16/01/2018, 13:21

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Bài số 1 Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên ...

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Bài số 1

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,… Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu 

“Của mình thì giữ bo bo 

Của người thì thả cho bò nó ăn ”

Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.

Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt động cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường. 

Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức năng bởi mức hiệt . Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì tác hại của nó đối với XH, vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Bài số 2

Thành ngữ Việt Nam có câu :“Nhà sạch thì mát , bát sạch ngon cơm”.Vậy mà“ ngôi nhà chung” của chúng ta đang tràn ngập rác.Việc vứt rác bừa bãi đã trở thành mối quan tâm lo lắng cho những người biết trân trọng và yêu quí môi trường .Ở một số nước tiên tiến trên thế giới ,vệ sinh công cộng rất được quan tâm .Tuy nhiên ở nước ta đây dường như mới là vấn đề của các ngành chức năng.Bởi vậy rác có mặt ở khắp nơi:trên đường phố,trong nhà xe,bệnh viện,trường học,di tích thắng cảnh…Đến đâu cũng thấy rác,thậm chí ngồi bên hồ,dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống…Rác gồm đủ loại với đủ các chất liệu khác nhau: từ vỏ hoa quả đến vỏ đồ hộp, bao bì ni lông, vỏ chai thuỷ tinh, sỉ than, gỗ, giấy…

Rác thải phong phú bao nhiêu thì tác hại mà nó gây ra lớn theo nhường ấy.Rác thải làm mất mỹ quan nơi công cộng, biến những thắng cảnh thành bãi rác. Ai đã từng du ngoạn Hương Sơn chắc không thể quên hình ảnh khắp các lối đi, các sườn núi rác tràn ngập và dày đặc. Chốn “Thiên Nam đệ nhật động ”bớt hấp dẫn du khách hơn có lẽ cũng vì như vậy. Không chỉ có thế, rác thải bừa bãi còn gây ô nhiễm môi trường, không khí không trong lành, sông hồ ô nhiễm, sinh vật ở sông hồ bị chết …Tất cả những điều đó đều có thể làm nguy hại đến sức khoẻ của con người. Đôi khi, rác thải bừa bãi còn gây nguy hiểm trực tiếp cho con người như trượt ngã vì dẫm phải vỏ hoa quả, đồ hộp, trẻ nhỏ bị cháy máu, nhiễm trùng vì dẫm phải mảnh chai…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng trên. Song về cơ bản có thể nhận thấy nạn vứt rác bừa bãi là do sự thiếu ý thức của một số người, do chưa có nhiều thùng rác ở những nơi công cộng và chưa thực sự có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những người vi phạm.

Trong khi chúng ta còn đang lúng túng tìm giải pháp khắc phục thì hàng ngày, hàng giờ hành tinh xanh của chúng ta đang oằn mình vì rác. Bởi vậy ngoài việc đặt thùng rác ở những nơi công cộng, treo biển cấm đổ rác ở một số nơi và xử phạt nghiêm khắc với người vi phạm, chúng ta cần phải giáo dục ý thức về vấn đề này ,và phải nhanh chóng khắc phục hậu quả ở những nơi đã bị vứt rác bừa bãi, nhằm ngăn chặn hành vi tiếp tục xả rác của những người vô ý thức. Bên cạnh đó cần nhân rộng những phong trào giàu ý nghĩa như “chủ nhật xanh”, “xanh sạch đẹp thành phố”…Để ngôi nhà chung của chúng ta luôn sạch sẽ, an lành.

Thành ngữ Việt Nam từng nói: “góp gió thành bão”. Mỗi học sinh chúng ta cần ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng để trái đất này mãi mãi là hành tinh xanh đáng yêu.

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Bài số 3

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là vấn đề rác thải. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là hiện tượng xả rác ra đường và những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống
Ở bất cứ nơi nào, ta cũng có thể bắt gặp những hành vi vô ý thức, xả rác một cách tự nhiên.

Trên xe khách, trong rạp chiếu phim, thuốc lá, vỏ lon, túi ni lông… được vứt rất bừa bãi, Người ta lười tới nỗi mà hút thuốc xong cũng không buồn bỏ vào thùng rác, vứt luôn ra đất;ăn xong một gói kẹo, gói bánh hay uống xong một chai nước cũng vứt vỏ lung tung, ăn xong một mẩu cao su cũng nhổ toẹt ra đất. Ngay cả trong công viên- một nơi vốn có không khí trong lànhcũng tràn ngập rác.
Thậm chí hiện nay, trong một số trường học, hiện tượng xả rác vô ý thức cũng trở nên không còn xa lạ. Trong ngăn bàn,chân cầu thang, sân trường…nơi nào cũng có mặt của rác với đầy đủ các loại: từ giấy vụn đến vỏ kẹo, vỏ lon,,,Những học sinh mặc dù đã được nhắc nhở, dạy bảo chu đáo vẫn ngang nhiên xả rác ra sân, ra trường như chốn không người.

Những khu du lịch nổi tiếng như: Cát Bà, động Phong Nha, vịnh Hạ Long … cũng bị mất đi vẻ đẹp vốn có do rác. Mặc dù các đội thu gom rác ở những nơi này không ít và cũng đã làm việc rất tích cực, xong, do lượng rác quá nhiều nên việc giảm thiểu lượng rác, giúp những nơi ấy trở về với vẻ đẹp vốn có cũng rất khó khăn. Và có lẽ, việc đó sẽ còn khó khăn hơn khi mà người ta vẫn còn tùy tiện xả rác.

Ở nông thôn- nơi có khí hậu trong lành cũng đã bị ô nhiễm do người dân ném xác súc vật chết, rác, bao bì, chai lọ chứa các hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ xuống sông, mương…Có khi,người dân còn vứt rác bừa bãi ngay ở đường, xung quanh nhà cú mình. Và, cũng chính vì những hành vi xả rác vô ý thức đó mà mỗi năm, con người chúng ta đã thảo vào môi trường 20 tỉ tấn CO2; 1,53 tỉ tấn SO2; 1 triệu tấn Ni; 900 tấn Côban; 1, 5 triệu tấn A sen… Vấn đề được đặt ra là: Liệu Trái Đất sẽ ra sao nếu hiện tượng này vẫn tiếp diễn?

Vậy, vì sao mà người ta lại xả rác bừa bãi?
Thứ nhất , phải kể đến sự thiếu hiểu biết , thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường và thói quen, tập quán sinh hoạt bắt nguồn từ tác phong của nền sản xuất nông nghiệp nhàn nhã, tùy tiện, thoải mái, tự do. Tiếp đó, không thể không kể đến sự lười biếng, thói vị kỉ. Có những trường hợp đặc biệt đã xảy ra: giữ nhà mình sạch sẽ nhưng lại xả rác ra nơi công cộng một cách vô tư; trên cơ sở bảo vệ lợi ích của mình mà ngang nhiên xâm phạm đến lợi ích của người khác. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách wuan thì đó cũng chỉ là một phần của nguyên nhân. Bên cạnh ý thức của con người, một phần nguyên nhân là do điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn, thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom rác của người dân;công tác tuyên truyền chưa rộng rãi; các cơ quan chức năng chưa có những biện pháp giải quyết một cách triệt để, chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc; các văn bản quy phạm pháp luật lên tầm nghị định được đặt ra nhưng không nghiên cứu kĩ cơ sở khả thi nên không sát với thực tế, không đạt hiệu quả cao. Ví dụ như: Nhà nước quy định: xả rác, thuốc lá ra các khu đô thị, nơi công cộng phạt 50-200 nghìn đồng; bỏ rác không đúng nơi quy định ở các địa điểm trên phạt 200-500 nghìn đồng; chôn hoặc thải các chất gây ô nhiễm ở thể rắn phạt 40-60 triệu đồng; xả dầu mỡ, hóa chất, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, kí sinh trùng vào môi trường phạt 60-100 triệu đồng…Thế nhưng, ai là người xử phạt? Và, xử phạt như thế nào khi mà có vô số người xả rác, còn những đống rác cứ mọc lên mà không rõ chủ?

Truy nhiên, một phần nguyên nhân cũng là do hệ lụy của cơ chế thị trường, việc tôn thờ đồng tiền, thói vị kỉ đã làm méo mó, biến dạng hành vi đạo đức trog đời sống văn hóa, văn minh và trong vấn đề vệ sinh của người Việt. Và hậu quả của những hành vi vô ý thức đó là vô cùng to lớn. Rác thải ở cống thoát nước, sông, mương tích tụ có thể gây tắc cống rãnh, mương tưới tiêu dẫn đến úng lụt. Đặc biệt,rác làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…; làm mất mĩ quan,ảnh hưởng đến hình anhe dân tộc, đất nước, khiến ngành du lịch kém phát triển; làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cối, gia súc, gia cầm và con người. Nếu sự ô nhiễm này tiếp tục kéo dài, khả năng Việt Nam bị mất 17% sản lượng nông nghiệp trong 1 năm sẽ xảy ra là rất cao.

Quan trọng nhất là những hành vi xả rác ấy gậy tác động rất xấu đến đất nước và thế giới. Nó khiến nước ta trở thành một đất nước ó thứ hạng thấp nhất trong số các nước Đông Nam Á về chỉ số ổn định môi trường; khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người. Bên cạnh đó, rác chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh như: E. Coli, Coliform, giun, sán,…và các kim loại nặng, có thế gây các bệnh về da, phổi, phế quản, ung thư, sốt xuất huyết, cảm cúm, dịch bệnh… và các bệnh nguy hại khác.

Vậy, tại sao chúng ta không bảo vệ môi trường và cuộc sống của chính mình?. Và làm cách nào đẻ bảo vệ?

Trước hết, mỗi chúng ta cần tự giác bảo vệ môi trường bằng cách:bỏ rác đúng nơi quy định, tích cực trồng cây xanh, làm sạch môi trường và tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần thắt chặt công tác quản lí việc xả rác, ban hành những quy dịnh có tính pháp lí về vấn đề này dựa trên thực tế để đạt được hiệu quả tốt nhất, cung cấp cho người dân đầy đủ tri thức về tác hại của việc xả rác bừa bãi, thành lập các CLB tình nguyện viên bảo vệ môi trường, xây dựng nguồn kinh phí hoạt động cho công tác giữu về sinh môi trường và thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tình yêu quê hương đất nước , ý thức bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức như: hát, múa, vẽ tranh, làm thơ, hội chợ, ngay tái chế……….
Như đã biết, những hành vi xả rác ra đường, nơi công cộng là những hành vi vô ý thức. Và, hậu quuar nó gây ra- cái giá phải trả cho sự vô ý thức đó là vô cùng to lướn, mà người gánh chịu không ai khác lại là chính chúng ta- những con người dù ít nhiều từng có những hành vi đó. Vì vậy, hãy cứu lấy Trái Đất, cứu lấy Môi Trường và cứu lấy cuộc sống của chính các bạn! Hãyng minh, các bạn là những công dân Việt văn minh, hãy thay đổi nhận thức và cách nhìn của bạn bè thế giới về đất nước của chúng ta, về người Việt, và về chính các bạn! 

Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Bài số 4

Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp… Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn… Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.

Tác hại của ô nhiễm môi trường rất lớn, diện tích đất hoang hóa, đất bạc màu không ngừng tăng. Ở các xã Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trù (Hà Nam) nghiên cứu cho thấy 94,4% giếng khoan có hàm lượng thạch tín cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Nhiều nơi, các dòng sông đang quằn quại rên xiết khi dòng nước không còn trong lành, ngọt mát. Nước dòng sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn, một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm do kim loại nặng. Đoạn sông Thị Vải kéo dài trên mười kilômét từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến thị trấn. Phú Mỹ (Tân  Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) bị ô nhiễm trầm trọng. Lưu vực sông Cầu, sông Sài Gòn – Đồng Nai cũng bị ô nhiễm nặng nề…

Tình trạng trên đã kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng nông thôn. Nhiều nàng ung thư đã xuất hiện ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hải Phòng. Xung quanh khu vực xóm 1 và 2 xã Trung Nghĩa, Nghĩa Đàn (Nghệ An) người dân cũng xuất hiện nhiều bệnh lạ như rụng tóc, thần kinh, não, ung thư… Tổng số người chết bệnh là 17 người, số bị ốm nặng do bị nhiễm độc là 40 người. Không chỉ ở Nghệ An, Hà Tĩnh mà tại nhiều vùng nông thôn khác, người dân phải hứng chịu nhiều chứng bệnh như viêm da, thần kinh, phổi,… Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), khoảng 80% dân số Việt Nam bị nhiễm giun sán. Việt Nam cũng là nơi có tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm cao, một nửa trong tổng số các bệnh truyền nhiễm mắc cao nhất là bệnh liên quan tới nước và vệ sinh môi trường. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Nam cho biết tại các lưu vực sông bị ô nhiễm như ở xã Hoàng Tây, tỉ lệ mắc các bệnh đường ruột tăng, 21% trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh tiêu chảy, 86% trẻ em mắc bệnh giun đũa, 76% mắc bệnh giun tóc….

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền…trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Như các trường học, chúng ta có thể chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,… tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên.

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Các hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Bên cạnh đó, vẫn có những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường. Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,… Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế… trong việc bảo vệ môi trường.

Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp "lỳ đòn" cũng không có hiệu quả.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.

Giải pháp khắc phục để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quan trọng nhất là người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh – sạch – đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • bài văn nghị luận xã hội về rác thải lơp 12
  • quan sát quanh khu lớp học thấy rác ở hành lang cầu thang nghị luạn về hiện tượng trên
  • suy nghĩ cua em ve van de rac thai va moi truong hien nay bai van so3
  • viết một lá đơn kiến nghị về việc xả rác ở làng em
0