06/05/2018, 09:57

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương – Văn mẫu hay lớp 12

Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn TP Đà Nẵng Bạn vẫn thường gặp những trẻ em nhỏ không cửa không nhà, những trẻ em lang thang bất kì lúc nào, ở đâu… khắp những con phố nhỏ hay những nẻo đường rộng lớn ...

Xem nhanh nội dung

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn TP Đà Nẵng

Bạn vẫn thường gặp những trẻ em nhỏ không cửa không nhà, những trẻ em lang thang bất kì lúc nào, ở đâu… khắp những con phố nhỏ hay những nẻo đường rộng lớn giữa cõi đời này? Bạn hẳn đã nghĩ: Mình thật may mắn… Rồi lại băn khoăn vì một nỗi day dứt: Do dâu những đứa bé ấy ra nông nỗi này? Điều gì sẽ xảy ra với các em trên con đường Lang thang vô định kia?… 

Nhưng rồi bạn trở về nhà mình, ngôi nhà ấm áp… Bạn dần dần quên lãng, không nghĩ ngợi gì nhiều nữa. Thinh thoảng, bất chợt những hình ảnh thương tâm kia trở lại trong tâm trí bạn. Bạn đành gạt bỏ nó, tự bằng lòng rằng mình quá đỗi may mắn, những người thân của mình cũng quá đỗi hạnh phúc, chúng ta không phải là những kẻ lang thang không cửa không nhà, cầu bơ cầu bất,…

Nhưng có những con người tràn đầy thiện tâm không nghĩ như chúng ta, không đành lòng nhắm mắt làm ngơ như tôi và bạn. Những con người ấy đã cứu chuộc cho nhiều người, cho cả chúng ta nữa. Chỉ với lẽ sống thương người như thể thương thân, mới có thế thấu hiểu rằng thực ra mỗi người trong chúng ta, dù lớn nhỏ, sang hèn,… sinh ra trên thế gian này, đều có thế trở thành một đứa trẻ lang thang bất cứ khi nào. Khi ta cô đơn, buồn tủi, bế tắc trước cuộc đời, bị đẩy ra khỏi những gì thân thiết nhất, ta đã mang nỗi niềm của đứa trẻ lưu lạc. Nhưng trong cuộc đời, bao em nhỏ lang thang đã phải lưu lạc từ khi tấm bé. Vì biết bao nguyên cớ khác nhau, biết bao cảnh ngộ không thể nói hết bằng lời và có lẽ không em nhỏ nào muôn nhắc lại những kỉ niệm cay đắng ấy – cái thời khắc mà các em bị bật ra khỏi mái nhà của mình và bắt đầu phiêu bạt trên những con đường. Khi những mái nhà không còn tổ ấm nữa, khi các em sinh ra không phải trong vòng tay âu yếm, mà trong sự ruồng bỏ, ghẻ lạnh, khi một tiếng sét của số phận đột ngột giáng xuống, cướp đi người thân yêu nhất,… các em thành những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời. Biết bao nhiêu em nhỏ phải khóc ngất đi vì đói và lạnh ngay từ phút chào đời khi bị bỏ rơi ở cổng bệnh viện, trước mái tam quan nhà chùa, dưới chân gác chuông nhà thờ, hay ở bất kì nơi nào bên lề đường, hè phô, góc chợ,… Biết bao nhiêu em nhỏ khác nữa, lang thang hết nơi này đến nơi khác, làm đủ nghề đế kiếm sống: đánh giày, bán báo, bán vé số dạo, phụ việc nhà hàng… Cái đói và cái lạnh vẫn chưa phải là điều tủi cực nhất, đáng sợ nhất. Còn biết bao nguy hiểm rình rập các em trên mỗi bước đường đời đầy bất trắc. Nhiều em nhỏ bị ngược đãi, bị bạo hành và lạm dụng thân thể. Nhiều em nữa bị đẩy vào tệ nạn xã hội: ma tuý, trộm cắp, cờ bạc, lừa đảo,… Sự tàn khốc và đáng sợ của cuộc sống ngoài lề đường nhiều khi làm thui chột những tâm hồn bé bỏng, non nớt. Không được học hành, không có sự giáo dục, chăm lo của người thân, nhiều em còn rất nhỏ đã bị xã hội đen làm hư hỏng. Các em không được yêu thương nên cũng không biết yêu thương. Các em không được ai chia sẻ nên trở nên cộc cằn, gai góc. Các em luôn bị xua đuối, nghi ngờ và xa lánh tất cả. Cái đói và cái lạnh len lỏi vào tận tâm hồn trong trắng của trẻ thơ, làm thui chột, làm đông rắn lại cả những điều tốt lành nhất, êm dịu nhát. Có lẽ cuộc sông của các em sẽ mãi chìm trong nhưng góc tối, mãi mãi trôi dạt trên đường đời này. Một lần, tôi đã được chứng kiến cảnh vị sư thầy trụ trì một ngôi chùa nhỏ nuôi mấy chục em nhỏ mồ côi. Sư thầy vừa là người mẹ, người cha, người thầy học cùa tất cả các em. Và kì diệu thay các em nhỏ lớn lên thật ngoan hiền, thật giỏi giang. Nhiều em đã thi đậu đại học. Nhiều em phải đi làm và gửi tiền về phụ với thầy mẹ nuôi những đứa em chưa trưởng thành. Các em đã có một mái ấm gia đình, ánh sáng của tình thương yêu, vị tha đã thắp sáng những cuộc đời bé nhỏ. Dưới cửa chừa của Đức Phật, dưới mái nhà của người cha nhân từ, bao dung, độ lượng, các em đả lớn lên như những thiên đồng, trái tim ngập tràn tri ân và đức từ bi hỉ xả.

Tôi còn được biết một nữ giám đốc doanh nghiệp, vốn là một trẻ mồ côi, được một người cha nuôi cưu mang từ tấm bé. Vị nữ giám đốc ấy sau này trở thành người mẹ của hơn bốn ngàn em nhỏ lang thang cơ nhỡ. Ngọn lửa nào đã thắp sáng trái tim người mẹ ấy? Tình yêu thương mà chị nhận được từ người cha nuôi từ thuở còn thơ ấu đã theo chị suốt cuộc đời bất hạnh. Trao tặng tình yêu và thiện tâm, cuộc đời chị giàu có hơn bội phần. Và cuộc đời những em nhỏ được chị cưu mang cũng không còn khôn khó, lạnh lẽo. Chị đã mang trái tim của mẹ Tê-rê-sa, trái tim hiền mẫu.

Trên đường phố, chúng ta vẫn gặp nhừng em bé của tố bán báo Xa mẹ. Nhưng lòng ta đã đờ phấp phỏng hơn, thầm biết ơn người cha của các em – bác Tiến, người đã dựng cho các em mái ấm tình thương đế các em có chốn đi về, học tập, chia sẻ với bạn bè như anh em trong một gia đình.

Còn biết bao mái ấm như vậy trên cuộc đời này. Mỗi khi nghĩ về nhừng mái ấm ấy, lòng tôi tràn ngập lòng biết ơn. Bởi lẽ, những mái ấm ấy còn cưu mang cả chúng ta nữa. Nếu thiếu đi những tấm lòng thiện hảo như vậy, cuộc đời này hẳn lạnh lẽo, đáng sợ vô cùng.
Nhưng tôi vẫn thầm ước giá như mỗi mái nhà của gia đình nhỏ thực sự là mái ấm,… Giá như những vòng tay cha mẹ luôn nâng niu những hài nhi chứ không tàn nhẫn vứt bỏ các em bên lề cuộc đời. Điều mong ước ấy có lẽ khó thành sự thực. Bởi cuộc đời có muôn mặt và muôn vàn góc tối đáng sợ.

Tôi có thế làm gì đây? Bàn tay tôi nắm bàn tay một em nhỏ và dắt em ngang đường. Trên xe buýt, tôi nhường chỗ cho một em nhỏ và người phụ nữ mang bầu. Người mẹ mỉm cười với tôi. Em nhỏ nháy mắt với tôi… Tôi hạnh phúc vì được cho và nhận. Dù chỉ là một điều rất bé nhỏ.

Tôi biết ơn những mái ấm tình thương, những vòng tay nhân ái dù tôi may mắn có được mái ấm cùa cha mẹ, anh em ruột thịt. Những mái ấm ấy đã che chở cho tất cả chúng ta, trên thế giới còn đầy bất trắc này…

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương – Bài làm 2

"Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu, về đâu…”

Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vân nạn này một cách nhanh chóng do nhà nưóc ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương, đó chính là nhiều cá nhân, gia đình và tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bản thân, nhưng quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng. Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng.

Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Việt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn của trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tâm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích 'bà bụt sinh viên" đăng trên tờ Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em "nuôi" nhỏ mù lòa. Dù chỉ là viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em. Thật đúng là một câu chuyện "cổ tích" giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tốì, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dung, lầm đường lạc lối. Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh. Và nguyên nhân thứ 3 chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sông có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là "mẹ mìn". Những người "mẹ" này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn, bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng. Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị "mẹ" đánh đập dã nan, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt "hiệu quả" cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh làm việc kiếm tiền.

Một thực trạng đau lòng khác là nhiều vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiêm tiền. Như trường hợp em Hoa (khoảng 6 tuổi) trên báo Phụ nữ, quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi. Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. "Khoảng giữa năm 2008, bác Năm ờ Thành phố Hồ Chí Minh ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào Thành phố Hồ Chí Minh phụ bác Năm bán hàng. Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào Thành phố Hồ Chí Minh, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ". Khi đi bán phải mặc đổng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, "mẹ" sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê" – Hoa nói. Thật đáng xâu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao động của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.

Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vọng. Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngàn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp. Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta. "Trẻ em hôm nay, đất nước ngày mai", hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa. Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xâv nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa. Hãy để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương – Bài làm 3

Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được mẹ dạy hát và đó sẽ là những câu hát mà tôi mãi ghi nhớ: “Ba là cây nến váng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái đưa tôi về một thời thơ ấu, nơi đó có niềm vui va hạnh phúc mà tôi gọi bằng cái tên thân thương “mái ấm gia đình”. Tôi chắc rằng không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người sinh ra và lớn lên đều có một tổ ấm nhỏ, được chung sống dưới sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Và dường như gia đinh đã trở thanh điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của mọi người, đặc biệt là trẻ thơ.

Gia đình là gì? Gia đình là tế bào của xã hội, lá nơi sinh sống của mọi thanh viên dưới một mái nhà. Ở đó có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, có tiếng cười của những đứa trẻ hay sự đồng cảm chia sẻ giữa mọi người. Đối với trẻ thơ, gia đình không chỉ là nơi được sống trong hạnh phúc mà đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện bản thân cả về tư duy lẫn nhân cách. Có những người cha người mẹ đang tận tụy xây đắp tổ ấm của mình bằng cách yêu thương lẫn nhau, luôn giữ được hơi ấm cho ngôi nhà. Họ cùng tạo ra một môi trường tốt đẻ nuôi dạy con theo định hướng tích cực. Trong gia đình trẻ em luôn là nơi bắt nguồn những tiếng cười bởi nét hồn nhiên ngây thơ của một tâm hồn non nớt, trong sáng. Bởi vậy chúng luôn được chăm sóc và bảo vệ, giáo dục một cách thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, với tính cách, sở trường của chúng. Nếu như mẹ là người luôn dành cho những đứa con của mình lời yêu thương, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần va dịu dàng thì bố lại là người thầy mang đến những bài học quý giá từ cuộc sống ngay trong chính sự nghiêm khắc.

Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế ma những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt đọng vui chơi giải trí bổ ích lí thú. Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc. Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đỏ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha.

Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bè bạn được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không. Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng.

Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mạng thiêng liên đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỉ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cúng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng đẻ cho chúng phải sống cuộc sông khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc…hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.

Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng , xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đòng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ….Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách va trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bạc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm trẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện đẻ trẻ được sống trong niềm ui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng .

Mái ấm gia đình là sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận của những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi ma cha mẹ dành cho thì phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người băng cả trái tim nhân ái. Để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc của tâm hồn.

Em hãy viết bài văn nghị luận xã hội về mái ấm gia đình – Bài làm 4

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.

Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương – Bài làm 5

a. Mở bài: giới thiệu hiện tượng

Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đó là một hiện tượng tốt đẹp trong xã hội ta.

b. Thân bài

– Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy những đứa trẻ nghèo lang thang trên đường phố. Các em làm nhiều công việc để kiếm sống: bán báo, bán vé số, đánh giày… Có em rơi vào những tình cảnh khốn cùng, phải đi ăn xin, thậm chí cả trộm cắp… Miếng ăn phải đánh đổi bằng lao động khó khăn của những đứa trẻ như thế. Chỗ ngủ thì có thể bất cứ là xó xỉnh nào: góc chợ, hè phố, hiên chùa, gốc cây… Đó là những mảnh đời khốn khó, tội nghiệp.

– Có nhiều nguyên nhân để ném những đứa trẻ như thế ra khỏi mái ấm gia đình: cha mẹ bỏ rơi con cái, cha mẹ mất sớm, cha mẹ không nuôi nổi con mình… Các em không còn quyền lựa chọn nên phải chấp nhận cuộc sống thiếu thốn vật chất, thiếu thốn tình thương. Các em phải cạnh tranh để sinh tồn trong cuộc sống khốc liệt, mà lẽ ra, ở độ tuổi ấy các em phải được nuôi dạy tử tế, phải là những học sinh được cắp sách đến trường.

– Sự thiếu thốn, đói khổ để dẫn đến tâm hồn các em khô héo, nhân cách các em lệch lạc. Cuộc cạnh tranh để sinh tồn dễ khiến các em trở thành người xấu, người ác… Và điều đó cũng đã là sự thật phổ biến: nhiều em đã trở thành tội phạm.

– Như vậy, trẻ em lang thang cơ nhỡ là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Ở đó tiềm ẩn những gánh nặng, những nguy cơ cho xã hội. Quan tâm, nâng đỡ những mảnh đời tội nghiệp ấy là một việc làm cần thiết. Giải quyết vấn đề này không chỉ là công tác xã hội – từ thiện mang tính tức thời mà phải làm hành động lâu dài, xuất phát từ lòng thương thực sư, phải là một chiến lược về con người mang tính nhân đạo sâu sắc. Quan tâm đến số phận cá nhân là biểu hiện của một xã hội văn minh, nhân đạo. Nhà nước ta đã có những chính sách tích cực để giải quyết vấn đề này.

– Bên cạnh chính sách xã hội của nhà nước, trong xã hội đã xuất hiện những tấm lòng vàng, những bàn tay yêu thương biết nâng đỡ và cứu vớt những số phận đáng thương. Những ngôi nhà tình thương được thành lập. Và ở đó, các em có cái để ăn, có áo để mặc, có chỗ để ngủ, được học hành, được sống trong tình người đầy yêu thương… Cách em được tổ chức làm những công việc tương đối nhẹ nhàng để kiếm sống một cách chính đáng. Nhiều em đã trưởng thành, làm người có ích cho xã hội. Cứu vớt một số phận ra khỏi bóng tối của cuộc đời để trở thành công dân tốt, ý nghĩa ấy thật lớn lao và cao quý.

– Những người sáng lập ra những mái ấm tình thương không hẳn phải là những người có tiềm lực kinh tế. Có thể là một người bình thường nhưng giàu lòng thương, họ bỏ công sức ra huy động sự quan tâm chia sẻ của nhiều người khác để tạo cho các em một mái ấm.

c. Kết luận

– Những mái ấm tình thương là biểu tượng đẹp của lòng nhân ái.

– Mọi người cần chung sức chung lòng để ngày càng có nhiều hơn những mái ấm tình thương, để vĩnh viễn không còn bóng dáng những đứa trẻ lang thang trên đường phố.

Thu Thủy (Tổng hợp)

EllType

0 chủ đề

23825 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0