25/05/2017, 09:52

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” – Văn mẫu lớp 12

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích ...

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh ...

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" mới được hơn hai năm và đã thu được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Đã từ nhiều năm về trước có một câu nói khuyết danh được lưu truyền trong ngành giáo dục: "Trường cho ra trường, lớp cho ra lớp, thầy cho ra thầy, trò cho ra trò, dạy cho ra dạy, học cho ra học”. Có lẽ câu nói ấy muốn nói đến sự quy củ, vẻ khang trang của nhà trường, chất lượng của việc dạy và học.

Nếu ngoài xã hội có hiện tượng tiêu cực như chạy chức, chạy khen thưởng, tệ nạn tham nhũng… thì trong ngành giáo dục có nhiều chuyện tiêu cực trong thi cử như lộ đề thi, bán đề thi, thi hộ, mang tài liệu vào phòng thi để sao chép, dùng điện thoại di động vào phòng thi để nhận đáp án từ ngoài gọi vào. Một số giám thị ngang nhiên vi phạm quy chế thi. Còn có chuyện chạy điểm trong các kì thi tốt nghiệp THPT để được xếp loại giỏi, sẽ được cộng thêm điểm khi thi đại học, cao đẳng. Có nhiều chuyện nực cười như: trường A, trường B… tinh H. tỉnh Q… thi tốt nghệp đỗ 100%, nhưng thi đại học, cao đẳng tỉ lệ hỏng thì thật là thảm bại. Thậm chí có khá nhiều học sinh được xếp loại giỏi trong kì thi tốt nghiệp nhưng điểm trung bình môn thi đại học chỉ mới được 2 hoặc 3!

Thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi có lần đã hỏi: “Có nghìn lẻ một chuyện cười thời hiện đại về thi cử”. Lúc nào kết thúc một chuyện vui cười ra nước mắt, thầy lại nhò nhẹ nhắc: “Thi cử là chuyện khó, chuyện nghiêm túc. Các em cần phải chăm chỉ và nỗ lực học tập…”.

Tại sao những tiêu cực trong thi cử lại kéo dài nhiều năm và trở thành “bệnh”? Đó là bệnh thành tích trong giáo dục. Dạy và học chấm chớ, đại khái như tỉ lệ tốt nghiệp cao tít cung mây. “Thành tích” được đăng báo. Tỉnh và huyện tuyên dương, thầy hiệu trưởng vẻ vang, các thầy cô giáo rạng rỡ. Phụ huynh nở mày nở mặt: học sinh mừng vui. Bằng khen, phần thưởng, liên hoan lu bù… Đó đây cùng có người sớm nhận ra tệ nạn đó, nhưng không dám nói ra, hoặc không được phép nói ra. Vì thế, bệnh thành tích trong giáo dục “ngày một thêm trầm trọng”.

Là một học sinh lớp 12, với học lực chỉ trên trung bình. Kì thi tốt nghiệp, thi cao đẳng, thi trung cấp chuyên nghiệp là một thử thách to lớn đối với tôi đang ở gần phía trước. Tôi luôn tự nhắc nhở mình phải chăm chỉ và cố gắng học tập, ôn tập, giảm bớt chơi đùa, dành nhiều thời gian cho việc học. Tôi hi vọng cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cua Bộ Giáo dục và Đào tạo là một cuộc vận động sẽ làm trong sạch ngành giáo dục, có tác dụng đẩy mạnh cuộc thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường. Đẩy lùi được căn bệnh trầm kha ấy, chắc chắn chất lượng học tập và thi cử của thế hệ trẻ sẽ được đánh giá đúng, thực chất hơn.

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" – Bài làm 2

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

“Tiêu cực” là những biểu hiện không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. “Thành tích” là kết quả của sự nỗ lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối, nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương .Còn những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ.

Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho đỉêm ảo. Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng. Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phu huynh và học sinh chính là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng hơn.

Đầu năm hai ngàn không trăm lẻ sáu, tại trường trung học cơ sở Trần Phú , huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ đựoc lên lớp. Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới. Khi biết những thông tin này,bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một thế hệ,cả một tương lai đất nước nay phải để những con người như thế gánh vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ cao trong xã hội là những người “hữu danh vô thực” thì đó là những hạt sạn của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển.

Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là nguyên khí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích ấy sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không.

Chúng ta cần phải học tập thật tốt, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" – Bài làm 3

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.

Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,…

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó… Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.

Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.

Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.

Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú…

Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường…Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường.

Nghị luận về “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" – Bài làm 4

Trong cuộc sống bộn bề, đầy biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên tài giỏi, đức hạnh. Và ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “căn bệnh” xâm nhập vào học đường gây xôn xao cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nổ lực để đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ… vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, người dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến khi những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội, lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích. Thành tích, giống như thành quả, thành tựu, thành công, là chuyện tốt, chuyện hay, đáng nêu gương, đáng học. Vì những cái “thành” ấy là do lao động sáng tạo mà ra. Cuộc sống thực sự phát triển, là do tất cả những cái “thành” từ mồ hôi nước mắt ấy của toàn xã hội.Nhưng chạy theo thành tích ảo, đánh lừa người khác bằng con số ma, bằng báo cáo tô vẽ, như Bác Hồ từng phê bình là “làm láo báo cáo hay”, thì đáng gọi là “bệnh thành tích”, nguy hại cho cả xã hội lẫn chính người mang bệnh. Bệnh này có từ xưa lắm, nay thì lây lan rộng khắp các ngành các cấp, các địa phương, có thể xem là mạn tính, nguy hại lớn hơn bao giờ hết.

Chúng ta đều nhận thức rỏ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tỉnh chất thắng bại sinh tử không khác gì trên đấu trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng.

Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục là hai vấn đề bức xúc được Đảng, Chính phủ, ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Thực hiện tốt cuộc vận động này góp phần lập lại trật tự kỷ cương, trong dạy và học, khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo của các thầy cô giáo, là tiền đề quan trọng để triển khai các giải pháp khắc phục yếu kém trong giảng dạy, học tập. Cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nền giáo dục nước ta.

Thế nhưng ta vẫn có thể bắt gặp những học sinh đến trường học qua loa đối phó, nhưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao. Đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “chuộng” thành tích.Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì tập vất đầu giường. Thế nhưng, cứ đến kì thi lại có nhiều người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,…

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả kém nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo viên đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình hay đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của học sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêm thì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không thể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó… Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít thí sinh chỉ vì học không đúng với bản thân, hỏng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “học sinh giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.

Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.

Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú…

Không thể để bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú và nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường…Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước.

Bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.Vi vậy chúng ta hãy quyết tâm bài trừ nạn tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường kh ông chỉ vì ch úng ta ma còn vì tương lai của đất nước.

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" – Dàn ý

1. Mở bài:

Hiện nay, cả nước đang quan tâm đến cuộc vận động lớn của ngành giáo dục: “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

2. Thân bài

a. Nguyên nhân có cuộc vận động

– Giáo dục luôn được mọi xã hội quan tâm. Giáo dục là kết tinh cao nhất tất cả các giá trị văn minh của một thời đại, một xã hội. Không có giáo dục sẽ không có tiến bộ xã hội. Giáo dục góp phần rút ngắn quá trình thu nhập, lĩnh hội kiến thức để có đủ nhận thức, kĩ năng cần thiết để con người tự tin bước vào đời.

– Ở nước ta, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.Hằng năm nhà nước đầu tư hằng nghìn tỉ đồng để xây dựng trường lớp, trả lương cho giáo viên, đổi mới và cải cách chương trình giáo dục và sách giáo khoa… Tuy nhiên, dẫu đã nỗ lực hết sức, những giáo dục của ta còn một số vướng mắc nhất định. Dư luận xã hội trong nhiều năm đã tỏ ra không đồng tình với những bê bối trong chuyện thi cử và bệnh chạy theo thành tích trong giáo dục.

– Cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một cố gắng để chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

b. Ý nghĩa của cuộc vận động này.

– “Nói không với tiêu cực trong thi cử” tức là chống lại và xóa bỏ những biểu hiện trong công tác thi cử như: gian lận, quay cóp; học tủ, học lệch; thi hộ, thi kèm; xin nâng điểm, chạy điểm…

– “Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục” bao gồm các mặt sau:

+ Không chạy đua theo thành tích, khôn đặt ra vấn đề thành tích làm mục tiêu phấn đấu. Ví dụ: hạ tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp gần như 100% trên phạm vi cả nước.

+ Các trường, các Sở Giáo dục không đặt vấn đề quá coi trọng thành tích như trước.

+ Giáo viên không nâng điểm cho học sinh để thực chất giáo dục và điểm số không có sự chênh lệch, tránh hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp”.

– Bản chất của cuộc vận động này là chống căn bệnh hình thức chủ nghĩa, xóa bỏ những con số giả dối, không phản ánh đúng thực chất chất lượn của nền giáo dục nước ta.

– Cuộc vận động là một cố gắng để đẩy nhanh, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, để bồi dưỡng được nguồn nhân lực vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đủ đức tài để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức.

c. Bài học nhận thức và hành động.

Là học sinh, chúng ta cần làm gì để hưởng  ứng cuộc vận động?

– Nhận thức rõ: Cuộc vận động có ý nghĩa thiết thực và vô cùng to lớn trong sự nghiệp giáo dục nước ta.

– Bản thân thực hiện nghiêm chỉnh, không quay cóp, gian lận trong kiểm tra và thi.

– Không học tủ, học lệch, không học vẹt, học đối phó vì điểm..

– Học tập, rèn luyện nghiêm túc, hiểu bài va có thể vận dụng linh họa kiến thức trong cuộc sống.

– Động viên và giúp đỡ các bạn khác cùng thực hiện.

Bài viết liên quan

0