06/05/2018, 09:46

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Văn mẫu hay lớp 12

Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Định Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng ...

Xem nhanh nội dung

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Định

Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Người có lòng tự trọng biết được giá trị của bản thân mình. Bàn về lòng tự trọng có rất nhiều điều để nói đến.

Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì dễ dàng. Chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng bấy lâu nay mà mình gìn giữ. Chẳng hạn đi gây hấn, đánh cãi chửi nhau nơi công cộng cũng quá đủ để đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới nhân vật thị trong "Vợ nhặt" của Kim Lân. Cái đói đã đẩy Thị đến bước đường đánh mất lòng tự trọng. Thị gạ ăn với anh Tràng rồi chỉ tin những câu nói bông đùa theo không Tràng về làm vợ. Lòng tự trọng của Thị đã bị mất hoàn toàn chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nhưng không thể trách Thị. Thị chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Có tôn trọng bản thân bạn mới tôn trọng người khác, ý thức được lòng tự trọng của bản thân, bạn mới biết cách để bảo vệ nó. Nhưng chỉ bảo vệ lòng tự trọng thôi thì chưa đủ, bạn cần phải làm cho nó ngày càng có giá trị hơn. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Làm sai mà không nhận ra còn khăng khăng cho là mình đúng thì quả là không tốt chút nào. Tâm lí ấy bạn có thì hãy nên gạt bỏ ngay từ bây giờ. Thái độ tích cực sẽ đem tới cho bạn nhiều niềm vui hơn là cố chấp bảo vệ bản thân trong tình huống không phù hợp. Cái cách mà bạn nhận lỗi và xin lỗi cũng là cách để khẳng định giá trị bản thân mình. Xin lỗi không có nghĩa là lòng tự trọng của bạn sẽ bị mất đi. Bạn đừng hiểu lầm nói lời xin lỗi là khuất phục trước người khác mà không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. Đó là sai lầm. Lời xin lỗi lúc cần không những là sự tôn trọng của bạn đối với người khác mà còn thể hiện bản thân là người có học thức, có nhân cách. Như tôi đã nói ở trên chỉ vài hành động nhỏ cũng đủ để bạn đánh mất lòng tự trọng của bản thân mình. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác. Cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Bạn đối xử với họ ra sao họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn tôn trọng họ, họ tôn trọng bạn, bạn hòa nhã với họ họ cũng sẽ như vậy. Có như vậy bạn sẽ được mọi người yêu mến. Xây dựng được hình tượng tốt trong mắt mọi người không hề dễ dàng. Nhưng làm được điều đó không phải là không thể. Bạn tự làm đẹp cho tâm hồn mình thì bạn sẽ nhân được những điều tốt đẹp ấy mà thôi. Nhân đây tôi cũng kể cho bạn nghe một câu chuyện sâu sắc. Một cậu bé bán vé số trên đường. Đi qua một quán nước mời mua mà không ai chịu. Đi được một quãng, hai chàng thanh niên uống nước ở vỉa hè ném vỏ lon ra lòng đường. Cậu bé nhặt lên mà ai cũng nghĩ cậu lượm về đem bán. Nhưng không, cậu mang chúng vào thùng rác trước ánh mắt ngỡ ngàng của mọi người. Thấy thế một anh gọi cậu đến hỏi: "Tại sao em không đem về bán". Cậu trả lời: "Cô giáo em dạy không được xả rác bừa bãi" – "Em còn đi học hả?" – "Dạ không em nghỉ rồi ạ". "Lại đây anh mua vé số cho". "Sao vừa nãy em mời anh không mua". "Bây giờ anh tội nghiệp em". "Em không bán cho anh đâu, em không cần anh tội nghiệp". Lòng tự trọng của cậu bé thật khiến anh thanh niên phải suy ngẫm. Một bài học quí giá về cách cư xử giữa con người với nhau. Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số thực sự khiến tôi nhận ra được nhiều điều.

Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Không ai muốn mình bị người khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình. Chính lòng tự trọng đã giúp họ có được những điều ấy.

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 2

Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Lòng tự trọng còn được thể hiện qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghò khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.

Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai.

Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.

Nghị luận về lòng tự trọng trong cuộc sống – Bài làm 3

Nếu bạn hỏi tôi, cái gì đánh giá một con người, tôi chắc chắn sẽ nói rằng: Đó không phải ở ngoại hình, ở trình độ học vấn hay nằm trong địa vị xã hội nào, mà một con người cái cần nhất đó chính là lòng tự trọng, nó thể hiện rõ nhất giá trị nhân cách cũng như bản thân mình. Lòng tự trọng giống như một người dẫn đường giúp bạn xác định rõ và cụ thể con đường nào để bạn trở thành một con người tốt hơn, hoàn hảo hơn.

Lòng tự trọng chính là bản thân chúng ta coi trọng danh dự, phẩm chất và nhân cách của bản thân, biết được giá trị của mình. Bản thân người có lòng tự trọng, họ sẽ biết họ là ai, họ có những gì và họ tự hào về điều đó, họ không để người khác xâm hại đến, họ sẽ bảo vệ lòng tự trọng của mình. Có nhiều người nghĩ, lòng tự trọng cũng giống như người có tâm lý sĩ diện, nhưng hai phạm trù này hoàn toàn không nhau nhau, và nó trái ngược nhau. Sĩ diện là một thái độ tiêu cực, còn lòng tự trọng chính là làm những điều không trái với lương tâm của mình. Cho nên, hãy loại bỏ ý nghĩ quy hai phạm trù này vào một.

Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Tạo dựng lòng tự trọng, chính là tôn trọng bản thân mình và sau đó là tôn trọng người khác. Khi một mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lòng tự trọng, thì nó sẽ bền vững hơn, lúc đó chính bạn đã tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, chứng tỏ bản thân mình tồn tại. Lòng tự trọng còn giúp bạn làm đúng đạo đức con người, ngăn cản bạn làm điều xấu. Đẩy nhanh sự suy nghĩ đấu tranh trong đầu, để bạn giảm bớt được những sai lầm đáng tiếc. Chắc hẳn ai trong chúng ta khi đã ngồi trên ghế nhà trường thì ách hẳn trong suốt chặng đường đấy cũng có những việc như không học bài, không làm bài. Nhưng cách bạn chọn xử lý trong hoàn cảnh đó là gì. Có người chọn cách quay cóp, dở tài liệu. Nhưng có người sẵn sàng chịu điểm thấp để không thực hiện những hành động đó. Tuy rất nhỏ thôi, nhưng cũng góp phần hình thành nên nhân cách của mình sau này.

Cha ông ta có rất nhiều câu nói dạy dỗ chúng ta phải giữ lấy lòng tự trọng như: “Đói cho sạch, rách cho thơm” hay “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Dù cuộc sống có vất vả, nghèo đói, hay rách nát như thế nào thì cũng phải giữ phẩm giá, cái thơm tho cho mình, để không bị người đời chê hay cười nhạo. Vật chất có thể hôm nay mất mai có, nhưng lòng tự trọng thì rất khó để lấy lại. Nhưng lại rất dễ đánh mất nó. Chỉ cần một việc làm thiếu suy nghĩ, bạn sẽ mất đi lòng tự trọng bạn gìn giữ bấy lâu. Bạn chửi đánh người khác, bạn biển thủ công quỹ, bạn nói xấu người khác,….và bạn đánh mât lòng tự trọng. Vì vậy, hãy cố gắng rèn luyện và phát triển nhân cách trong sạch. Lòng tự trọng không ở đâu xa lạ mà nó nằm ở trong mỗi người, cho nên việc bạn cần làm là phát huy nó, nuôi dưỡng nó, hãy cố gắng học tập, vượt lên chính mình, và hãy phấn đấu bằng chính sức lực của mình thì thành quả tạo ra nó mới thật sự có giá trị.

Mỗi ngày, bạn sống tốt hơn, bạn làm theo điều đúng với đạo đức, đúng với nhân phẩm, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống như đang vẫy chào mình. Trong học tập, bạn cố gắng tìm tòi và hoàn thiện kiến thức, đưa ra những mục tiêu và tự hoàn thành mục tiêu đó dù có khó khăn vất vả. Đối xử với mọi người bạn luôn lễ phép, kính trên  nhường dưới, luôn tôn trọng người nói và nói khi cần thiết, đúng lúc. Lúc đó chính bạn cũng được người khác tôn trọng lại. Và đặc biệt, khi bạn thành công, thì đừng để hào quang đó làm vùi lấp đi, đừng kiêu ngạo hay khoe khoang. Hãy sử dụng thành công đó để yêu quý và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Niềm vui sẽ được nhân đôi khi chúng ta biết cho đi.

Và người tự trọng thì bạn sẽ không ngại nói lời xin lỗi khi làm sai, và sẽ tìm cách để sữa lỗi. Đấy là cách bạn khẳng định giá trị của mình. Đừng né tránh lỗi lầm sẽ khiến người khác coi thường bạn. Thực trạng hiện nay có rất nhiều hành vi đánh mất lòng tự trọng từ những việc làm trái với luân thường đạo lý, trái với lẽ đối nhân xử thế, và trái với lương tâm. Mắng chửi bố mẹ, xúc phạm người lớn tuổi, hắt hủi người già,…Tại sao họ có thể dễ dàng làm những việc đó, đây là một hành động sai trái, cần được lên án trong xã hội. Đừng bỏ qua những lời giảng dạy, lời khuyên chân thành. Hãy xây dựng một hình ảnh tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh.

Chúng ta- những chủ nhân tương lai của đất nước, xin hãy xây dựng cho mình một nếp sống đúng đắn, để từ đó có thể đưa vinh danh đến cho xã hội. Bạn nâng cao giá trị con người bạn, chính là một nhân tố để người khắp bốn phương nhìn vào đất nước bạn. Hãy bảo vệ lòng tự trọng, đó là nền tảng định hướng cho suy nghĩ và những hành động tốt đẹp cần thiết cho cuộc sống của chính bạn. Một người công dân có ích là một niềm tự hào phải không ạ!

Nghị luận xã hội về lòng tự trọng – Bài làm 4

Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ "lòng tự trọng".

Theo từ điển Tiếng Việt, "tự trọng" là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng "tự trọng" là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu. Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng "tự trọng" là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.

Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.

Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.

Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống

Thu Thủy (Tổng hợp)

0