhỉ?

Thời gian, lời nói và cơ hội sẽ đi qua một cách vô ích nếu bạn không biết cách tận dụng chúng! theo vòng quay của trái đất thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, nhưng chính thời gian qua đi đã để lại cho chúng ta nhiều điều: sự trưởng thành, kinh nghiệm, kỉ niệm,…thời gian thật tuyệt vời, chúng đem đến cho ta những sự bất ngờ và cả những điều thú vị về cuộc sống về con người mà ta chưa từng biết đến. khi nó đi qua nó còn đem cả những nỗi đau, đem lại trong tâm hồn bạn sự dễ chịu,sự hoàn thiện!

Lời nói! lời nói là điều quí báu của loài người. nhờ lời nói, con người có thể giao tiếp thông tin cho nhau nhưng đôi khi cách mà con người sử dụng nó thật không phù hợp. khi đã nói ra thì không thể nào có thể rút lại được. lợi nói thể hiện tình yêu, thể hiện lẽ sống, phong cách sống, sự trí tuệ trong một con người,.. chính vì vậy khi sử dụng lời nói bạn phải cần sự cân nhắc, sự suy nghĩ cẩn thận. đó không cần là những lời trang trọng, mĩ miều nhưng hãy thể hiện bạn trong lời nói của bạn. khi bạn trót nói ra điều gì không đúng thì bạn nên có một lời xin lỗi với người đối diện của bạn!

Cơ hội! những yếu tố hợp thành sự thành công của con người đó là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. trong đó ta có thể coi thiên thời địa lợi là những nhân tố hợp thành cơ hội. yếu tố nhân hòa đó chính là nhân tố con người. liệu có sự thành công hay không nếu thiếu nhân tố con người. nhưng chúng ta không phủ nhận hoàn toàn yếu tố cơ hội, khi chúng ta biết tận dụng khi chúng đến thì thật là hoàn hảo khi kết hợp với nhân hòa. nếu không bạn có thể tự tạo cơ hội cho mình mà!

Suy nghĩ về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Bài làm 2

Kiếp nhân sinh dài hay ngắn? Làm người khó hay dễ? Có biết bao câu hỏi được mỗi người, tự đặt ra để hỏi mình, có biết bao câu ca, tiếng hát, danh ngôn sâu sắc. lí thú, đã trở thành hành trang vào đời của mỗi người, mỗi chúng ta. Làm sao để sống đẹp. sống tốt, vươn lên làm chủ với ý kiến sau đây:

“Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Mỗi người là một cá thể trong cõi nhân sinh. Sướng hav khổ, vui hay buồn, giàu sang hay nghèo hèn, khỏe mạnh hay đau ốm, trường thọ hay đoản thọ mỗi người một số phận, một cảnh ngộ, nào ai giống ai? Đúng thời gian, lời nói và cơ hội là những “tài sản’’ vô cùng quý báu đối với mỗi người. Những thứ ấy để trôi qua thì không bao giờ lấy lại được. Do đó, phải sống như thế nào, sống tích cực hay buông xuôi, sống đẹp hay sống vô vị, sống nhạt nhẽo, sống thừa như "phường giá áo túi cơm!”.

Trước hết, nói về Thời gian là vàng; thời gian quý hơn vàng. Quỹ thời gian là vốn sống của mỗi người. Ăn ngủ, vui chơi, học hành, lao động… của bất cứ ai đều diễn ra theo ngày đêm, bốn mùa, năm tháng. Con người dùng thì giờ để lao động sản xuất ra của cải vật chất và mọi giá trị tinh thần, để sống trong no ấm, hạnh phúc. Con người cũng dùng thời gian để học hành, mớ mang trí tuệ. vươn lêu tầm cao của học vấn, văn minh.

Quỹ thời gian sinh lí thì mọi người như nhau, nhưng quỹ thời gian tâm lí của mỗi người lại khác nhau. Có người sống trong tâm trạng: Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”. Có người “uống rượu tiêu sầu” nên cảm thấy: “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy – Kiếp phù du trông thấy cũng nực cười!” Có người lại hối hả “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, nhất là bà con dân cày đã thức khuya dậy sớm, đã một nắng hai sương cuốc bẫm cày sâu để làm ra những mùa vàng, những bát cơm đầy dẻo thơm.

Thời gian trôi nhanh “vun vút như tên bay, như bóng câu (ngựa) lướt qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu". Thời gian một đi không trở lại. Sinh, trưởng, lão, bệnh, tử và vòng đời của mỗi người. Tuổi trẻ thường phung phí thì giờ, cho nên lúc mái tóc chớm bạc mới hối hận, mới tiếc nuối: “Ôi kiếp nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như tuyết tan..”.

Kẻ lười biếng nên sống buông thả: “Ăn no rồi lại nằm khèo – Nghe giục trống chèo, vác bụng đi xem”. Dân gian đã châm biếm: “Đời người có một gang tay – Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang!” Muốn chiếm được bảng vàng, các thí sinh, sĩ tử phải “dùi mài kinh sử", phải “Thập niên đăng hỏa”, ở nước ta đã có những “vua lợn”, “vua quỷ”: như Lê Ngọa Triều, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, nhưng cũng có những vị minh quân như Lê Thánh Tông: “Trống đời canh, còn đọc sách – Chiêng xê bóng, chửa thôi chầu”.

Kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi thì lúc nào cũng cảm thấy thừa thời gian. Người siêng năng cần cù thì luôn cảm thấy thiếu thời gian. Biết làm chủ thời gian là biết sống tích cực. Trong bài thơ Vội vàng viết vào thời mười tám, đôi mươi, thi sĩ Xuân Diệu đã thể hiện một tâm thế tuyệt đẹp:

Mỗi buổi sớm Thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Vì cảm nhận được "Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật – Không cho dài thời trẻ cùa nhân gian”, nên chàng thi sĩ họ Ngô mới “vội vàng”, muôn “say”, muốn “riết”, muốn “ôm”…

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng…

Thật vậy, thời gian rất quý, thời gian trôi nhanh, một đi không trở lại, nên không được vung phí thời gian, phải biết làm chủ thời gian.

Thời gian mải miết trôi qua, không thể nào lấy lại được, vậy lời nói thì thế nào? Người xưa từng nói: Tên bắn đi thì máu sẽ đổ, và thịt nát xương tan, đô thị hoang tàn Tên bắn đi làm sao thu hồi được? Lời đã nói ra làm sao lấy lại được? "Lời nói gió bay" (tục ngữ). Lời nói là vàng. Đó là những lời nói tốt đẹp, mang tình người, hoặc là lời ngợi khen, hoặc là lời động viên, an ủi. Hoặc là lời ông bà, cha mẹ báo ban con cháu. Hoặc là lời thầy, cô dạy bảo học trò. Hoặc là lời bạn bè tâm sự. Hoặc là tiếng nói tâm tình cùa lứa đôi. Hoặc là lời chào hỏi ân cần. vui vẻ của đồng loại. Lời nói dù tốt đẹp, nhân văn đến đâu cũng khôug thể nào lấy lại được.

Còn có những lời nói độc địa, tiếng chửi rủa, quát tháo. “Lời nói đọi máu” (Tục ngữ). Có những lời nói có thể làm người nghe đau đớn, tủi nhục, căm giận, nhưng khi đã được “phun ra” thì làm sao lấy lại được? Nhất là những lời nói tục tằn, thô lỗ, phàm phu càng không lấy lại được

Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu!

Cũng như tiếng chim hót nghe rất vui tai, câu hát, lời ru của bà, của mẹ tuy “gió đưa về trời” những vẫn thấm sâu vào tâm hồn con cháu. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:

Cái cò… sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người.

Cũng không đi hết những lời rnẹ ru.

(Ngồi buồn nhở mẹ ta xưa)

Khi lời nói đã “xuất khẩu”, dù hay, dở thế nào cùng không lấy lại được, do đó, lúc nói năng phải đắn đo, suy nghĩ cẩn trọng. Không thể ăn nói văng mạng được. “Ăn nhai, nói nghĩ”, phải “uốn lưỡi bảy lần mới nói" – đó là lời khuyên về sự ăn nói. Trong chúng ta, hầu như ai cũng nhớ câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua.

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Lời nói thể hiện tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử, bộc lộ cá tính, nhân cách văn hóa của mỗi người. Lời nói khi đã phát ngôn thì không thể nào lấy lại được, do đó, chúng ta phải học cách ăn nói văn minh, lịch sự, lễ phép. Và phải thận trọng, lễ độ trong nói năng, ứng xử.

Thời gian đã trôi, không thể chạy ngược dòng, lời nói đã phát ngôn không thể thu hồi, còn cơ hội có lấy lại được không?

Cơ hội là dịp may hiếm có, mang tính khách quan, ngoài mong muốn chủ quan của mỗi người. Có loại cơ hội nghìn năm mới có một. Đời người có mấy cơ hội tốt đẹp trong học hành, thi cử, làm ăn?

Sau gần một thế kỉ làm trâu ngựa cho ngoại bang, nhân dân ta bao phen quật khởi vùng dậy, nhưng đã bị kẻ thù "tắm trong những bể máu”. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã chủ động “Chớp lẩy cơ hội” Pháp chạy, Nhặt hàng Đồng Minh, là lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhờ cơ hội phát triển nền kinh tế thị trường mà có nhiều doanh nhân trẻ, nhà quản lí tài ba xuất hiện, góp phần làm đổi thay bộ mặt đất nước.

Nhờ cơ hội mở rộng giao lưu văn hóa, giáo dục với các nước trên thế giới, mà hiện nay Việt Nam có hàng ngàn, hàng vạn học sinh, sinh vièn du học ở Anh, Pháp, Mỉ, Nhật… Đó là những “cơ hội đỏ” giúp nhiều tài năng trẻ được đào tạo, hứa hẹn tương lai tươi sáng.

Bao giờ cũng thế, vận may rất hiếm, cơ hội một đi không trờ lại. Vì thế, con người phải cỏ ý thức chuẩn bị tốt mọi điểu kiện chù quan, mọi thực lực để
chủ động đón bắt cơ hội. Không thể chần chừ do dự, không thể “há miệng chờ sung’’ mà phải có ý chí, có quyết tâm, sẵn sàng nắm bắt cơ hội, để thi thố tài năng, để làm nên sự nghiệp.

Tuổi trẻ phải 12 năm (hoặc lâu hơn nữa) siêng năng, chăm chỉ học hành, rèn luyện mới có thế tiến xa được. Các kì thi đại học, cao đẳng hàng năm là “cơ hội vàng” để thanh niên, thiếu niên biến mơ ước thành hiện thực. Học hành lười biếng, thích ăn chơi đua đòi thì sao đón được “cơ hội vàng”, dù trước ngày thi có theo nhau vào Văn Miếu “xoa đầu các cụ rùa", thắp hương cầu khẩn bia Tiến sĩ! Chao ôi! Cơ hội đến rồi qua nhanh, không lấy lại được cơ hội, dù có phép thánh thần!

Tóm lại, “có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội” – là một lời khuyên đẹp, một lời nói hay, hàm chứa chất triết lí và đạo đức. Phải biết sống tích cực, sống chủ động, phải biết nỗ lực học tập và siêng năng lao động, nâng cao kiến thức, tu dưỡng đức hạnh, nâng tầm văn hóa của bản thân mình lên cao, ngang tầm thiên hạ. Phải biết quý trọng thời gian, thì giờ. Phải biết “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để giao tiếp văn minh lịch sự, trung thực, lễ phép. Phải biết chuẩn bị đức tài để đón nhận thời cơ, cơ hội.

Câu nói trên đây luôn luôn nhắc nhở mỗi chúng ta phải học cách sống, phải biết sống, sống đẹp để trở thành con người văn hóa khi bước sang thế kỉ XXI.

Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Bài làm 3

Cuộc đời mỗi người là một cuốn sách đẹp, nếu ai không biết cách đọc cuốn sách quý ấy thì vĩnh viễn không thể đọc nó lần thứ hai bởi nó chỉ mở ra một lần trong khoảng thời gian ngắn ngủi của đời người. “Những trang sách cuộc đời” được viết nên từ những thứ vô cùng quý giá mà tiêu biểu là thời gian, lời nói và cơ hội. Thế nhưng cùng với nhịp đi qua của cuộc đời, chúng cũng trôi qua nhanh chóng và một đi không trở lại. Quan niệm ấy đã được chung đúc trong lời nhận định “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Lời nói trên xuất phát từ một quan điểm, một cái nhìn chủ quan rằng dòng đời, dòng thời gian là dòng chảy tuyến tính, mỗi khoảnh khắc qua đi, mỗi hành động, sự kiện đi qua, con người vĩnh viễn không thể trở lại được. Để từ đó, câu nói vạch ra rằng thời gian, lời nói và cơ hội là những thứ hết sức đáng quý và chỉ đến có một lần trong cuộc đời mỗi người.

Thời của mỗi đời người chính là thời gian sống, thời gian làm việc vui chơi, hưởng thụ,… Mỗi người chỉ được sống một lần và mỗi phút giây chỉ trôi qua một lần. Thời gian như một kẻ “vô tình” chẳng chờ đợi ai bao giờ. Bởi thế, thời gian là dòng chảy nghiệt ngã nhất, lặng lẽ mà cuồn cuộn, chậm chạp mà nhanh chóng. Thời gian trôi đi, khi nhìn lại mình có bao điều luyến tiếc, muốn xoay chuyển bánh xe thời gian để tìm về quá khứ khi xưa. Nhưng lúc đó là cả một sự bất lực đè nén khiến cho người ta ngày càng đau khổ, trầm uất muốn níu giữ mà không được. Mỗi phút giây là hoàn toàn khác nhau, như một thi sĩ trẻ đã từng bộc bạch:

Cái bay không đợi cái trôi.                                             

Tôi từ phút ấy sang giây phút này.

Chỉ một phút giây ngắn ngủi thôi cũng đủ làm thay đổi con người và khi đã đi đến giây phút này thì chúng ta không thể tìm lại mình trong phút giây trước, làm sao con người có thể tìm về thời trai trẻ còn ngây ngô, mơ mộng khi đã đi qua bao chặng đường dài của cuộc đời, những người già cả cũng không thể trở lại lúc thanh xuân phơi phới, hay chúng ta đâu thể quay lại những năm của đầu thế kỉ XX mà ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khốc liệt, cướp đi bao sinh mạng con người. Tất cả đều không thể, không thể trở lại, con người không thể níu kéo được thời gian. Nó là dòng chảy xuôi dòng, một đi không trở lại trong mỗi cuộc đời con người.

Thời gian thêu dệt cuộc đời và “lời nói” là những mũi khâu tạo nên bao hoa văn của cuộc đời. Cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc hay đau khổ, bất hạnh, một phần lớn cũng từ lời nói mà ra. Nó được phát ngôn để trình bày tư tưởng, tình cảm song song với hành động của con người, nó góp phần thiết lập mối quan hệ giữa người với người. Bạn bè thân thiết quan hệ với nhau bằng lời nói, chúng ta giao tiếp trong công việc thông qua ngôn ngữ, tình cảm yêu, ghét của ta được kí thác trong lời nói,… Lời nói có vai trò thật quan trọng đối với nhân loại: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói đọi máu”,… Và nó cũng là một thứ khi đã đi qua là không thể lấy lại được. Khi con người đã phát ngôn thì không thể rút lại, người xưa có câu “nhất ngôn kí xuất, tư mã nan truy” là vì thế. Một con người mà không hiểu rõ điều mình nói thì thật đáng trách. Một lời nói thô lỗ với bạn bè, người thân hay có là người ngoài thì dù có xin lỗi thì cũng không xóa được ấn tượng không hay về tư cách bản thân. Mỗi lời nói đều có tác dụng rất sâu đậm đến nhận thức người nghe, khó mà có thể thay đổi, sửa chữa được. Chỉ cần nặng lời với người bạn thân thì tình cảm cũng có một vết rạn nứt nhỏ dù đã xin lỗi, bù đắp. Người ta nói “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là bắt nguồn từ đó.

Còn cơ hội là gì? Đó phải chăng cũng là một thứ quý báu của cuộc đời? Cơ hội là những hoàn cảnh cần thiết để con người thành đạt, thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình,… và cũng thật dễ nhận ra đó là một thứ mà trong cuộc đời mỗi người nếu trôi qua sẽ không lấy lại được. Đời người không chỉ có duy nhất một cơ hội. Nhưng cơ hội không thuộc về số lượng mà về bản chất. Cơ hội phát huy tác dụng là khi con người nắm giữ bản chất của sự việc, đưa nó đến một kết thúc có lợi cho mình. Nhưng cơ hội sẽ không bao giờ có lần thứ hai. Đời học sinh đâu thể có hai kì thi đại học đầu tiên của mình, mỗi người khó mà tìm được một người bạn tri kỉ lần nữa khi đã mất đi, và con người chỉ sống có một lần. Cơ hội sẽ trôi qua vô ích nếu ta không biết nắm bắt, vận dụng.

Nêu ra một luận điểm sâu sắc và đúng đắn, câu nói trên đã cho ta một cái nhìn chủ quan mà thuyết phục, khái quát mà cụ thể, đậm tính triết học về cuộc sống con người cùng những điều quý giá trong cuộc sống “thời gian, lời nói và cơ hội”. Câu nói còn có ý nghĩa con người không thể tắm hai lần trên một dòng chảy. Bởi vì thế, mỗi con người cần có một cách sống tích cực. Chúng ta cần nắm bắt, tận dụng triệt để thời gian, tiết kiệm từng phút giây, hãy để nó lấp đầy tư tưởng và hành động chứ không trôi qua vô ích. Đồng thời việc cẩn trọng, giữ gìn lời nói là không thể thiếu, mỗi lời nói cần được lọc kĩ qua suy nghĩ, sự nghiền ngẫm, luôn nhớ lời nói là “con dao hai lưỡi” và những bài học kinh nghiệm từ ngàn xưa là vô cùng hữu ích: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”,… Và để trưởng thành trong cuộc sống, con người phải biết tận dụng cơ hội, phải nỗ lực phấn đấu học tập, làm việc cho một nền tảng vững chắc và sống hết mình để chớp lấy cơ hội khi nó ở trong tầm tay. Nhìn chung, thông điệp mà câu nói trên muốn gửi đến rằng hãy biết sống hết mình cho hiện tại, thời gian hiện tại, cơ hội hiện tại, lời nói hiện tại. Chúng ta học hỏi từ quá khứ, nắm giữ hiện tại, vững bước tương lai. Nhưng quan trọng nhất là sống hết mình cho hiện tại. Hiện tại giúp chúng ta thành công, không bi quan mà cũng không ảo vọng xa xôi. Đó là một bài học hay, mang ý nghĩa sâu sắc, được nhắc đến nhiều lần trong văn chương: “Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ! Em! Em ơi! Tình non sắp già rồi” (Xuân Diệu) và đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ắt hẳn rằng mỗi người trong mỗi chúng ta đều ý thức được sự ngắn ngủi của một đời người và những giá trị quý báu của cuộc sống. Dẫu trong số đó, có người đến cuối chặng đường mới nhận ra. Quyển sách cuộc đời đã và đang mở ra trước mắt chúng ta, vậy ta phải sống sao cho xứng đáng. Một thế giới như thế kêu gọi con người ta phải sống hết mình, sống mãnh liệt với nó: “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn. Sống toàn thân và thức nhận giác quan” (Xuân Diệu) và ý thức được thời gian, cơ hội và lời nói là rất đáng quý.

Câu nói ”Có ba điều trong cuộc đời mỗi người, nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội” đã cho ta một bài học thật quý giá. Nó đưa ra bài học về cách sống, nhất là phải sống hết mình cho hiện tại. Đây là ý nghĩa tích cực được gửi gắm trong một nhận định đầy ý nghĩa. Bạn sẽ là người thành công nếu trong hành trang cuộc sống của mình luôn mang theo bài học ấy.

Nghị luận xã hội về ý kiến: Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói, và cơ hội – Bài làm 4

Mổi người khi đã từng bước qua cuộc đời này, họ đều thấy nuối tiếc và muốn níu kéo nó lại vô cùng. Thứ mà quý giá ấy thật khó có thể giữ chặt mãi trong tầm tay. Nó là gì mà lại bí ẩn thế, có ai đã từng làm chủ được nó chưa? Nó chính là ba đều trong cuộc đời “ thời gian , lời nói và cơ hội “ hiểu được tầm quan trọng của nó bạn sẽ có một cuộc đời mà không bao giờ phải nuối tiếc.

Câu khẳng định ấy không ai có thể sửa đổi được, nó cứ âm thầm đi qua để chứng minh rằng nó lạnh lung thế đó. Thời gian , lời nói và cơ hội.

Thời gian nó là một thứ vô hình, chẳng ai có thể thấy được, cứ như nó chẳng hiện hữu trên cõi đời này. Con người muốn cảm nhận được sự có mặt của nó trên cõi đời chỉ bằng một cách đó là họ so sánh cái thực tại và quá khứ đã qua. Thời gian là một quy luật khách quan, nó ngoài dự kiến của mỗi con người, thời gian trôi qua không bao giờ trở lại. Nó đi qua ai rồi đều làm họ thấy thật buồn, làm mất đi tuổi thanh xuân của một thiếu nữ, chợt xoá tan đi cái tuổi ngây thơ của trẻ con, nó làm con người thấy mệt mõi và ân hận những gì đã trãi qua trong cuộc đời. Thời gian sao khất nghiệt đến thế, nó đã cướp mất đi những người thân yêu, nó diết chết đi một mạng sống mà vẫn còn muốn được song hành cùng với nó. Một vụ tai nạn xảy ra, nạn nhân bị thương khá nặng và được đưa vào bệnh viện cấp cứu, chỉ trễ vài giây thôi vậy mà không thể kéo mạng sống về kịp cho nạn nhân ấy. Thế đấy, chắc ai trên cõi đời này cũng sẽ e sợ biết bao, kẻ xác nhân vô hình.

Đừng vội gieo tiếng ác cho thời gian, nó lạnh lùng thật đấy nhưng mấy ai hiểu được rằng nó đã bao lần mang cái đẹp, nguồn sống cho cuộc đời này. Khi một người chết đi do thời gian thì ở một nơi xa, có một thiên thần vừa bước ra chào cuộc đời với tiếng khóc oe…oe…như thầm báo cho mọi người biết, cuộc sống mới đã bắt đầu. Ông mặt trời trở lại, nụ hoa lại hé, tiếng chim hót đầu cành, giọt sương buổi sớm mai long lanh. Đó chính là quy luật thời gian mà không ai có thể chuyển đổi.

Lời nói của một con người trong cuốc sống, nó là một hành động nhầm giúp con người có thể hiểu nhau hơn. Lời nói như một bát nước đầy, khi tràn ra rồi khó lòng lấy lại được, vì thế khi ta cố làm người khác hiểu ta thì hãy lựa những lời làm người khác cảm thấy vui lòng.

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu ca dao trên cũng đã dạy ta biết cách giao tiếp trong xã hội bằng lời nói, một lời nói ra nó có thể là hoa thơm, mật ngọt, nó cũng có thể là rắn độc hại người. Tại sao nó lại có quyền năng như vậy? ai có thể lý giải được. “Lời nói gió bay “ nhưng ý nghĩa sự ấn tượng của nó sẽ vẫn còn đọng lại mãi ở những người nghe, trong trường hợp nào đó ta không thể xoá nhoà.

Cơ hội là những đều may mắn đến với mỗi người trong cuộc sống, đó có thể là một thuận lợi, một khoảnh khắc thay đổi số phận bạn. tuy nhiên cơ hội thường rất hiếm hoi, muốn có được nó cho riêng mình thì ta phải biết vận động hội tụ rất nhiều yếu tố và không phải ai cũng nắm bắt được khi nó đến.Cơ hội đã qua đi thì khó có thể trở lại lần thứ hai.

Thời gian, lời nói và cơ hội, ba đều trong cuộc sống mà khi đã qua không trở lại được. câu khẳng định trên rất đúng đắn, nó được rút ra từ kinh nghiệm sống của những bậc tiền bối đi trước. Người ta thường nói : nếu như… họ sẽ không làm vậy” . cái họ quý giá vô cùng khi đã mất đi. Thế mới biết sức mạnh của ba đều trên nó vô hình nhưng lại quan trọng đến thế.

Khi đã biết được tầm quan trọng của ba đều trên bạn hãy cố trân trọng gì đã có và đừng bao giờ đánh mất cái quý báo của hiện tại và tương lai.

Từ khóa tìm kiếm

  • nghị luận xã hội bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp
  • bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp
  • nêu suy nghĩ bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc vũng không kịp
  • nghị luận cơ hội
  • nghị luận xã hội về ý kiến bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp#spf=1

Bài viết liên quan

0