Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Văn mẫu hay lớp 12
Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Kạn Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ước được bước vào cổng trường đại học. Được vào trường đại học mà mình ...
Xem nhanh nội dung
Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bắc Kạn
Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ước được bước vào cổng trường đại học. Được vào trường đại học mà mình yêu thích là nguyện vọng hết sức chính đáng của mỗi thanh niên, học sinh chúng ta, vì đó là môi trường học tập lí tưởng, nơi trang bị cho chúng ta những tri thức cơ bản, hiện đại để sau khi ra trường có khả năng thích ứng với các điều kiện công tác khác nhau. Không ai phủ nhận vai trò của trường đại học trong việc tạo dựng tương lai cho mỗi con người. Nhưng nếu cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai” thì lại không đúng. Sai lầm của câu nói chinh là đã tuyệt đối hóa việc học ở đại học, coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người. Ai không vào được dại học thì cuộc đời sẽ bỏ đi, tương lai sẽ mờ mịt. Có đúng như vậy không? Hoàn toàn không phải. Học đại học là cần, nhưng đó không phải là con đường duy nhất cho việc học của mỗi người. Thời đại ngày nay đã mở ra cho con người nhiều con đường học tập khác nhau, nhiều cách học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Đế lập thân, rất cần học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Để lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố khác quan trọng và có tính chất và có tính chất quyết định hơn, như ý chí, nghị lực, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm… thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước đã có không ít người không qua trường đại học mà vẫn có phát minh sáng chế rất đáng ngợi ca. .Như vậy, “vào đại học” chỉ là một yếu tố, đúng hơn là một điều kiện để giúp con người lập thân. Không nên “thần thánh hóa" việc vào đại học như một “phép màu nhiệm” để có được tương lai. Học đại học mà không có các yếu tố khác trên đây thì cuộc đời chắc gì đã tốt đẹp? Thành ra, yếu tố quyết định nhất để tạo ra tương lai lại chính là con người chứ không phải trường đại học. Câu nói trên đây, ngược lại, cho việc “vào đại học” là yếu tố quyết định, đã thể hiện một quan niệm học và lập thân theo kiểu cũ không phù hợp với thời đại ngày nay.
Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 2
Ngày nay, xã hội cần nhiều người có trình độ cao được đào tạo bài bản ở các trường đại học để phát triển đất nước nhưng cũng rất cần nhiều người thành thạo chuyên môn, tay nghề vững chắc được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trở thành người lao động có trình độ tiên tiến. Tạo áp lực tâm lí phải có bằng đại học sẽ vô tình đầy các bạn trẻ vào vòng quay hình thức để không ít người thất vọng và có thể căng thẳng đảo điên vì cứ trượt dài trên bậc thang không bao giờ tới. Xin hãy đề cao những người thành đạt với xuất phát điểm không phải với bằng đại học, xin hãy tôn vinh những người công nhân lành nghề thứ thiệt đang miệt mài lao động để sống vui và góp sức mình phát triển đất nước.
Trong gia đình, cha mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt và làm mình nở mặt nở mày, nhiều người không cần biết sức học của con và nhất mực yêu cầu con phải vào được đại học. Nhiều bạn trẻ không chịu nổi sự căng thẳng vì nhiệm vụ “bất khả thi” nên đã buông thả, mặc kệ hoặc có những hành vi thiếu kiềm chế để lại sự hối hận không bao giờ nguôi cho người lớn. Nếu không bắt đầu từ thực tế, từ khả năng, từ thực lực của con, người lớn có thể vô tình tạo áp lực không đáng có nhiều khi khủng khiếp làm các bạn trẻ quay cuồng, mất hết sáng tạo, không đủ tự tin và có lúc tuyệt vọng khi giấc mơ đại học không thành sự thật.
Ai cũng có ước mơ, ai cũng mong thành đạt nhưng vào được đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, không phải là hình thức duy nhất để khẳng định giá trị, không phải là mục tiêu duy nhất của con người. Xã hội, gia đình và chính bản thân mình khòng chấp nhận các giá trị ảo, không quá đề cao tính hình thức của vấn đề thì nhận thức sẽ thay đổi, áp lực sẽ bớt và hiển nhiên những hành vi manh động, thủ ác trong nhà trường chắc sẽ bớt dần theo năm tháng.
Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 3
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được ước mơ đó. Một câu hỏi được đặt ra rằng tương lai nào cho các thí sinh không đỗ vào đại học? Những thí sinh thi trượt đại học đã phải chịu những sức ép không nhỏ từ phía gia đình, xã hội và từ chính bản thân mình. Tất cả các bậc phụ huynh đều mong ước con họ đỗ vào đại học, trong số đó, không ít người xem việc vào đại học là con đường duy nhất để tiến thân. Quan niệm ấy vô hình chung đã gây áp lực tâm lí rất lớn và mỗi kì thi đại học thực sự là một cuộc chiến mang ý nghĩa sống còn với thí sinh. Nhiều năm trước, có những học sinh thi trượt đại học không chịu nổi áp lực từ nhiều phía đã có những suy nghĩ dại dột dẫn đến quyên sinh.
Việc thi đỗ hay không đỗ vào đại học là điều hết sức bình thường như bao nhiêu điều khác trong cuộc sống. Thực ra, nếu bình tĩnh ngẫm lại, ta thấy vấn đề học hay không học đại học không đến mức nghiêm trọng như vậy. Vẫn biết, chương trình đào tạo đại học sẽ trang bị cho học sinh thế giới quan, phương pháp luận khoa học, giúp họ vững bước trên đường đời. Tuy nhiên, đại học không phải là con đường duy nhất đến với thành công.
Nếu không vào được đại học, đi học nghề có sao đâu! Thực tế ở nước ta không thiếu những người thợ giỏi với danh hiệu “bàn tay vàng”, không thiếu những ông vua bếp đã và đang mang lại vinh quang cho Tổ quốc. Những người ấy đâu có bắt buộc phải vào đời qua cổng trường đại học! Một thực tế cho thấy rằng không ít sinh viên ra trường mà chẳng sử dụng được chuyên môn, dẫn đến khó có thể xin được việc. Mới đây hãng Reuters có bài viết về thực trạng khó khăn của các công ti nước ngoài trong việc tuyển dụng những nhân viên có tay nghề cao ở Việt Nam. Reuters lấy chuyện tuyển chọn nhân viên của tập đoàn Intel cách đây một năm làm ví dụ. Khi đó Intel đã mời 2.000 sinh viên xuất sắc của năm trường đại học hàng đầu ở Việt Nam tham gia tuyển chọn và kết quả chỉ có số ít người trúng tuyển. Đấy là những ngành công nghệ cao được qua hệ thống kiểm tra hết sức khắt khe của các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế đào tạo đại học ở nước ta đang cho ra lò không ít sinh viên ở dạng “thầy không ra thầy, thợ không ra thợ”.
Bao nhiêu năm thống trị bởi tư duy bắt buộc phải vào Đại học, nước ta đang thừa những kĩ sư, cử nhân yếu kém và thiếu đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, mức độ hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng, đội ngũ công nhân kĩ thuật cao ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong tất cả các ngành nghề đang là một thực tế phổ biến ở Việt Nam.
Đừng nản lòng khi bạn không thi đỗ đại học, hãy xem đó là thử thách ban đầu, không có ai thành công mà không trải qua thất bại. Thay vì bi quan chán nản, bạn hãy cố gắng nỗ lực phấn đấu, rút ra bài học kinh nghiệm để sửa chữa và vươn lên. Cánh cửa đại học vẫn luôn mở rộng đón bạn.
Bạn cũng nên nhớ rằng, bạn có thể chọn cho mình những con đường khác, chỉ cần bạn có khả năng làm được việc thì dù bạn học ở đâu cũng không phải là điều quan trọng nhất. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, câu nói của người xưa vẫn còn nguyên giá trị. Trượt đại học không hẳn là kém cỏi. Điều quan trọng là chúng ta làm được cái gì và cống hiến cho xã hội như thế nào mà thôi!
Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai – Bài làm 4
Không đậu vào một trường ĐH nào đối với suy nghĩ của nhiều thí sinh là đặt dấu chấm hết cho mười hai năm miệt mài đèn sách. Mười hai năm khổ công lao lực, tốn biết bao nhiêu tiền của mẹ cha, sự kỳ vọng của gia đình, những gửi gắm của thầy cô, bè bạn.
Tất cả đã tan biến thành mây khói chỉ vì cánh cửa vào ĐH quá nhỏ bé. Không đậu được ĐH không những làm thí sinh đau buồn mà cả gia đình, thầy cô, bè bạn đều cảm thấy nuối tiếc. Nhưng trong cuộc đời mỗi người, có phải ĐH là mục đích duy nhất cần đạt được? Không phải vậy!
Dẫu biết rằng vào được ĐH là niềm hạnh phúc tuyệt vời, nhưng nếu may mắn không mỉm cười với bạn thì bạn vẫn vui để sống bỡi lẽ cuộc đời còn nhiều hy vọng ở phía trước. Ai đó đã nói rằng cuộc đời đã lấy của bạn thứ gì thì ban cho bạn thứ khác và nếu ai đó nhốt bạn trong phòng kín thì bạn phải nhanh chóng tìm lối thoát.
Là con người, không ai cho mình có được những gì mình sở hữu là đủ mà luôn cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Ước muốn của con người là vô tận và năng lực chỉ đáp ứng được phần nào ước muốn đó. Tuổi còn trẻ, đường đời còn dài, tương lai vẫn đang ở phía trước.
Hãy tưởng tượng nếu ai cũng có ước muốn giống nhau là đều vào ĐH thì xã hội sẽ thế nào? Lúc đó mọi người trong xã hội chỉ toàn là trí thức, nào giáo sư, bác sĩ, kỹ sư… chứ không có một anh công nhân, một bác nông dân hay một người thợ thủ công.
Mọi người tồn tại trong xã hội sẽ thích ứng được với một ngành nghề theo sở trường của mình, tạo nên nét đặc thù của xã hội: nhiều ngành nghề. Không có nghề nào cao sang, cũng không có nghề nào thấp hèn, quan trọng là ở chỗ nggười đó tự hào với công việc mình làm thì chỗ đứng của anh ta sẽ được khẳng định.
Bạn đã đọc loạt bài Những người làm thuê số 1 tại Việt Nam được đăng trên TS chưa? Nếu đã từng theo dõi, hẳn bạn sẽ biết những người có lương tháng cao ngất ấy đã chọn hướng rẽ đúng cho cuộc đời mình.
Không vào được ĐH không phải vì cuộc đời không công bằng với ta. Không vào được ĐH không phải cánh cửa tiến thân của bản thân ta khép kín. Không vào được ĐH không phải mọi người sẽ xem thường ta… Không nên xem ĐH là con đường duy nhất để bạn bước vào đời.
Không vào được ĐH, bạn có thể học CĐ hay THCN hoặc chọn một nghề nào đó học để tìm một việc làm cho bản thân. Sau đó, trong quá trình công tác, nếu có cơ hội bạn sẽ thực hiện ước mơ của mình. Bỡi lẽ trong cuộc đời, người ta muốn lĩnh hội được tri thức, thích ứng với công việc thì phải học không bao giờ ngừng.
Không nên quan trọng hoá tấm bằng ĐH vì hiện nay nhiều sinh viên ra trường vẫn phải làm việc trái tay và khả năng có được việc thấp hơn công nhân lành nghề. Hôm nay, cuộc đời không mỉm cười với bạn nhưng biết đâu ngày mai cuộc đời sẽ lại mỉm cười với bạn. Sống cần phải nuôi ước mơ và hy vọng. Sau cơn mưa, trời lại sáng, đó là quy luật.
Thu Thủy (Tổng hợp)