Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài số 1 Con người từ thời cổ đại đã sống bầy đàn và đến nay cũng vậy – Họ ...
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài số 1
Con người từ thời cổ đại đã sống bầy đàn và đến nay cũng vậy – Họ tạo thành một tập thể, một môi trường chung. Nó khác với mọi quy luật của thuyết tiến hoá khác, nơi mà mọi thứ đều thay đổi, chỉ có lối sống cộng đồng là bất biến. Nhắc đến đây, tôi lại nhớ đến lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” – Hẳn đó không chỉ là lời dạy, có thể nó còn là ngòn đèn soi sang con đường tiến hoá của loài người chúng ta.
“Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” – nó là chân lí, là châm ngôn của cuộc sống này. Đức Phật lấy cái nhỏ nhoi là “giọt nước” để nói đến cái vĩ đại cái lớn lao là “biển cả” như một dụng ý cho ta chiêm nghiệm. Ban đầu, nó như hai mặt đối lập nhưng nếu nghiền ngẫm, đó là hai yều tố hoà trộn, cấu thành nhau. “Giọt nước” nhỏ bé và sẽ khô cạn đi nhanh chóng nếu chỉ lẻ loi một mình nó. Nhưng khi nó hoà vào biển lớn mênh mông, hoà vào hang triệu, hang tỉ giọt nước khác thì nó trở thành một thế lực lớn của thiên nhiên, chiếm đến 1/3S của quả cầu này. đồng thời, mọi sông sâu biển lớn đều sẽ khô cạn kiệt quệ nếu không nhận được sự bồi đắp “ rả rich” của từng giọt nước. Nhìn nhận như vậy ta mới nhận ra rằng số phận con người cũng sẽ như mọi giọt nước và bất kì môi trường sống nào cũng giống như mọi sông sâu biển rộng. Có tạo ắt có huỷ. Quan trọng là cách bảo vệ, duy trì để nó được lâu dài, tạo ra một môi trường tốt để con người và mọi sinh vật khác cùng phát triển.
Lời của Đức Phật ngắn gọn mà sâu sắc!
Một con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến mọi người hẳn sẽ có một cuộc sống rất bình yên – nhưng đó là sự bình yên trong “im lặng” bởi chẳng có ai quan tâm hay làm phiền bạn cả. sự bình yên ấy sẽ tan vỡ khi bạn gặp những khó khăn, ốm đau hay bệnh tật. cũng không hẳn những nguời không có lối sống cộng đồng thì không thể tồn tại, điều tôi muốn nói là mọi người sẽ khó tồn tại nếu thiếu lối sống cộng đồng. Nó là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu bởi xung quanh họ luuôn là những áp lục về tinh thần, những giá trị vật chất. Bạn cần hiểu và nhớ rằng con người là một loài “động vật có tinh thần” và cái “tinh thần’ ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết. Nó chính là sức mạnh giúp con người vượt qua tất cả mọi khó khăn rào cản. Chính nhờ sự đoàn kết mà con người vượt qua được những cơn giân dữ của thiên nhiên. Chính nhờ nó mà mỗi dan tộc bị áp bức, bóc lột giành lại đươc nền độc lâp. Chính nhờ nó mà mỗi trận bong đá khi có đầy đủ cầu thủ đều mang lại thành công… Đó chính là “lối sống cộng dồng”-thứ mà một cá nhân thì không thể làm được…
Người với người, sống để yêu nhau”
Con người sống đoàn kết, chan hoà yêu thương lẫn nhau thì lối sống sẽ ngày càng phát triển cũng giống như giọt nước hoà vào biển lớn mới không cạn. Sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau mới cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Ông bà ta có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nó cũng như lời dạy của Đức Phật. “Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được”
Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người và cũng bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài số 2
Có một lần, trên một chương trình truyền hình, tôi đã nhìn thấy hình ảnh những con linh cẩu sống thành bầy đàn hợp tác, hộ trợ nhau để săn bắt được những con mồi to lớn hơn. Khi đấy, tôi đã tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra, nếu một con linh cẩu ko sống với bầy đàn mà chỉ sống riêng lẻ”. Và để rồi một lần khác, tôi đã tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó khi nghe thấy một lời dạy bảo của Đức Phật “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
Lời dạy ấy của ngày thật giản dị mà sâu sắc bằng những hình ảnh rất cụ thể là “giọt nước” và “biển cả”. Giọt nước nhỏ bé và sẽ trở nên khô cạn đi nhanh chống nếu chỉ lẻ loi một mình nó, nhưng khi nó hòa vào biển lớn mênh mông, hòa vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước khác thì nó không bao giờ biến mất.
Và trong cuộc sống cũng thế, con người không thể nào chỉ sống mỗi một mình mà có thể sống được, tồn tại được. Khi sống chỉ biết đến mình, không quan tâm đến mọi người, không có trách nhiệm với cộng đồng, vô tâm với xã hội,…thì tất nhiên, ta sẽ ko phải nhận dc những phiền toái do người khác, do cộng đồng, xã hội mang lại. Nhưng khi đó, ta cũng đã tự đánh mất những cơ hội nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ người khác. Và cũng có thể, ta đang tự làm hại chính bản thân ta một cách gián tiếp, vì ta là một phần trong cộng đồng, trong xã hội đó.
Hơn tất cả, “Con người là động vật có tinh thần” và cái “tinh thần” ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết bởi nhờ cái đoàn kết ấy mà từ thời xa xưa đến nay, con người mới có thể chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt mà tồn tại, phát triển. Nếu ta sống một lối sống “không cộng đồng, không xã hội”, tức là ta đã tự vứt bỏ đi phần “người” trong “con người” mình.
Ngược lại, nếu sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau với cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được.
Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người.
Lời dạy “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” của Đức Phật là một lời dạy thật đơn giản những lại cho ta một bài học có giá trị suốt cả cuộc đời. Để học được bài học ấy không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi tin tất cả chúng ta sẽ làm được, bởi vì chúng ta là con người.
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài số 3
Có bao giờ bạn tự hỏi mình đang ở đâu giữa dòng sống vận động hối hả ? Có bao giờ bạn chăm chú nhìn vào một vì sao giữa triệu triệu vì sao ? Đã bao giờ bạn nhìn vào Giọt Nước trong ly và nghĩ tới Biển Cả ? Bạn nghĩ một Giọt Nước là quá bé nhỏ so với Đại Dương mênh mông. Bạn không để ý đến nó. Và rồi bạn giật mình khi nhận ra: chính bạn cũng đang là Giọt Nước giữa Biển Cả mênh mông ấy.
Câu chuyện về Giọt Nước và Biển Cả dạy cho ta bài học sâu sắc về cái Tôi của mình giữa cái Ta của tất cả mọi người.
Đầu tiên, bạn nghĩ gì về Giọt Nước ? Mỗi chúng ta đều là những Giọt Nước giữa Đại Dương bao la. Đại Dương vận động và tất cả những Giọt Nước như chúng ta đều vận động. Mỗi Giọt Nước đều nhỏ bé khi đứng trước những Đại Dương. Một Giọt Nước không thể làm nên Đại Dương, hai Giọt Nước không thể làm nên một Đại Dương…Nhưng triệu triệu triệu Giọt Nước sẽ làm thành một Đại Dương bao la. Bạn là một trong số triệu triệu Giọt Nước ấy. Bạn không lớn lao. Bạn bé nhỏ, nhưng bạn không phải là vô nghĩa. Và những gì bạn làm sẽ là chắp nhặt từng Giọt Nước để tạo thành một Đại Dương.
Ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, bạn đã được trao Giọt Nước đầu tiên: bạn biết khóc, biết nhận giọt sữa thơm ngon từ mẹ. Ngày qua ngày, đứa trẻ ngày nào giờ đã biết bước trên đôi chân của mình, bị vấp ngã – nhìn mẹ bằng đôi mắt mong đợi – để rồi nhận ra mình phải tự đứng dậy bằng chính đôi chân vấp ngã của mình.
Bạn đến trường. Ngày đầu tiên biết tự buông rời tay mẹ chạy vào lớp với cô. Chắc chắn bạn sẽ cười động viên khi mẹ hỏi có muốn mẹ ở lại cùng một lúc không, để rồi oà khóc khi thấy bóng dáng mẹ biến mất sau cánh cổng. Ngày đầu tiên học viết chữ, bạn thả từng Giọt Nước vào Biển Cả của mình khi chậm chạp đưa từng nét bút đầu tiên. Mỗi ngày một giọt…Ngày nhận tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, chợt nhận ra Biển Cả của bạn đã đầy những Giọt Nước. Những Giọt Nước bạn nhận từ bạn bè, từ thầy cô, từ sách vở, từ cuộc sống…mỗi ngày một chút, Biển – tri – thức của bạn đang đầy dần lên. Thật kỳ diệu, sự chăm chỉ tích cóp những Giọt Nước nhỏ nhoi đã đem đến cho bạn cả một Biển – Cả – Tri – Thức của riêng mình.
Bạn biết không, có một người đã và đang từng ngày từng giờ lặng thầm trao tặng cho bạn những giọt nước từ Biển – Cả – Yêu – Thương – Đó là Mẹ ! Một ánh nhìn trìu mến hay trách móc, một lời khen ngợi tự hào hay khuyên bảo, răn đe, một bữa cơm ngon cho lũ bạn con học nhóm ở nhà mình, hay âm thầm đặt trong ngăn bàn cô con gái đang lớn một người – bạn – chỉ – đường cho lứa tuổi teen: cuốn Hoa hồng giấu trong cặp sách…Những Giọt Nước Yêu Thương mẹ đã cho bạn không thể nói hết bằng lời, bởi chỉ những Trái Tim mênh mông như đại dương mới đủ sức trao và nhận.
Những hạt giống mà hôm nào ông gieo trên căn gác mái, bạn không tin là nó sẽ trở thành một cái cây. Bạn không biết từng ngày từng giờ, rễ cây nảy lên từ phôi của hạt mầm, bám vào đất, hút từng giọt nước và lấy thức ăn, rồi vươn lên đón những Giọt Nắng mặt trời. Một ngày từ trường đại học trở về, bạn thích thú bất ngờ khi cái sinh linh nhỏ bé hôm nào giờ đã vươn cao, chững chạc bám chắc vào đất, không phải tưới tắm thường xuyên, không phải che chống mỗi lần đài báo bão. Cái cây ấy đã tự hút cho mình từng Giọt – Dưỡng – Chất từ đất mẹ mà lớn lên, vững chắc, trưởng thành. Ông đi rồi và để lại bài học ấy!
Tất cả đã bắt đầu từ những Giọt Nước nhỏ nhoi.
Rowling bắt đầu viết Harry Potter cách đây hơn mười năm, cần cù, chăm chỉ cho từng trang giấy, để rồi ngày hôm nay chúng ta được cầm trên tay bộ tiểu thuyết giả tưởng lừng danh thế giới, làm triệu triệu độc giả say mê. Bà bắt đầu từ một Giọt Nước, và ngày hôm nay bà thu được một Biển Cả.
Những người nông dân bắt đầu từ việc gieo những hạt mạ. Ngày ngày những giọt mồ hôi vẫn rơi thấm từng thớ đất. Để ngày hôm nay ta có trên tay những hạt cơm dẻo ngon.
Những Hạt Nước bé li ti bốc hơi lên, từng chút từng chút một, gặp nhau, tạo thành nhiều hạt nước bé li ti, gặp nhau, tạo thành một đám mây – thành mưa và rơi xuống. Một hạt…hai hạt…ba hạt…Rơi xuống…nước sông dâng lên…đổ ra biển. Biển Cả bắt đầu từ những Giọt Nước. Biển Đời bắt đầu từ những cái Tôi.
Biển Cả không thể không cần những Giọt Nước, dù Biển Cả lớn lao, vĩ đại vô cùng. Biển Cả cũng không thể chỉ nhận những Giọt Nước, mà phải cho đi, để được nhận lại. Nếu biển không bốc hơi, sẽ không có dòng tuần hoàn của tự nhiên, sẽ chẳng có Mưa, những Dòng Sông sẽ cạn, và Biển Cả liệu có còn?
Bạn có biết câu chuỵên về biển Chết không? Biển Chết không chịu cho đi những giọt nước, và thế là biển dồn ứ lại, không một sinh vật nào có thể sống sót, xác chết sinh vật phân huỷ, biến nó thành biển mặn nhất thế giới. Và nó thành Biển Chết!
Nếu như Biển Cả không chịu cho đi những Giọt Nước…
Bạn không thể trưởng thành nếu mẹ bạn không cho bạn cả một biển cả tình thương. Cái cây không thể lớn lên nếu đất không chịu để cây hút chất dinh dưỡng. Mặt trời sẽ bỏng rát và lụi tàn nếu không chịu cho vạn vật ánh sáng…Bạn không thể lớn lên nếu không cho đi những lần vấp ngã. Và bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế. Cũng như mẹ sẽ nhận được từ bạn lòng yêu thương, kính trọng, tôn thờ vô giá nhất. Đất nhận được từ cây nguồn dinh dưỡng khi lá khô rụng xuống, phân huỷ. Cây giữ tầng đất mặt. Quan trọng hơn, khi cây cho hoa thơm trái ngọt, Đất Mẹ nhận được lòng biết ơn vô hạn của con người. Bạn nhận được sự trưởng thành khi cho đi những lần vấp ngã, nhận được cơ hội khi cho đi lòng can đảm chấp nhận thử thách, nhận được sự kính trọng khi cho đi lòng khoan dung. Đừng nghĩ chỉ có định luật bảo toàn vật chất, khối lượng, năng lượng..trong các môn Vật lý, Hoá học. Bạn tin không, còn có cả định luật bảo toàn cuộc sống nữa đấy ! Đó là khi Biển Cả chấp nhận cho đi.
Nếu như Biển Cả không coi trọng những Giọt Nước…
Đừng bao giờ nghĩ rằng: thật sự thất vọng về bản thân vì chỉ là những Giọt Nước. Và cũng đừng coi thường những Giọt Nước nhỏ nhoi. Mỗi Giọt Nước đều vô cùng quan trọng với Biển Cả, với Sự Sống. Bạn nghĩ không cần thiết phải học quá kỹ những kiến thức cơ bản quá đơn giản trong bài học môn Hoá, nó chỉ là vài Giọt Nước thôi. Bạn có những Cốc Nước đầy đặn của những môn học khác rồi. Bạn chỉ nhận ra sự quan trọng của nó khi lúng túng trong bài tập thực hành chỉ phải vận dụng đúng những thao tác cơ bản đã được hướng dẫn trong sách giáo khoa. Cô trò nhỏ nghĩ mình đã nắm chắc kiến thức môn Ngữ văn khi làm thành công một bài test thi trực tuyến qua mạng rất khó, nhưng rốt cuộc lại bị điểm trung bình trong bài kiểm tra chất lượng rất cơ bản, rất bình thường….
Bạn tin không, cuộc sống kỳ diệu sẽ ban tặng cho mỗi sinh vật tồn tại trên thế giới này những Giọt Nước. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội được thêm một Giọt Nước nào, một bài học nào từ cuộc sống, cũng đừng quên trao tặng cho người những Giọt Nước quý giá mà bạn có thể tự làm nên. Đừng bao giờ đóng Biển Cả của bạn lại. Bạn chỉ thực sự là một Giọt – Nước khi bạn biết hoà mình vào Biển – Cả bao la.
Lớn lên…
Và trưởng thành…
Trong khi bạn đang say ngủ thì có biết bao con người đang lặng lẽ ban đi những Giọt Nước. Bác lao công cho đi những giọt mồ hôi để bạn được sống trong môi trường trong lành. Bác xe ôm lặng lẽ suốt một ngày dài để ngày mai đứa con trai có đủ tiền đóng học. Câu chuyện về Giọt Nước và Biển Cả cho ta những Giọt Ý Thức Sống: dạy ta biết bắt đầu từ những Giọt Nước, biết chăm chỉ nhận lấy những Giọt Nước, biết sẵn lòng cho đi những Giọt Nước…để Biển Đời của chúng ta mênh mông và đẹp đẽ hơn nhiều.
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài số 4
Cả một bó đủa thì khó bẻ. “ Một cây làm chẳng nên non-ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.và trong lời răn của Phật ta cũng thấy “ Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
“ Giọt nước” –“biển cả” những hình ảnh tượng trưng rất biểu cảm.”giọt nước” ý muốn nói đến những gì đơn lẽ và đặt trong mối liên hệ xã hội, nó chính là những con người riêng lẽ. trái lại”biển cả” là dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn chỉ sự mênh mông, đó cũng có thể coi là cộng đồng người trong xã hội. và hai từ “ không cạn” chính là một gợi ý liên quan đến sức mạnh vô song. “ giọt nước” trong” biển cả” thì “ không cạn” cũng giống như một cá nhân khi ở trong mối liên kết với cộng đồng thì tạo nên sức mạnh lớn lao làm nên nhiều thành công ngoài tưởng tượng. Lời đức Phật dạy khẳng định chắc chắn, mạnh mẽ mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời giữa cá nhân là tập thể. Đúng như Mac nói “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Nếu bản thân một cá nhân con người nào đó tách rời các mối quan hệ xa( tập thể) cũng đồng nghĩa sự tiêu diệt sự tồn tại của mình.
Đây là một lời răn dạy đầy ý nghĩa và hoàn toàn chính xác. Đã bao giờ bạn để ý thấy rằng những giọt mưa trên cửa kính ô tô khi vô tình chúng nhập vào với nhau thì một giọt nước lớn hơn sẽ được tạo ra và giọt nước lớn ấy sẽ tồn tại lâu hơn còn khi từng giọt nước nhỏ bị chảy riêng rẽ thì chỉ một lát sau chút nước ít ỏi từ giọt nước nhỏ ấy sẽ bị chia nhỏ trên đường chảy và ít phút sau thì bạn không còn nhận ra dấu vết của nó nữa. Những giọt nước trong biển cả cũng vậy, nếu riêng lẽ từng giọt thì ánh nắng mặt trời sẽ làm chúng bốc hơi nhưng cả biển cả bao la thì khó lòng biến mất. con người nhỏ bé cũng như những giọt nước mong manh thế thôi. Nếu mỗi người chỉ đứng một mình thôi thì khó lòng tồn tại, đơn giản vì “ Nhân vô thập toàn”, không ai có được tài năng toàn diện cả, không phải khi nào bạn cũng thắng được người khác bởi nếu thế sẽ chỉ có một người duy nhất trở nên giàu có và cũng sẽ trở thành mục tiêu bị sự nguyền rũa của người khác. Chúng ta vẫn thích cụm từ “Sống độc lập” nhưng tất nhiên ai cũng biết đó là “ độc lập” theo phạm trù triết học, một sự “độc lập” biện chứng. nếu không có bất cứ sự liên hệ nào với thế giới con người, sự tồn tại của bản thân cũng trở nên vô nghĩa. Vì sao thế? Bởi vì mỗi con người đều có nhu cầu và khát vọng được đề cao, sống học tập phấn đấu hết mình suy cho đến cùng cũng là để có được sự ngưỡng mộ từ người khác. Bản năng ấy có từ khi bạn là một đứa trẻ: khi nó làm đúng một điều gì luôn cần và thích được khen, nếu thiếu sự khích lệ ấy nó sẽ nhanh chóng lờ đi yêu cầu của bạn khi bạn muốn nó thể hiện. thành công của mỗi người cũng thế, phải có sự so sánh với những người khác mới biết đó là thành công và người ta phải biết đến nó thành công ấy mới đáng nâng niu. Nếu cá nhân là một người xuất chùng thì cũng chỉ khi đừng trong cộng đồng mới bộc lộ hết khả năng thiên phú và làm nên những điều ý nghĩa. Bởi thế cá nhân có khả năng lãnh đạo tập thể nhưng không có tập thể thì lãnh đạo ai? Thậm chí một cá nhân yếu kém cũng có thể nhờ vào tập thể giúp đở để bổ sung các nhược điểm của mình và tạo ra những thành công cho riêng mình dù nó to hay nhỏ. Cá nhân là những tế bào gây dựng nên tập thể, quyết định tập thể ấy yếu hay mạnh. Không có những giọt nước không có biển cả đồng nghĩa với không có cá nhân không có tập thể. Cá nhân là động lực cho mọi hoạt động của tập thể, cá nhân vạch ra đường lối cho tập thể, vận hành theo đường lối đó và phá hoại tập thể cũng là các cá nhân. Tập thể gồm tất cả nhưng không là ai cả, đó là một phạm trù vô hình, nó mang đặc điểm của tất cả mọi người trong đó, phản ánh chính xác các đặc trưng của các cá nhân riêng lẻ giống như nhìn vào cả dân tộc Việt Nam chiến đấu người ta hiểu sự anh hùng bất khuất, gan dạ kiên trung, thông minh, nhân ái ở từng chàng trai cô gái, cụ già em nhỏ ở nơi đây.
“Biển cả” – tập thể có thể là môi trường hỗ trợ hoặc đem lại thử thách cho các thành viên trong đó nhưng dù có là thử thách nó cũng đem lại cơ hội cho cá nhân tự rèn luyện mình: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Quay trở về với quá khứ với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cả dân tộc Việt Nam trên dưới cùng đồng lòng nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, chiến thắng ngay cả những kẻ thù nham hiểm được trang bị những vũ khí tối tân nhất, những kẻ có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và tàn bạo nhất. Đó là chiến thắng thần kỳ mà đến giờ những kẻ bại trận đã tốn bao giấy mực cũng chưa hiểu được nguyên nhân cùng chung tay đứng bên nhau tạo nên sức mạnh của những đợt sóng thần. Tập thể là một sự đảm bảo cho sự tồn tại của một cá nhân vì ở đó mỗi người trong chúng ta nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ người khác, nhận được tinh thần khích lệ để không ngừng nỗ lực, đôi khi là cả những áp lực đến mức làm ta muốn nổ tung nhưng lại phải chạy thật nhanh để không bị tụt lại phía sau người khác.
Cá nhân nào tạo nên tập thể ấy, mọi điều tốt, xấu của các cá nhân đều trở thành điểm chung của tập thể vì vậy mỗi cá nhân đều cần tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” – Hồ Chí Minh nói. Tập thể không phải là tài sản của riêng ai nhưng cũng không phải vì thế mà mọi việc chung là khong phải của mình, mỗi sự rộng lượng và hăng hái cho tập thể là một sự có trách nhiệm cho chính bản thân mình. Đó là sự thể hiện lòng tri ân và uống nước nhớ nguồn đối với cái nôi lớn mà mình không bao giờ có thể nằm ngoài nó.
“Giọt nước hòa vào biển cả sẽ không cạn ”- lời dạy của Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu hôm nay nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và ngày mai là của nhiều người, nhiều thế hệ.
Vũ Hường tổng hợp