25/05/2017, 09:48

Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trên con đường đưa đến sự thành công, học tập là một vấn đề hết sức quan trọng và là yếu tố cần thiết nhất để mang đến ...

Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trên con đường đưa đến sự thành công, học tập là một vấn đề hết sức quan trọng và là yếu tố cần thiết nhất để mang đến sự thành đạt cho mỗi con người. Chính vì thế, môi trường học đường ...

Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Trên con đường đưa đến sự thành công, học tập là một vấn đề hết sức quan trọng và là yếu tố cần thiết nhất để mang đến sự thành đạt cho mỗi con người. Chính vì thế, môi trường học đường đang và rất được mọi người chú trọng đến, đặc biệt là kỉ luật học đường.

Kỉ luật là những quy định cho một tập thể trong một phạm vi nào đó nhằm mục đính cho sự phát triển toàn diện của tập thể đó. Vì vậy kỉ luật học đường là những nội quy trong môi trường học đường mà giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nhằm đạt được mục đích tốt, mang lại hiệu quả tối đa trong việc dạy và học. Chẳng hạn như học sinh phải đi học đúng giờ, giáo viên cũng phải nhận lớp đúng lúc để không làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu và truyền đạt kiến thức,v.v…

Ngày nay, vấn đề kỉ luật học đường cần phải được nâng cao và quản lí chặt chẽ hơn nữa vì trường học là nơi giáo dục, bồi dưỡng các em trở thành những người giúp ích cho tương lai của đất nước thì những vấn đề về kỉ luật trong học đường càng trở nên quan trọng trong quá trình bồi dưỡng nhân cách sau này của các em. Chẳng hạn như phải tập cho các em thói quen lễ phép với người lớn hơn mình, quan tâm giúp đỡ mọi người và những người khó khăn là phẩm chất mà học sinh cần có được. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỉ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân, nhận được sự tin tưởng của mọi người, là người công dân tốt cho xã hội. Lấy điển hình là một học sinh luôn đi học đúng giờ, lễ phép với giáo viên và mọi người, luôn làm bài tập được giao và biết tự trau dồi kiến thức cho mình, chắc chắn sẽ trở thành một người con ngoan trò giỏi, được giáo viên yêu mến và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người xung quanh.

Song song đó vẫn còn khá nhiều học sinh vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của kỉ luật học đường, vẫn còn thường xuyên vi phạm và xem thường sự nhắc nhở của mọi người. Chính vì thể cần phải có những hình thức xử phạt thật nghiêm đối với những học sinh là thành phần cá biệt. Đối với các trường hợp đi học trễ, thường xuyên không làm bài, không nghe giảng trên lớp hoặc lo ra, cúp học, cần phải thông báo cho gia đình và xử phạt thật nghiêm khắc để kịp uốn nắn các em khi còn có thể, đảm bảo cho việc học tập và giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt cho đất nước.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải thực hiện tốt những nội quy, kỉ luật mà tập thể đề ra. Bên cạnh đó cần có những phần thưởng khuyến khích và động viên các em để các em có thể cố gắp phấn đấu học tập và chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Riêng em, em sẽ cố gắng chấp hành tốt nội quy để thầy cô vui lòng, bạn bè quý mến và đem lại niềm vui cho ba mẹ.

Kỉ luật là nhân tố quan trọng góp phần quyết định nên chất lượng đào tạo học sinh cho trường học. Chính vì thể chúng ta cần phải chấp hành thật tốt nội quy để có thể tạo nên một trường học tốt, chất lượng cao và kỉ luật đúng đắn.

Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Bài làm 2

Môi trường học đường là một thế giới rất kì diệu đối với mỗi người. Nơi đây chúng ta được học tập biết bao điều bổ ích, được gặp gỡ và chia sẻ những sở thích, niềm vui, nỗi buồn. Môi trường học đường ấy cần phải có một kỉ luật. Là một học sinh, chúng ta có suy nghĩ gì về kỉ luật học đường?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu kỉ luật học đường là gì? Đó là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ mà nhà trường đưa ra yêu cầu tất cả học sinh phải tuân thủ, chấp hành nghiêm túc. Kỉ luật học đường là ý thức giữ gìn nề nếp kỉ luật của học sinh trong trường học. Chính vì thế khi bước vào một ngôi trường mới, bước vào một năm học mới, nhà trường luôn giáo dục cho học sinh ý thức về nội quy nhà trường, học tập thật kĩ về kỉ luật trước khi học tập về chuyên môn.

Hiểu được thế nào là kỉ luật học đường thì người học sinh còn phải tìm hiểu tại sao phải tuân thủ kỉ luật này? Gia đình là một tập thể nhỏ gồm ông bà, cha mẹ, con cái. Tập thể ấy dù chỉ gồm vài thành viên nhưng cũng phải có tôn ti trật tự và gia phong là nề nếp kỉ luật bắt buộc các thành viên trong gia đình phải thực hiện. Ngoài xã hội cũng vậy, mỗi công dân phải chấp hành trật tự, kỉ cương. Môi trường học đường cũng là một cộng đồng gồm nhiều thành viên cùng sinh hoạt. Vì thế, là một cá nhân trong môi trường ấy, chúng ta phải biết giữ kỉ luật và nề nếp. Có ý thức giữ gìn kỉ luật học đường, đạo đức của người học sinh được đánh giá tốt. Người học sinh có kỉ luật luôn lễ phép, vâng lời thầy cô, không gây gỗ đánh nhau, thực hiện đầy đủ nội quy nhà trường sẽ được mọi người kính trọng và chính mình cũng đã tôn trọng danh dự của mình. Vì thế, kỉ luật học đường là một trong những yếu tố và là nền tảng để hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Kỉ luật học đường được mỗi cá nhân thực hiện tốt thì môi trường ấy sẽ được phát triển tốt. Học sinh sẽ được giáo dục trở thành những thành viên tốt giúp cho xã hội.

Là một tập thể dù nhỏ hay lớn đều phải có trật tự, kỉ cương thế mà hiện nay, trong môi trường học đường vẫn còn có những hiện tượng xấu như bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy cô…Đó là những cá thể cá biệt không chấp hành nội quy cộng đồng, vô kỉ luật, không được mọi người kính trọng và còn bị ghét bỏ vì tính ích kỉ không biết nghĩ đến mọi người xung quanh.

Xác định được điều này chúng ta cần phải hành động ngay từ bây giờ. Đầu tiên phải xây dựng cho bản thân một kỉ luật: có thời khóa biểu hợp lí, chấp hành nội quy của nhà trường, thực hiện tốt trách nhiệm mình với mọi người. Chúng ta sẽ giúp cho những cá nhân vô kỉ luật nhận ra sai lầm của mình, biết sữa chữa để trở thành những con người có ích cho xã hội.

Học đường là cánh cổng mở rộng tri thức của con người, đem lại cho chúng ta biết bao điều mới lạ. Vì thế để giúp cho mỗi học sinh có thể hoàn thiện nhân cách chúng ta cần phải tuân thủ nghiêm khắc kỉ luật học đường.

Nghị luận xã hội về kỷ luật học đường – Bài làm 3

Tạo động cơ, thiết lập mục tiêu và làm việc chăm chỉ sẽ đưa bạn tiến xa. Tuy nhiên, bạn hãy thêm vào đó tính kỷ luật thì bạn sẽ càng tiến xa hơn nữa. Mỗi người thành công đều nói rằng : Kỷ luật là chiếc chìa khóa vạn năng giúp mọi người được hoàn tất. Không có nó bạn sẽ chỉ thành đạt trong một chừng mực nào đó.

Khi nói đến tính kỷ luật, nhiều người cho rằng : người có tính kỷ luật luôn cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Thế nhưng thực ra, kỷ luật là một trong những thuộc tính tích cực nhất mà con người có được. Người ta cũng đã đưa ra định nghĩa về tính kỷ luật : "Kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự mạnh mẽ hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn". Các bạn có thể thử nghiệm điều này. Khi tự giác áp dụng kỷ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang kiểm soát những hành động và cả suy nghĩ của chính mình. Chính bạn có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Nhà triết học Erich Fromm từng nói : không có tính kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển. Ông còn nói rằng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao. Chẳng hạn bạn muốn hoàn thành việc thi tiếng Anh trong khoảng thời gian 6 tháng nhưng lại không muốn từ bỏ bất cứ một buổi picnic, một đợt du lịch nào, thậm chí còn muốn theo cho hết những bộ phim Hàn Quốc dài tập thì sao có thể đạt được kết quả như ý. Cần biết đưa mình vào kỷ luật để có thể từ chối những lời mời gọi liên tục của bạn bè, một số thú vui để tập trung vào công việc chính. Và tất nhiên, sau khi đã hoàn thành, bạn có thể tự thưởng, tự bù đắp cho mình bằng những cuộc vui khác. Người ta thường nói, thành công vốn là tổng của những nổ lực nhỏ bé được lặp đi lặp lại ngày qua ngày mà nên. Cứ mỗi ngày bạn tự đặt ra cho mình một kế hoạch rồi tự mình khép vào tính kỷ luật để thực hiện bằng được mục tiêu đó thì sao không thể đi tới thành công.

Tính kỷ luật chắc chắn sẽ giúp chúng ta hoàn thành những việc khi chúng ta cần phải được hoàn thành, chứ không phải khi chúng ta  cảm thấy thích hoàn thành chúng. Đây là chìa khóa để thành công và cả hạnh phúc, bởi chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng thật sự khi gặt hái kết quả từ công sức lao độngh chăm chỉ và bền bỉ của chính mình.

Sybil Stamton đã viết : "Kỷ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn, nó ở bên cạnh khích lệ bạn. Khi hiểu rằng, kỷ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó" .

Từ khóa tìm kiếm

  • kỷ luật là tự chăm sic mình chứ không phài là tywj trừng trị mình
  • van nghi luan xa hoi: Hoc sinh can ton trong ki luat
  • nlxh ve kỉ luật là sự chăm sóc minh chu khong phải tu trừng trị mình
  • nghị luận vềkỉ luật là tự chăm sóc mình chứ ko phải
  • nghị luận về tính kỷ luật của học sinh
  • nghị luận kỷ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình
  • nghị luận kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình
  • ky luat la tu cham soc minhchu khong tu trung tri minh
  • kỷ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình
  • vieets baif văn nghị luận bàn về kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phảo tự trừng trị mình

Bài viết liên quan

0