Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Văn mẫu hay lớp 12
Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn TP HCM Con người từ thời cổ đại đã sống bầy đàn và đến nay cũng vậy – Họ tạo thành một tập thể, một môi trường chung. Nó ...
Xem nhanh nội dung
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn TP HCM
Con người từ thời cổ đại đã sống bầy đàn và đến nay cũng vậy – Họ tạo thành một tập thể, một môi trường chung. Nó khác với mọi quy luật của thuyết tiến hoá khác, nơi mà mọi thứ đều thay đổi, chỉ có lối sống cộng đồng là bất biến. Nhắc đến đây, tôi lại nhớ đến lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” – Hẳn đó không chỉ là lời dạy, có thể nó còn là ngòn đèn soi sang con đường tiến hoá của loài người chúng ta.
“Giọt nước phải hoà vào biển cả mới không cạn” – nó là chân lí, là châm ngôn của cuộc sống này. Đức Phật lấy cái nhỏ nhoi là “giọt nước” để nói đến cái vĩ đại cái lớn lao là “biển cả” như một dụng ý cho ta chiêm nghiệm. Ban đầu, nó như hai mặt đối lập nhưng nếu nghiền ngẫm, đó là hai yều tố hoà trộn, cấu thành nhau. “Giọt nước” nhỏ bé và sẽ khô cạn đi nhanh chóng nếu chỉ lẻ loi một mình nó. Nhưng khi nó hoà vào biển lớn mênh mông, hoà vào hang triệu, hang tỉ giọt nước khác thì nó trở thành một thế lực lớn của thiên nhiên, chiếm đến 1/3S của quả cầu này. đồng thời, mọi sông sâu biển lớn đều sẽ khô cạn kiệt quệ nếu không nhận được sự bồi đắp “ rả rich” của từng giọt nước. Nhìn nhận như vậy ta mới nhận ra rằng số phận con người cũng sẽ như mọi giọt nước và bất kì môi trường sống nào cũng giống như mọi sông sâu biển rộng. Có tạo ắt có huỷ. Quan trọng là cách bảo vệ, duy trì để nó được lâu dài, tạo ra một môi trường tốt để con người và mọi sinh vật khác cùng phát triển.
Lời của Đức Phật ngắn gọn mà sâu sắc!
Một con người chỉ biết sống cho bản thân, không quan tâm đến mọi người hẳn sẽ có một cuộc sống rất bình yên – nhưng đó là sự bình yên trong “im lặng” bởi chẳng có ai quan tâm hay làm phiền bạn cả. sự bình yên ấy sẽ tan vỡ khi bạn gặp những khó khăn, ốm đau hay bệnh tật. cũng không hẳn những nguời không có lối sống cộng đồng thì không thể tồn tại, điều tôi muốn nói là mọi người sẽ khó tồn tại nếu thiếu lối sống cộng đồng. Nó là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu bởi xung quanh họ luuôn là những áp lục về tinh thần, những giá trị vật chất. Bạn cần hiểu và nhớ rằng con người là một loài “động vật có tinh thần” và cái “tinh thần’ ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết. Nó chính là sức mạnh giúp con người vượt qua tất cả mọi khó khăn rào cản. Chính nhờ sự đoàn kết mà con người vượt qua được những cơn giân dữ của thiên nhiên. Chính nhờ nó mà mỗi dan tộc bị áp bức, bóc lột giành lại đươc nền độc lâp. Chính nhờ nó mà mỗi trận bong đá khi có đầy đủ cầu thủ đều mang lại thành công… Đó chính là “lối sống cộng dồng”-thứ mà một cá nhân thì không thể làm được…
“Còn gì trên đời đẹp hơn thế
Người với người, sống để yêu nhau”
Con người sống đoàn kết, chan hoà yêu thương lẫn nhau thì lối sống sẽ ngày càng phát triển cũng giống như giọt nước hoà vào biển lớn mới không cạn. Sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau mới cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Ông bà ta có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nó cũng như lời dạy của Đức Phật. “Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được”
Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người và cũng bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nhắc đến đây tôi lại nhớ đến nhà thơ Thanh Hải với “Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời. Ông đã lấy cái “tôi” hoà vào cái “ta” chung. Hình ảnh ấy khiến tôi thật sự xúc động. Tôi nguyện là “giọt nước”, mãi mãi hoà vào “biển cả” – đóng góp cái nhỏ nhoi của bản than để chan hoà hạnh phúc lớn lao cho mọi người như lời dạy của Đức Phật đáng kính.
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài làm 2
Có một lần, trên một chương trình truyền hình, tôi đã nhìn thấy hình ảnh những con linh cẩu sống thành bầy đàn hợp tác, hộ trợ nhau để săn bắt được những con mồi to lớn hơn. Khi đấy, tôi đã tự hỏi “Điều gì sẽxảy ra, nếu một con linh cẩu ko sống với bầy đàn mà chỉ sống riêng lẻ”. Và để rồi một lần khác, tôi đã tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó khi nghe thấy một lời dạy bảo của Đức Phật “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
Lời dạy ấy của ngày thật giản dị mà sâu sắc bằng những hình ảnh rất cụ thể là “giọt nước” và “biển cả”. Giọt nước nhỏ bé và sẽ trở nên khô cạn đi nhanh chống nếu chỉ lẻ loi một mình nó, nhưng khi nó hòa vào biển lớn mênh mông, hòa vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước khác thì nó không bao giờ biến mất.
Và trong cuộc sống cũng thế, con người không thể nào chỉ sống mỗi một mình mà có thể sống được, tồn tại được.
Khi sống chỉ biết đến mình, không quan tâm đến mọi người, không có trách nhiệm với cộng đồng, vô tâmvới xã hội,…thì tất nhiên, ta sẽ ko phải nhận dc những phiền toái do người khác, do cộng đồng, xã hội mang lại. Nhưng khi đó, ta cũng đã tự đánh mất những cơ hội nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ người khác. Và cũng có thể, ta đang tự làm hại chính bản thân ta một cách gián tiếp, vì ta là một phần trong cộng đồng, trong xã hội đó.
Hơn tất cả, “Con người là động vật có tinh thần” và cái “tinh thần” ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết bởi nhờ cái đoàn kết ấy mà từ thời xa xưa đến nay, con người mới có thể chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt mà tồn tại, phát triển. Nếu ta sống một lối sống “không cộng đồng, không xã hội”, tức là ta đã tự vứt bỏ đi phần “người” trong “con người” mình.
Ngược lại, nếu sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau với cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thếgiới này. Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được.
Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người.
Lời dạy “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” của Đức Phật là một lời dạy thật đơn giản những lại cho ta một bài học có giá trị suốt cả cuộc đời. Để học được bài học ấy không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi tin tất cả chúng ta sẽ làm được, bởi vì chúng ta là con người.
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài làm 3
Dàn ý tham khảo:
1. Nghĩ về câu nói của Phật
a) Giải thích khái niệm (từ ngữ)
– Nghĩa đen:
+ Hạt nước (giọt nước) chỉ tồn tại khi hòa vào đại dương mênh mông.
+ Đại dương do muôn triệu giọt nước tạo thành nên không cạn. Khi đại dương không cạn, giọt nước trong đại dương sẽ còn tồn tại.
– Nghĩa bóng: Phật răn dạy chúng sinh một điều: Con người, cá nhân chỉ tồn tại trong cộng đồng, trong tập thể, chỉ có sức mạnh khi hòa nhập.
b) Phân tích lý giải
– Tại sao một giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi?
– Tại sao con người chỉ có sức mạnh, chỉ tồn tại khi được hòa nhập với cộng đồng tập thể?
c) Bình luận, đánh giá
Lời khuyên hết sức sâu sắc, có ý nghĩa cảnh tỉnh con người: Trong cuộc sống con người cần tôn trọng, hòa nhập và vì cộng đồng bởi sống ích kỉ, vị kỉ là một cách tự tiêu diệt.
2. Bàn về vai trò của cá nhân và tập thể
a) Vai trò của cá nhân
– Cá nhân là những con người cụ thể tồn tại và hoạt động không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là một thực thể xã hội (có những quan hệ xã hội cụ thể).
– Trong những hoạt động của mình, cá nhân trực tiếp sáng tạo nên các giá trị vật chất cũng như tinh thần, làm phong phú, giàu có cho cuộc sống.
– Những các nhân kiệt xuất có khả năng sáng tạo ra các giá trị vĩnh viễn, bền vững, to lớn. Thậm chí bằng khả năng đặc biệt, các nhân có thể nhận thức được quy luật phát triển của lịch sử, vạch đường cho quy luật phát triển nhanh chóng, có thể tổ chức các hoạt động thực tiễn, lôi kéo, tập hợp, giáo dục các cá nhân khác tạo ra một sức mạnh to lớn. Khi cá nhân tỏa sáng những giá trị độc lập cũng là tỏa sáng trong một môi trường và trong những mối quan hệ của tập thể.
b) Vai trò của tập thể
– Tập thể là khối đoàn kết, thống nhất, tập hợp của những cá nhân trong xã hội.
– Tập thể lưu giữ và phát triển những giá trị sáng tạo của cá nhân, tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
– Tập thể là nơi các cá nhân được tập hợp lại, liên kết, thống nhất mọi cá nhân trong một mục tiêu chung. Khi ấy, chính tập thể sẽ có đủ sức mạnh làm nên biến đổi trong lịch sử, thúc đẩy lịch sử phát triển.
c) Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
– Từ sự phân tích ở trên, có thể thấy, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể là mối quan hệ khăng khít, hai chiều: cá nhân có vai trò to lơn, tập thể càng có vai trò to lớn hơn. Bởi vì:
+ Tập thể chỉ mạnh khi có những nhâ tố cá nhân xuất sắc, mạnh mẽ.
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh, chỉ tồn tại và khẳng định mình khi sống trong tập thể.
– Phê phán những khuynh hướng sai trái:
+ Coi thường cá nhân, chỉ biết tập thể
+ Coi thường tập thể, chỉ biết cá nhân.
– Sự sai trái của cả hai khuynh hướng này là ở chỗ: Không thấy sức mạnh, ý nghĩa và mối quan hệ của yếu tố này với yếu tố kia.
– Chứng minh bằng thực tế lịch sử của dân tộc: Cuộc kháng chiến của dân tộc ta thắng lợi bở sức mạnh dân tộc, cộng đồng, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Bài làm 4
1. Mở bài:
– Câu chuyện về bó đũa: … Bẻ cả một bó đũa rất khó thực hiện, nếu rút ra và bẻ từng chiếc thì chúng sẽ gãy hết….
– Con người là cá nhân lẻ loi trong vũ trụ. Nếu sống tách biệt, không thể nào tồn tại được. Đức Phật đã dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
– Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
– Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.
– Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
– Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người.
Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
– Tại sao “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”?
+ Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, chúng mới không tan biến.
+ Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có cá nhân thì không có tập thể. Tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết.
+ Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều hộ gia đình.
– Tại sao cá nhân lại cần đến tập thể?
+ Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá nhân không thể nào không thể sống tách rời tập thể.
. Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kĩ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.
. Do hoàn cảnh xô đẩy, Rôbinxơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và họ đã tồn tại.
+ Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.
. Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên. Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
. Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
. Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.
. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
+ Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được. Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.
+ Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng. Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
c. Bàn bạc mở rộng:
– Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề và phê phán lốisống trái ngược:
+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.
+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công.
– Bài học nhận thức, hành động:
+ Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.
+ Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành công, mới có ý nghĩa.
+ Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).
3. Kết bài:
– Khẳng định vấn đề:
Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lời ích gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ không bao giờ kết thúc.
– Gợi mở :
Lời dạy của đức Phậtsẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó nằm trong tập niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.
Thu Thủy (Tổng hợp)