Nghị luận xã hội về câu nói: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết – Văn mẫu hay lớp 12
Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về câu nói: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Cà Mau “Bạn có cười với ai đó hôm nay chưa?". ...
Xem nhanh nội dung
Nghị luận xã hội về câu nói: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Cà Mau
“Bạn có cười với ai đó hôm nay chưa?".
Đó là câu trả lời cúa một nhà tâm lí học, khi nhiều người hổi ông rằng, “Làm thế nào để tâm hồn bớt chai sạn trong thế giới hiện nay?”.
Lí do nhà tâm lí học đó hỏi ngược lại những người khác để chúng ta đoán được.
Đó không chỉ là một câu hỏi mà đó là cả một lời khuyên, sự vật, sự việc đều có hai mặt của nó.
Hai mặt, đó hoàn toàn đối lập với nhau nhưng lại cùng tồn tại song song với nhau, không thể tách rời. Bởi thế “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cân thiết như ngợi ca tình yêu thương, lòng vị tha, sự đoàn kêt”.
Kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng nâng cao, cuộc sống con người cũng trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Thế nhưng, song song với điều đó, khi giá trị của vật chất tầng lên cũng là lúc con người mất dần giá trị tinh thần. Nhịp điệu nhanh, gấp của cuộc sống khiến con người quên cả những gì bản thân mình thật sự cần, họ chỉ mải mê chạy theo miếng cơm manh áo. Phải vậy thôi, đê tồn tại. Và việc đó đồng nghĩa với việc ít quan tâm đến những mốì quan hệ xã hội hoặc thậm chí là những quan hệ trong gia đình. Họ dần nhận ra tâm hồn họ bắt đầu trở nên chai sạn nặng nề hơn, họ trở nên thờ ơ, ghẻ lạnh với mọi người xunh quanh, hình là tình huống rất nhiều con người trong thế giới hiện đại, mà đặc là ở biệt phương Tây gặp phải, bị mắc một căn bệnh, một căn bệnh không dễ gì phát hiện, và khi đã phát hiện được thì không thể dễ dàng chữa khỏi, đó là bệnh "vô cảm", hay nói cách khác, là thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh trước nỗi đau của người khác. Ở mức độ nhẹ chỉ lạnh lùng, ngại giao tiếp thân mật với người khác. Ở mức độ nặng hơn thì có thể thấy người khác gặp nạn mà không giúp đỡ, xem như là chuyện thiên hạ, không phải là chuyện của mình.
Một nhà văn Châu Á được mời sang Mĩ dự hội thảo văn chương, anh đã rất ngạc nhiên khi mọi người rất lạnh lùng, quá sòng phẳng. Anh kể lại rằng khi vào thang máy, anh hỏi một người phụ nữ đi cùng muốn lên tầng nào để anh nhấn phím giúp, vậy mà cô ta nhìn anh như nhìn quái vật "Có lẽ ờ Mĩ người ta thích làm mọi việc không cần tới sự giúp đỡ của người khác thì hơn ", anh chua chát kết luận.
Trong cuộc sống hằng ngày, thật không khó để chúng ta phát hiện ra những ai đang bị bệnh "vô cảm".
Một phụ nữ đang mang thai lên xe buýt, xe đã hết chỗ, chị phải đứng mười lăm phút cho đến trạm dừng mà không ai nhường ghế cho chị.
Một bà cụ gánh hàng qua đường, bị một tay phóng nhanh quẹt phải, gánh hàng đổ hết, vậy mà không có ai giúp bà đứng lên, đừng nói có ai dọn gánh hàng giúp bà.
Phải chăng bây giờ, chính người Việt Nam ta lại đi ngược lại với truyền thông "Thương người như thể thương thân" của ông cha ta ngày xưa?
Câu trả lời có thể là Có đây!, nếu chúng ta không lên án, phê phán lối chai sạn, thờ ơ như thế. Việc này cũng quan trọng và cần thiết như việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kê't.
Lòng vị tha, tình đoàn kết, hay lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khác khi gặp khó khăn chính là một trong những truyền thông quý báu đáng tự hào nhất của người Việt Nam.
“Lá lành đùm lá rách". Mỗi khi có thiên tai, bão lũ, đồng bào ta tích cực vận động, quyên góp giúp đỡ người bị nạn Người Việt Nam ta lại nối tiếng thân thiện, và nụ cười Việt chính là một trong những đặc trưng khiến cho du khách nước ngoài cảm thấy gần gũi, thân thuộc với đất nước chúng ta.
Thế nhưng, nêu không ngăn chặn những lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh đang ngày càng phổ biến và duy trì những truyền thống tương thân tương ái thì những giá trị tinh thần sẽ dễ dàng bị những giá trị vật chất (tầm thường) lấn át.
Cuộc sống cũng có hai mặt.
Chúng ta không chi nên ca ngợi cái đẹp mà không phê phán cái xấu. Bởi vì cái đẹp và cái xấu luôn luôn tồn tại song song với nhau, đối lập nhau, và có khi cái xấu có thể lấn át cái đẹp. Do đó, lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh cần phải bị phê phán thì mới có thể mở đường cho những giá trị tốt đẹp khác lên ngôi nhìn một chiều luôn là cái nhìn hạn chế. Bên cạnh việc thây cái tốt, ta cũng phải thấy cả cái xấu thì mới có thể tránh xa được cái xấu và phấn đấu cho cái tốt.
Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết giúp sống con người thêm tốt đẹp, xã hội thêm phát triển, thế giới tràn ngập yê thương, bớt đi những áp lực, nỗi đau do chính con người gây ra cho nhau. Tuy nhiên, không chỉ phê phán hay ca ngợi mà cuộc sống con người có thể tốt đẹp nên một sớm một chiều. Thành công đòi hỏi ở cả hai mặt: lời nói và hành Chúng ta còn phải hành động! Hành động đế làm cho cuộc sống thêm tình thương, bớt đi sự thờ ơ.
Xu hướng của xã hội phương Tây ngày nay, sau khi đã đạt được những tựu về kinh tế là bớt coi trọng vật chất, trở về những giá trị tinh thần, dễ dàng kiểm chứng qua sự thành công vang dội của bộ sách nổi tiếng Quà tặng của cuộc sống. Chỉ là những câu chuyện, những bài học nhỏ trong cuộc nhưng lại có những giá trị tinh thần to lớn. Và chính những người phương Tây bắt đầu nhận ra rằng chính mình đã quá thờ ơ với cuộc sống xung quanh ấy lại muôn hành động, từ những quyển sách đó để rút ra những việc cần thiết để tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Chẳng nhẽ với xã hội phương Đông chúng ta – nơi mà giá trị tinh thần được vun đắp và duy trì mấy ngàn năm – lại không thể thực hiện được điều đó
Chúng ta làm được.
Tôi tin điểu đó.
Tôi tin. Bởi tôi còn thấy một em bé dắt một bà cụ qua đường. Bời khi tôi bị ngã xe đạp vẫn có những người bạn tốt bụng chạy đến đỡ tôi dậy và chở tôi về nhà. Bởi tôi vẫn nhận ra sự tích cực của các bạn trong lớp tôi khi thực hiện phong trào "Quỹ heo đất tấm lòng vàng" do Đoàn trường phát động.
Và có cả những điều nhỏ hơn để chúng ta bắt đầu từ đó làm cho những mối quan hệ quanh ta trở nên tốt đẹp. Hãy mở lòng mình ra! Hãy đón nhận tình cảm và cho đi tình thương! Hãy thân thiện với những ai chưa đủ can đảm để mở lòng mình! Hãy nở một nụ cười với ai đó hôm nay!
Cách tốt nhất làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp là tự mình vun trồng những mối quan hệ
Bạn có cười với ai đó hôm nay chưa?
Nghị luận xã hội về câu nói: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết – Bài làm 2
Trong việc phê phán những thói hư tật xấu, những tư tường lạc hậu để xây dựng con người mới, nếp sống văn hóa mới, nhiều người thường nhắc đến câu nói sau đây: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Trước hết, phải hiểu đúng nghĩa các từ ngữ: thờ ơ, ghẻ lạnh, lòng vị tha, tình đoàn kết.
Cuốn Từ điển tiếng Việt in năm 2008, Hoàng Phê chủ biên đã giải nghĩa như sau:
Thờ ơ: tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.
Ghẻ lạnh: tỏ ra lạnh nhạt đối với người lẽ ra là thân thiết, gần gũi.
Vị tha: có tinh thần chăm lo đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình.
Đoàn kết: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.
Qua đó, ta hiểu thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là tính xấu; người sống thờ ơ, ghẻ lạnh là người không tốt, là kẻ vô cảm, vô tình với đồng loại. Lòng vị tha, tình đoàn kết là tính tốt; người giàu lòng vị tha và có tình đoàn kết là người tốt.
Câu nói trên đây chỉ ra mối quan hệ và tầm quan trọng giữa việc phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người và sự ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
Con người có nhân hậu, sống trong tình người mới có lòng vị tha, tình đoàn kết, mới biết “thương người như thể thương thân”. Nhân dân ta giàu lòng vị tha và tình đoàn kết nên tâm hồn Việt Nam rất đẹp, sức mạnh Việt Nam vô địch, có thể chiến thắng thiên tai, địch họa, đánh đuổi thù trong, giặc ngoài. Chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ là nhờ tinh thần đại đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân ta. Xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, cứu giúp đồng bào vùng bị lũ lụt bão tố, quan tâm săn sóc các em nhỏ mồ côi, những học sinh nghèo… làm tất được các việc đó là do sức mạnh của lòng vị tha, tình đoàn kết của đồng bào, chiến sĩ, của hơn hai triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài. Chính vì có lòng vị tha, tình đoàn kết mà nhân dân ta hiểu một cách sâu sắc: chia rẽ là chết; thờ ơ, ghẻ lạnh với bà con, với đồng loại là vô tình, vô tâm, bạc bẽo, nhẫn tâm.
Trong công cuộc xây dựng con người mới, nếp sống mới, việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với con người.
Sống giữa người thân, sống giữa tập thể, giữa cộng đồng mà thờ ơ, ghẻ lạnh đối với mọi người thì kẻ ấy thật đáng chê. Chỉ biết bản thân mình, chẳng hề quan tâm đến ai. Một tiếng kêu rên của người bất hạnh, giọt nước mắt của người khốn khổ cơ hàn, đối với họ cũng chẳng quan tâm. Vì kẻ sống thờ ơ, ghẻ lạnh, trái tim đã bị đóng băng, tâm hồn đã bị khô héo, sống không chút tình người. Đáng thương hại thay, những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh là những Bê-li-cốp, loại “Người trong bao" mà nhà vãn Nga Sê-khốp đã nói đến. Các câu tục ngữ: “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, “Đèn nhà ai rạng nhà ấy’’ đã nói lên bản chất loại người có thái độ thờ ơ, ghè lạnh đối với mọi người. Loại người này đã tự tách rời với mọi người xung quanh, sống cô đơn, khép kín, mũ ni che tai!
Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lanh đối với con người là để xây dựng tính tập thể, tính cộng đồng, lòng vị tha. tính đoàn kết; là để làm cho con người gần gũi người hơn; là để xây dựng tình tương thân tương ái, là để xây dựng con người mới, xã hội mới, nếp văn hóa mới. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương; tình thương của gia đình, của bạn bè, của đồng bào, đồng chí.
Tuổi trẻ bước vào đời sẽ tìm thấy sức mạnh và hạnh phúc trong tình nhân ái, lòng vị tha, tình đoàn kết của cộng đồng. Hơn bao giờ hết, ta càng thấm thìa ý kiến: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Nghị luận xã hội về câu nói: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết – Bài làm 3
“Người chê ta mà chê phải là thầy ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kè thù của ta vậy”.
(Tuân Tử)
Trong cuộc sống, việc khen chê có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: nếu khen chỉ là “bạn” vì nó động viên, khuyến khích những mặt tốt đẹp, thánh thiện của con người, thì phê phán, chê trách những mặt tồn tại, mặt dở lại là “thầy” vì nó giúp ta tiến bộ, từ người xấu trở thành người tốt. Chính vì thế mà có lời nhận xét: “Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Vậy thế nào là “phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người”?
Phê phán là vạch ra cái sai trái đế tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án. Còn “thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người” là thái độ của những người tỏ ra lạnh nhạt vô cảm, không hề quan tâm đến hoặc không hề chút tình cảm gì với con người, mà ở đây là những con người có số phận nghiệt ngã, rơi vào cảnh bi thảm. Tóm lại, sông thờ ơ, ghẻ lạnh là thái độ sống vô tâm, vô cảm trước nỗi đau của người thân, đồng loại, không biết thông cảm, quan tâm, chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh xung quanh mình, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, chỉ biết đề cao cái tôi riêng mình. Đó là lối sống ích kỉ, vô lương tâm, cần phải lên án.
Còn thế nào là “ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”?
Ca ngợi là nêu lên để khen và tỏ lòng yêu quý cái hay, cái đẹp. Sống vị tha là sống vì người khác, là biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương con người bằng một tình cảm y chân thành. Lòng vị tha sẽ giúp con người vượt lên trên mọi hận thù, mọi ganh ghét cá nhân để cùng sống vì lợi ích chung.
Vì sao “phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”? Vì theo lẽ thường, con người ta ai cũng thích được khen, từ đó nảy sinh tâm lí chung là chỉ thiên về biểu dương, ca ngợi những mặt tốt đẹp của con người mà m ngại phê phán những mặt còn hạn chế, yếu kém của họ. Ý kiên trên muốn nhân mạnh đến sự cần thiết của tinh thần đấu tranh, phê phán thái độ I thờ ơ, ghẻ lạnh đôi với con người trước hết là vì thế. Trong cuộc sống, không thê chỉ có một chiều ca ngợi những điều tốt đẹp mà thiếu đi tiếng nói đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những lôi sống không đẹp trong xã hội. Bởi xét đến cùng, bản chất của hai sự việc trên đều cùng chung mục đích: hướng con người đến sự hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn, muốn con người được sống trong biển đời giàu tình yêu thương.
Hạnh phúc của tôi là đây, là chính cái giây phút mà tôi được nhìn thấy đồng bào tôi ai củng có cơm no áo ấm, ai củng được học hành”. Lúc sinh thời, Bác thương yêu con người hết mực. Người đã hi sinh hạnh phúc của mình để mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Chúng ta là những thế hệ con cháu của Bác, tại sao lại không noi gương Bác, một con người luôn có tình thương yêu bao la rộng lớn?
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.
(Tố Hữu)
Qua ý kiến trên, ta có thể rút ra một bài học quý giá: phải sống có trách nhiệm, biết yêu thương con người, không chỉ có lợi ca ngợi một chiều mà cùng với lời ngợi ca, mỗi người cần phải có tiếng nói đấu tranh, phê phán những biểu hiện còn lệch lạc, cách sống vô trách nhiệm, thiếu tình thương trong cuộc đời. Tuy nhiên, cần phải có thái độ khen chê rõ ràng, đúng mức, đúng lúc, đúng nơi. Tất cả phải xuất phát từ thiện tâm, thiện ý của mình. Không gì có sức thuyết phục và lay động mạnh mẽ trái tim mọi người hơn là cách sống chan hoà, giàu tình yêu thương của bạn trong cuộc sống hằng ngày đối với người thân và cộng đồng.
Trong cuộc đời, nếu lời ca ngợi được ví như đường thì lời phê phán được ví như muối. Lẽ nào cuộc sống chỉ cần đến vị ngọt ngào của đường mà không cần dến cái mặn của muối? Bản chất của con người là thánh thiện “Nhân chi sơ tính bản thiện” (Khổng Tử) và ai ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Nhưng để có một cuộc sống “Người yêu người sống để yêu nhau", mỗi người cần phải sống chân thành, chân thành trong cả lời khen và lời chê. Câu nói trên không phải là một tư tưởng mới mẻ nhưng nó có ý nghĩa thực tế vô cùng sâu sắc.
“Kẻ mất đi của cải là kẻ mất ít, mất bạn là kẻ mất nhiều, nhưng đánh mất đi cái “tình” là mất tất cả”.
Nghị luận xã hội về câu nói: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết – Bài làm 4
Con người ta sống được là nhờ vào sự quan tâm, đùm bọc lẫn nhau của gia đình, làng xóm và cộng đồng. Thế nhưng ngày nay, đời sống ngày càng được nâng cao, con người ngày càng có xu hướng vun vén cho cuộc sống gia đình mà quên đi cuộc sống của cộng đồng. Bên cạnh những người có lòng vị tha, tinh thần đoàn kết, hết mình đóng góp cho xã hội vẫn còn có những người vô tâm, thờ ơ, thậm chí là mang một cái nhìn ghẻ lạnh đối với người khác. Chính vì vậy, phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Bởi vì hai hành động ấy đều hướng đến việc xây đắp, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống xô bồ và tấp nập, đôi khi vòng xoay cơm áo gạo tiền đã làm con người ta xa nhau hơn. Tình cảm giữa người với người cũng vì thế mà trở nên xa lạ và phản cảm hơn. Họ thờ ơ, ghẻ lạnh với nhau, không có sự quan tâm, không có tình cảm, hờ hững và lạnh nhạt với nhau. Vì thế, phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh, lên án lối sống lạnh nhạt, nhắc nhở con người phải biết quan tâm, chia sẻ với nhau. Đó chính là hành động để thức tỉnh lối sống chưa tốt.
Thật đáng buồn trước thái độ thờ ơ của những người cảnh sát giao thông trước sự cố tràn dầu do một chiếc xe container bị lật đổ tại quận Bình Thạnh, TPHCM. Hàng chục chiếc xe máy đã bị trượt ngã khi đi qua đoạn đường đó nhưng những người cảnh sát giao thông khu vực thì vẫn thờ ơ ngồi trên xe máy của mình nhìn người dân chạy vào vùng nhớt và bị ngã xe. Điều đó thật đáng phê phán!
Việc thờ ơ trước sự việc em Nguyễn Thị Bình bị đánh đập, hành hạ suốt 10 năm trời của gia đình, chính quyền các cấp cũng đáng phê phán, khi một em nhỏ mới chỉ 13 tuổi đầu đã bị chà đạp về nhân phẩm và hành hạ về thể xác.
Điều đáng mừng là chúng ta đã nhận thức được đúng đắn về việc phải phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh của con người bằng việc tổ chức rất nhiều hoạt động để tuyên truyền và vận động nhân dân. Tuy chỉ ở một lĩnh vực là tuyên truyền, đấu tranh ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam thế nhưng chiến dịch truyền thông “Tiếng nói cộng đồng: Trái tim và công lý” đã để lại một tiếng vang lớn khi nói lên tiếng nói chính nghĩa, phê phán thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của các công ty hóa chất Mỹ sản xuất chất độc màu da cam sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả chất độc màu da cam.
Cha ông ta ngày xưa đã có câu ca dao, tục ngữ phê phán thái độ thờ ơ, quay lưng lại trước nỗi đau khổ của người khác: “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Vì vậy, mỗi một thành viên trong gia đình, mỗi một công dân trong một quốc gia phải ý thức được sự quan trọng và cần thiết của việc phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh giữa con người với con người.
Thế nhưng cuộc sống là vậy, thật hạnh phúc biết bao khi bên cạnh những con người vô tâm, thờ ờ vẫn có rất nhiều người tốt. Họ không chỉ sống cho riêng mình, cho cá nhân mình mà sống vì xã hội, vì cộng đồng. Vì vậy, việc ca ngợi lòng vị tha, đoàn kết cũng là một nhiệm vụ quan trọng để khẳng định, ngợi ca một lối sống đẹp, tuyên truyền, nhân rộng tình yêu thương giữa con người với con người.
Nếu như bạn làm được một việc tốt nhưng không được ai biết đến, không được ai ủng hộ, chắc chắn bạn sẽ có một chút chạnh lòng. Nhưng chỉ cần có những người biết, động viên và khích lệ bạn cố gắng hơn, chắc chắc bạn sẽ có động lực để làm những việc tốt hơn nữa. Cũng giống như một đứa trẻ con, khi chúng chập chững bước được những bước đầu tiên, có mẹ động viên “Cố gắng lên con”, đứa bé ấy sẽ đi được một đoạn xa nhau nữa.
Cuộc sống vị tha là một cuộc sống mà chúng ta sống vì lợi ích của người khác, không còn sống cho riêng mình nữa. Đó là một cuộc sống đẹp mà ai cũng ca ngợi. Bởi vì từ lâu, do bản năng chấp ngã mãnh liệt, chúng ta bị khuynh hướng vị kỷ tồn tại chi phối mọi ý nghĩ, lời nói, việc làm. Từ đó, trong cuộc sống, chúng ta chỉ biết sống cho mình, làm bất cứ điều gì cũng vì lợi ích của mình trước. Khi còn bé, chúng ta tranh giành miếng ăn, miếng uống, tình thương đối với anh em. Lớn lên, có thể dùng mọi thủ đoạn để tranh giành tiền tài, quyền lực cho mình. Sống vị tha rồi có khi mới biết thế nào là Hạnh phúc.
Chính vì sự quan trọng của việc ca ngợi tấm lòng vị tha, đoàn kết nên đã có rất nhiều chương trình được tổ chức nhằm vinh danh những người tốt, có đóng góp to lớn cho xã hội, đất nước như chương trình “Vinh quang Việt Nam”, “Vì người nghèo”, bên cạnh việc tổ chức quyên góp, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn còn là cơ hội để ngợi ca tình đoàn kết, ca ngợi truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.
Thế nhưng, con người dù có ca ngợi lòng vị tha và cái tốt đến mức nào thì thế giới vẫn không dứt hết được những điều bất công, xấu xa. Tuy nhiên, nếu như con người không ca ngợi những điều tốt đẹp thì thế giới này sẽ sớm bị diệt vọng còn nếu con người ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết và những điều hay thì cuộc sống sẽ trở nên cực kì tốt đẹp, mối quan hệ giữa người với người sẽ thay đổi, người với người gần nhau hơn.
Nếu như phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là hành dộng hướng tới việc thức tỉnh những người có lối sống chưa tốt thì ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết lại là hành động hướng đến nêu gương những người có lối sống đẹp. Hai hành động đều rất quan trọng vì đều hướng đến việc xây đắp, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.
Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần lên án lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh nếu bạn không muốn làm một người vô cảm. Đừng quay lưng đi trước những cảnh ngộ khó khăn bởi vì đó là đồng bào ta. Họ cần lắm sự thông cảm, tình yêu thương của đồng loại. Cuộc sống sẽ ngày một tốt đẹp hơn khi chúng ta biết sống vì nhau, cho nhau chứ không sống ích kỷ, hẹp hòi. Đừng cười trước nỗi đau khổ của người khác, hãy cúi xuống và thấu hiểu, ta sẽ nhận ra được trái tim biết yêu thương vẫn còn ẩn chứa đâu đó sâu xa bên trong tâm hồn mình. Mỗi người hãy nhân rộng trái tim ấy cho tất cả mọi người, sống nhân ái và bao dung với gia đình, bạn bè, người thân, đồng bào và đồng loại. Tất cả hãy vì mục đích xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Thu Thủy (Tổng hợp)