06/05/2018, 09:42

Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc – Văn mẫu hay lớp 12

Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương Hạnh phúc là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, đặc biệt là thanh niên khi họ bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Trong ...

Xem nhanh nội dung

Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương

Hạnh phúc là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, đặc biệt là thanh niên khi họ bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Trong nhiều quan niệm về hạnh phúc của họ, có một quan niệm rất cần được trao đổi, làm rõ: “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”.

Câu  nói nghe qua, có vẻ như đúng, đã khiến không ít thanh niên hiện nay dễ đồng tình chấp nhận. “Có tiền mua tiền cũng được”, đó không phải là hạnh phúc sao? Chưa hết, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, tiền tài đem lại sức mạnh, quyền lực cho con người – cũng là một thứ “hạnh phúc” chứ sao? Còn địa vị thì khỏi phải nói, nó tạo ra nhiều thứ “hạnh phúc” cho con người: được “ăn trên ngồi trốc”, xe đưa xe đón, lại có quyền thế, bổng lộc,nhiều người quỵ lụy… Những “hạnh phúc” đó là có thật và nhiều người mơ ước được như thế. Nhưng nghĩ lại mà xem, đó có phải là hạnh phúc chân chính, đích thực và bền vững của con người không? Không phải. Bởi vì, như Thác-cơ-rây, nhà văn Anh từng nói: “Tiền bạc không phải là vạn năng. Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình. Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn…” Ở đây, gia đình và tình bạn mới là hạnh phúc chân chính thì tiền bạc không thể mua được. Cũng vậy, những thứ mà địa vị tạo ra trên đây đâu phải là hạnh phúc đích thực của con người. Thành ra, xét cho cùng, tiền tài và địa vị có thể xem như là một phương tiện, một điều kiện trong rất nhiều phương tiện, điều kiện để con người có hạnh phúc. (Ấy là chưa nói đến, có khi chính tiền tại và địa vị lại làm cho con người hư hỏng, tha hóa, bất hạnh như đã từng xảv ra trong cuộc sống). Bản thân tiền tài và địa vị không tạo ra hạnh phúc chân chính cho con người. Câu nói trên không chỉ sai lầm ở chỗ đã tuyệt đối hóa tiền tài và địa vị trong việc đem lại hạnh phúc cho con người (“Chỉ có…”) mà còn thể hiện một quan niệm cũ kĩ và lỗi thời về hạnh phúc: một thứ hạnh phúc tầm thường nhờ tiền tài và địa vị mà có được. Còn hạnh phúc chân chính, đích thực và bền vững của con người thì phải do các yếu tố khác tạo ra.

Các Mác nói: "Hạnh phúc là đấu tranh”. Domat cho rằng: “Có ba điều để tạo nên hạnh phúc: thân thể khỏe manh, tinh thần minh mẫn và một trái tim trong sạch" Nhiều bạn trẻ ngày nay cho rằng: Hanh phúc là được chia sẻ, thương yêu, được cống hiến và hường thụ một cách hợp lí. Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có hạnh phúc thật sự.

Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc – Bài làm 2

Tiền tài là cốt lõi của hạnh phúc, khiến ai cũng mong muốn có được. Mỗi người luôn chọn cho mình những cách khác nhau để định nghĩa về hạnh phúc, và phấn đấu vì nó. Nhất là đối với bạn trẻ, sự mơ hồ, non trẻ thiếu kinh nghiệm vào đường đời, nên nhiều khi họ có những quan niệm sai lầm. Có rất nhiều thanh niên hiện nay cho rằng "Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Theo bản thân tôi, tôi không đồng tình với tư tưởng đó. Nếu cứ giữ cho mình những ý nghĩa này, thì hạnh phúc lúc đó đã trở thành sự thực dụng.

Thời đại càng tân tiến, hiện đại, cuộc sống con người cũng trở nên đảm bảo hơn rất nhiều. Và vật chất, tiền bạc trở thành một thứ để đánh giá chất lượng cuộc sống. Câu nói: "Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc” đã trở thành kim chỉ nang của không ít thanh niên hiện nay. Giới trẻ cho rằng, phải có thật nhiều tiền thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu bản thân, làm được những điều mình thích, nhiều người cho rằng “có tiền thì mua tiên cũng được”, vậy hạnh phúc từ đó có phải không? Hơn hết, đồng tiền còn có sức mạnh vô tưởng, đem lại cho người, quyền lực, bởi nên mới  có câu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, đây cũng là một niềm hạnh phúc chứ sao? Có tiền, có địa vị, được ăn trên ngồi trốc, được người người đưa đón, được người khác quỵ lụy mong mỏi và ước ao. Những niềm hạnh phúc trên là có thật, đây cũng là niềm mơ ước của rất rất là nhiều người.

Nhưng các bạn ạ, hãy suy ngẫm lại mà xem, hạnh phúc chân chính là gì, liệu những điều trên kia có phải là hạnh phúc mà mọi người mong muốn, hạnh phúc đích thực và bền vững có xuất phát từ tiền tài và địa vị không?. Như Thác-cơ-rây một nhà văn người Anh từng đưa ra nhận định: : “Tiền bạc không phải là vạn năng. Nó có thế mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình. Nó có thể mua được cánh hầu, nhưng không mua được tình bạn…”. Thứ mà tiền bạc không bao giờ có thể mua được đó là tình cảm, tình thân, mái ấm gia đình. Đây là một hạnh phúc thiêng liêng mà không có thứ gì định giá được, không thể mua bán được bằng tiền.Dù cho địa vị tạo nên được nhiều thứ quý giá trên đời nhưng lại không thể nào khiến cho con người có được những hạnh phúc đích thực. Chúng ta không thể lấy địa vị ra để ép người khác phải thật lòng có tình cảm của mình. Chúng ta không thể ép người khác phải coi mình là bạn thân, không thể ép người khác cùng tạo nên những giá trị tình cảm. Hạnh phúc chân chính là khi chúng ta cảm nhận được hơi ấm từ gia đình, khi chúng ta có những người bạn sẵn sàng sẻ chia vui buồn, ở bên cạnh khi ta vấp ngả. Hạnh phúc thực sự là khi chúng ta cố gằng làm, cố gắng đối xử tốt với người khác, cố gắng vun vén và nuôi dưỡng từ tận sâu bằng con tim. Đó mới chính là điều khiến ai cũng muốn có. Tiền tài và địa vị chỉ giống như một phương tiện, một điều kiện để giúp con người có được hạnh phúc. Nhưng đôi khi, tiền tài địa vị lại làm cho con người hư hỏng, tha hóa, trở nên bất hạnh. Đấy là điều không ai muốn, nhưng coi trọng vật chất sẽ làm mất dần đi tình cảm chân thật. Vì vậy, đừng đánh đổi hạnh phúc thật sự bằng những hào nhoáng trước mắt. Bản thân những của cải, tiền tài, địa vị không thể nào giúp con người có được hạnh phúc chân chính. Câu nói: "Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc” nó sai lầm đối với hạnh phúc, nó cũ kĩ và lỗi thời về hạnh phúc. Hạnh phúc nhờ tiền bạc và địa vị mà có được nó chớp nhoáng và tầm thường. Nếu bạn muốn có được hạnh phúc chân chính, đích thực, trường tồn, hãy nhìn xung quanh, nhìn vào những thứ gần gũi như cha mẹ, anh chị, bạn bè, sức khỏe, tinh thần, sự tin tưởng, trái tim…Hãy trân trọng và gìn giữ họ vì dù cuộc đời có xô bồ, có vất vả khó khăn thì khi bạn có họ ở bên cạnh, hãy để bản thân luôn trong trạng thái tốt nhất thì bạn sẽ mãi hạnh phúc. Nhưng nếu xung quanh bạn ngoài cái ngai vàng địa vị và tiền của mà không có họ thì bạn sẽ mãi là người bất hạnh.

Hạnh phúc chính xác là sự đấu tranh, bạn đấu tranh để có một thân thể khỏe mạnh, bạn đấu tranh vì tinh thần minh mẫn, một trái tim trong sạch, bạn đấu tranh để luôn có được một mái ấm gia đình hạnh phúc, có được những người bạn thật sự. Hạnh phúc chính là sự chia sẻ, thương yêu, được cống hiến hết mình, được hưởng thụ cuộc sống. Đây mới chính là hạnh phúc đích thực.

Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc – Bài làm 3

Theo cuộc điều tra mang tính toàn cầu của TV Networks International trong tổng số 5400 người trẻ đến từ 14 quốc gia phát triển thì chỉ có 43% tỏ ra hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình. Giới trẻ Ấn Độ là những người hạnh phúc nhất trong khi Nhật Bản đứng cuối bảng xếp hạng với chỉ 8% cảm thấy dễ chịu với những.gì đang diễn ra. Kết quả điều tra này có thể cho chúng ta thấy được nhiều điều dáng suy ngẫm. Một trong những điều căn bản đó là mối quan hệ không tương xúng giữa tiền tài và hạnh phúc, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của mỗi con người, đặc biệt là những người trẻ.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh nơi giá trị vật chất được xem như ngang bằng với những giá trị tinh thần – đã qua rồi cái thời của Balzac, Vũ Trọng Phụng, nơi đồng tiền chiếm vị trí độc tôn và có sức mạnh thống lĩnh, kiểm soát, thậm chí làm biến đổi những thước đo xã hội. Nhưng hãy giật mình ngẫm nghĩ câu nói này, nó vẫn không xa lạ với hiện tại: Không có Giời, Phật, chỉ có đồng tiền là đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi người, ai ai cũng phải kính thờ nó mới sống được. Lương tâm à? Chưa bằng đồng tiền. Giời Phật à? Còn kém đồng tiền. Chỉ có đồng tiền là ai ai cũng phải kính thờ, chi có những cách xoay tiền Là đáng cho người ta tụng niệm (trích kịch Không một tiếng vang (1931) – Vũ Trọng Phụng). Đồng tiền luôn có một sức mạnh ghê gớm trong bất kì hoàn cảnh nào, thời đại nào. Không hiếm những trường hợp chỉ vì đồng tiền mà con người sẵn sàng bán rẻ nhân cách, làm những chuyện phi pháp, làm tay sai cho kẻ xấu. Tại sao tiền lại có ma lực đến vậy? Bởi vì nó giúp ta thoả mãn gần như tất cả những nhu cầu về vật chât vằ tinh thần, tạo ra những giá trị về nhân phẩm, văn hoá và tình nghĩa. Tiền còn là thước đo giá trị con người. Anh càng giàu có thì cuộc sống anh càng sung sướng, phong phú, đầy đủ, vô hình chung trong mắt người khác anh cùng trở nên cao sang, quyền quý và được họ nể trọng; anh cứ thế tiến dần đến những nấc cao của danh vọng. Nhưng danh vọng có bao giờ đủ? 

Lòng tham con người có bao giờ cạn? Lợi dụng điều đó, đồng tiển đã nhanh chóng chế ngự, quyến rũ, mê hoặc một số người không có bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ vật chất, biến họ thành tay sai đắc lực cho nó. Đó là nguồn gốc của những loại tội phạm mà ta vẫn thường thấy trên phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày như: tham nhũng, buôn lậu, buôn ma tuý, đâm thuê, chém mướn, cờ bạc… gây bao thiệt hại nặng nề cho đất nước. Chúng ta cần thừa nhận sức mạnh ghê gớm của đồng tiền. Ghê gớm chứ không phải vạn năng. Bởi có một thứ trên đời anh có nhiều tiền đến đâu cũng không thể mua nổi, đánh đổi cả cuộc đời mình cũng không thể cố được, đó là những giá trị thùộc về tinh thần như trí tuệ, tình yêu, lòng nhân ái. phẩm chất, óc sáng tạo… và nhất là hạnh phúc.

Ngược lại với tiền – một khái niệm dễ dàng định nghĩa, hạnh phúc là một khái niệm cực kì khó nắm bắt, nó mong manh tựa như những bí ẩn của đời sống tâm hồn. Nhưng đó là điều con người trong xã hội nào cùng hướng đến, bản Tuyên ngôn độc lập của đất nước nào cũng phải có những câu khẳng định quyền vươn tới hạnh phúc chân chính của con người. Vì một cuộc đời chĩ thật sự có ý nghĩa khi cuộc đời đó hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Có thể hiểu đơn giản: hạnh phúc là trạng thái sung sướng khi hoàn toàn đạt được những điều mình mong muốn. Ớ đây, hạnh phúc cần được hiểu theo nghĩa rộng là hạnh phúc trong gia đình, hạnh phúc trong quan hệ bạn bè, hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày. Theo cách hiểu đó, tiền bạc không thể làm cho người ta hạnh phúc, nếu làm được điều ấy, thì thứ hạnh phúc đó chỉ là dục vọng được thoả mãn về vật chất của một cá nhân ích kỉ, tầm thường. Hạnh phúc thật sự phải là những điều đẹp đẽ, cao thượng, chân thành nằm sâu trong tâm hồn – những tầng sâu không thể dò đến được của chúng ta mà không thế lực nào, kể cả đồng tiền có thể mua chuộc được. Hạnh phúc của một bà mẹ quanh năm tần tảo, không có lây một ngày nghĩ, không có lấy một chiếc áo mới, để đổi lấy cho con mình được ăn học – bằng bạn bằng bè – có ai hiểu nổi? Chính vì tình yêu con khiến cho người mẹ quên đi những nỗi nhọc nhằn cùa mình. Hạnh phúc của một gia đình lao động bình thường, tối tối xum vầy quanh mâm cơm, tiếng cười con trẻ trong veo – thứ hạnh phúc giản dị ấm áp của đời thường mà đánh đổi cả kho vàng cũng không có được. Chúng ta không quên một câu nói nổi tiếng rằng: “Hạnh phúc lớn nhất của đời người là yêu và được yêu. – George Sand”. Vậy cơ sở của hạnh phúc chính là tình yêu. Trên cơ sở ấy, điều xây dựng nên hạnh phúc là tình cảm, là những giá trị mang ý nghĩa xã hội và tinh thần chân chính. Hạnh phúc chính là mục đích cao đẹp của cuộc đời.

Tiền chỉ là phương tiện nhanh chóng và hừu ích đưa ta đến cái đích đẹp đẽ ấy. Đời người chỉ hạnh phúc trọn vẹn khi được thoả mãn cả về vật chất lần tinh thần, vậy đồng tiền gắn vai trò rất lớn. Nó kích thích sự sáng tạo, nồ lực trong đời sống, là thước đo năng suất ỉao động, là giải pháp nhanh chóng và hiệu nghiệm cho những trường hợp khă khăn, quẫn bách. Một tháng lương được trả cao làm cho con người ta hăng hái làm việc hơn bình thường. Một suất học bổng có thể khiến cho một cậu học sinh nghèo được đi du học. Một số tiền lớn cho ca phẫu thuật có thể cứu sống được một mạng người… Tuy nhiên, nếu coi đồng tiền là mục đích cao nhất của cuộc đời, làm tất cả để có được nó thì sớm muộn gì anh cũng phải trả giá rất đắt: bị huỷ hoại nhân cách, gia đình tan nát, mọi người khinh bỉ, xa lánh,… Chẳng ai muốn sống một cuộc đời như thế cả. Bởi vậy, phải tạo được sự hài hoà giừa tiền tài và hạnh phúc, giữa đời sổhg vật chất và đời sống tinh thần, trên cơ sở đó hạnh phúc được xây dựng nên mới vững chắc.

Để làm được điều này, mỗi con người trong chúng ta phải luôn cố gắng, phấn đấủ trong cuộc sống, trong lao động và học tập, trong rèn luyện đạo đức để trở thành một con người có trí tuệ, tài năng, nhân cách, đồng thời có bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ ngoài xã hội. Bởi có thể khẳng định rằng: “Trong các con đường dẫn đến hạnh phúc, không có con đường tắt, chỉ có một con đường chắc chắn hơn cả là lao động và kiên trì” — L.Raybor

Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc – Bài làm 4

Câu nói nghe qua, có vẻ như đúng, đã khiến không ít thanh niên hiện nay dễ đồng tình chấp nhận. “Có tiền mua tiên cũng được”, đó không phải là hạnh phúc sao? Chưa hết, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, tiền tài đem lại sức mạnh, quyền lực cho con người – cũng là một thứ “hạnh phúc” chứ sao? Còn địa vị thì khói phải nói, nó tạo ra nhiều thứ “hạnh phúc” cho con người: được “ân trên ngồi trốc”, xe đưa xe đón, lại có quyền thế, bổng lộc, nhiều người quỵ lụy… Những “hạnh phúc” đó là có thật và nhiều người mơ ước được như thế. Nhưng nghĩ lại mà xem, đó có phải là hạnh phúc chân chính, đích thực và bền vững của con người không? Không phải. Bởi vì, như Thác­cơ­rây, nhà văn Anh từng nói: “Tiền bạc không phải là vạn năng. Nó có thế mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình. Nó có thể mua được cánh hầu, nhưng không mua được tình bạn…” Ở đây, gia đình và tình bạn mới là hạnh phúc chân chính thì tiền bạc không thể mua được. Cũng vậy, những thứ mà địa vị tạo ra trên đây đâu phải là hạnh phúc đích thực của con người. Thành ra, xét cho cùng, tiền tài và địa vị có thể xem như là một phương tiện, một điều kiện trong rất nhiều phương tiện, điều kiện để con người có hạnh phúc. (Ấy là chưa nói đến, có khi chính tiền tại và địa vị lại làm cho con người hư hỏng, tha hóa, bất hạnh như đã từng xảy ra trong cuộc sống). Bản thân tiền tài và địa vị không tạo ra hạnh phúc chân chính cho con người. Câu nói trên không chỉ sai lầm ở chỗ đã tuyệt đối hóa tiền tài và địa vị trong việc đem lại hạnh phúc cho con người (“Chỉ có…”) mà còn thể hiện một quan niệm cũ kĩ và lỗi thời về hạnh phúc: một thứ hạnh phúc tầm thường nhờ tiền tài và địa vị mà có được. Còn hạnh phúc chân chính, đích thực và bền vững của con người thì phái do các yếu tố khác tạo ra.

Các Mác nói: "Hạnh phúc là đấu tranh”. Domat cho rằng: “Có ba điều để tạo nên hạnh phúc: thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và một trái tim trong sạch" Nhiều bạn trẻ ngày nay cho rằng: Hạnh phúc là được chia sẻ, thương yêu, được cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí. Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có hạnh phúc thật sự.

Nếu chỉ nhiều về tiền mà thiếu văn hoá thì gọi đó là trọc phú, mà trọc phú thì chưa bao giờ được coi là giàu cả.Bọn trọc phú vô đạo nói “cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Chúng không biết rằng khi cái định mua nếu quy ra tiền rất lớn đã trở thành thứ vô hình, là giá trị chung mà không phải là sở hữu của riêng một người để có thể tuỳ tiện mua bán.

Đúng vậy, tiền chưa bao giờ và không bao giờ là tất cả. Không ít người chẳng hề sung sướng ngay cả khi họ có nhiều tiền. Họ không kìm được lòng tham khi đứng trước đồng tiền, đứng trước những cám dỗ vật chất. Bị đồng tiền ám ảnh, lúc nào họ cũng muốn có nhiều tiền hơn. Họ luôn luôn khốn khổ nghĩ cách bảo vệ, nghĩ cách làm thế nào để kiếm được nhiều tiền. Có những gia đình, các bậc cha mẹ muốn thành công trên con đường sự nghiệp, muốn kiếm thật nhiều tiền. Vì thế mà họ sẵn sàng đánh đổi quãng thời gian ít ỏi bên gia đình để ra ngoài kiếm tiền. Nhưng cũng chính sự bận rộn đó lại vô tình đem lại một lỗ hổng không thể bù đắp. Đó là lỗ hổng về tình yêu, tình cảm gia đình. Đã có nhiều trường hợp, gia đình vì thế mà tan vỡ. Bạn có thể sẽ thành công trong sự nghiệp, sẽ có nhiều tiền nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, xung quanh không còn ai cùng bạn chia sẻ sự thành công đó.

Lớp trẻ hôm nay không ít thanh niên cậy có tiền là cư xử thô lỗ thiếu văn hóa với người khác nhất là những người nghèo. Sẵn sàng bỏ tiền để thuê làm chuyện này, chuyện kia. Biểu hiện một số sinh viên, học viên bỏ tiền chạy điểm, mua điểm, bỏ tiền nhờ học thuê, thi mướn… Đây là những lệch lạc mà bản thân họ rồi cũng phải trả giá. Không ít thanh niên ngày nay ảnh hưởng quan niệm của xã hội đen cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền. Đây là những quan niệm hết sức sai lầm, nếu đồng tiền có thể thay thế được mọi thứ thì sẽ không có tri thức chân chính, tình cảm chân thành và mọi thứ đều có thể trở thành hàng hóa thì thật là nguy hiểm. Thanh niên cần phải phê phán những quan niệm sai trái này.

Ngày nay, khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng cao, con người càng không thể thiếu thốn tiền bạc. Nhưng đừng cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biêt cách vận dụng nó. Đồng tiền vốn chỉ là một thứ hàng hoá nhưng chính lòng tham của con người đã biến đồng tiền trở nên xấu xa và tội lỗi. Tiền không phải là tất cả nhưng chính con người lại cố tình biến nó thành tất cả. Đừng để đồng tiền biến bạn trở thành nô lệ. Hạnh phúc có hay không tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng đồng tiền mà không tỉ lệ thuận với số tiền bạn không có trong tay. Đừng vì đồng tiền mà đánh mất những gì bạn đang có và sẽ có trong tương lai…

Thu Thủy (Tổng hợp)

Từ khóa tìm kiếm

0