25/05/2017, 09:48

Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Văn mẫu lớp 9

Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình “Sống trên đời cần một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn bay ...

Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình “Sống trên đời cần một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn bay đi”. Tấm lòng mà cuộc đời cần lắm chính là sự vị tha, mở rộng ...

Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

“Sống trên đời cần một tấm lòng.
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn bay đi”.

Tấm lòng mà cuộc đời cần lắm chính là sự vị tha, mở rộng tấm lòng trước cuộc đời. Có phải vì vậy mà bao đời nay lòng vị tha và tính ích kỉ – hai mặt đôì lập luôn tồn tại song song trong tính cách con người, là chủ đề của nhiều cuộc bàn luận sôi nổi, kịch tính?

Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng cao cả: tinh thần “một người vì mọi người”.

Ngược lại, ích kỉ là chỉ biết, chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà khòng biết đến người khác. Tính ích kỉ bộc lộ bản chất hẹp hòi, nhỏ mọn của tiểu nhân.

Trong cuộc sống, để nhận diện người có lòng vị tha và kẻ tiểu nhân, ích kỉ không khó.

Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần chia sẻ, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm phải điều sai trái, bạn không vì thế mà lên án gay gắt, không cho họ con đường quay lại. Ngược lại bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,…

Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định: bạn có lòng vị tha. Sâu rộng hơn, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,… để hòa mình với đồng bào, đồng cam cộng khố giúp đỡ họ vươn lên…

Song cũng cần tỉnh táo để phân biệt lòng vị tha với sự ban ơn hay sự tính toán mưu cầu lợi ích riêng. Giúp đỡ người khác nếu không xuất phát từ sự vô tư mà khởi đầu từ lòng thương hại thì đó chỉ là sự ban ơn mà thôi. Mối quan hệ giữa người cho đi và người nhận về không hề bình dẳng. Đến với quỹ ủng hộ “Vì người nghèo”, có người mặt tươi cười đặt vào quỹ những đồng bạc lớn nhưng họ lại thầm cười khẩy trước mái nhà lụp xụp của một gia đình nghèo. Thâm tâm họ, những đồng bào kia chỉ là sự gia ơn bố thí. Mặt khác, lại có người giúp đỡ người khác vì một mục đích không tư lợi nào đó. Thực tế, đã có những ông to, bà lớn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp dưới làm việc, thăng chức chỉ để lấy lòng đồng nghiệp, chờ mong lá phiếu của họ dành cho mình trong kì bầu cử. Lòng vị tha trá hình còn đáng khinh bỉ gấp bội lần sự ích kỉ.

Cùng bản chất với sự giúp đỡ kèm theo toan tính cá nhân song tính ích kỉ có hình thức ngược lại. Người ích kỉ có những hành động, việc làm chỉ chăm chăm nhăm mang lại lợi ích cho cá nhân mình, thậm chí bất chấp thủ đoạn giày xéo lên công bằng, đạo lí và lợi ích của người khác để có (tược mối lợi ấy. Đó là những kẻ tròng nguy nan một mình trốn chạy bỏ mặc bạn bè, là những kẻ làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại mà ăn chặn từng gói mì cứu trợ đồng bào lũ lụt, mà buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy, hêrôin,… Gần gũi hơn trong đời sống học sinh, sự ích kỉ bộc lộ ngay trong hành vi cóp bài, gian lận khi kiểm tra thi cử. Những hành động sai trái ấy làm lợi cho một người nhưng tạo ra sự bất công đối với những nỗ lực của bao nhiêu người khác.

Có được lòng vị tha, con người sống ung dung thanh thản trước cuộc đời. Họ được mọi người yêu mến, quý trọng. Mặt khác những việc họ làm đã giúp cho xã hội thêm giàu đẹp. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thám lặng hy sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ đê gió cuốn bay đi nhưng là bay di để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.

Đời sống kẻ ích kỉ thì ngược lại. Họ bị những toan tính chi ly, nhỏ mọn thường ngày giày vò, dằn vặt. Lúc nào cũng tính toán căng thẳng để làm lợi cho mình. Họ cô độc giữa thế giới tươi đẹp xung quanh, chẳng ai muốn làm bạn với con người nhỏ mọn. Thậm chí khi lòng ích kỉ biến thành tội ác, họ sẽ bị xã hội lên án, truy đuổi, là đối tượng nguyền rủa của con người. Tính ích kỉ ở mức độ nào cũng có hại cho tập thể. Đặc biệt khi nó phát triển thành chủ nghĩa cá nhân thì hậu quả sẽ khó có thể lường hết. Nguy hiểm hơn nữa khi tính ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân len lỏi bắt rễ vào tư tưởng của những nhà lãnh đạo, họ sẽ tạo nên những tội ác cho xã hội. Đó là trường hợp của tên độc tài Hit-le, Mut-xo-li-ni,…

Lòng vị tha mang đến cho xã hội những công hiến quý giá, tính ích kỉ lạ quen hưởng thụ quá đà, gây nguy hại cho đời sống.

Như vậy, xã hội muốn phát triển đi lên, ta cần nhân rộng lòng vị tha, xóa bỏ tính ích kỉ trong con người, vẫn biết trong mỗi chúng ta luôn có hai con người đối lập tồn tại: tốt và xấu, thiên thần và ác quỷ, vị tha và ích kỉ,… Nhưng “nhân chi sơ tính bản thiện”, mỗi chúng ta cần có ý thức đấu tranh để giành lại bản ngã lương thiện cho mình. Ta nên mở lòng trước tập thể, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Nếu ta dám “Mình vì mọi người” thì chắc chắn mọi người cũng sẽ “Mọi người vì một người”. Đặc biệt ta cần chú ý xây dựng lòng vị tha và gạt bỏ tính ích kỉ thì sẽ rất lí tưởng cho sự phát triển nhân cách của các em sau này.

Nghị luận xã hội về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Bài làm 2

Để giải thích thế nào là hạnh phúc, người ta thường vận dụng khái niệm ngược lại của nó là sự bất hạnh. Những nỗi bất hạnh ở trên đời, ngay từ những thời cổ đại xa xưa, đã được các triết gia ví như “những bóng đen trên một bức họa: chúng càng làm cho các màu sắc nổi bật” – các màu sắc ở đây tượng trưng cho hạnh phúc.

Những nguyên nhân của chúng có thể là: sự mất mát một người thân (từ biệt), sự đau khổ về tinh thần (sự chia li), hoặc về thể xác (bệnh tật), sự nghèo khổ, sự ngu dốt, sự lệ thuộc kẻ khác, sự thù hận, lòng vị kỉ, v.v. Có những nguyên nhân không tuỳ thuộc vào con người, như cái chết, và ở một mức độ thấp hơn, tật bệnh, nhưng tất cả các nguyên nhân khác đều tuỳ thuộc vào con người và nhất là vào quan hệ giữa người này với người khác, bởi vì con người không thể nào sống một mình và sung sướng một mình được. Con người sống trong một xã hội luôn luôn cần đến sự giúp đỡ của những người khác ở xung quanh, về mặt vật chất cũng như tinh thần. Bởi vậy cho nên, con người cần có lòng bác ái và vị tha vì lòng ích kỉ trước sau chỉ mang đến cho họ những nỗi bất hạnh.

Lòng vị tha là thái độ sống vì người khác. Đó là một đức tính tích cực cho phép con người ta có được một tầm nhìn xa hơn là những quyền lợi trước mắt – đôi khi là rất nhỏ bé của mình dễ nghĩ đến quyền lợi người khác. Có thể nói lòng vị tha là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người. Không chỉ là sự mở rộng tấm lòng sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác mà còn là sự ân cần giúp đỡ tạo điều kiện cho những người lầm lạc sửa chữa lỗi lầm; còn là sự chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người khác để họ cũng có cuộc sống tốt đẹp như mình. Vị tha còn là sự nhìn nhận đánh giá con người, đối xử với họ không ác cảm, định kiến mà đầy lòng nhân ái. Nó ngược lại với lòng ích kỉ, ích kỉ là thải độ sống vì minh, không quan tâm đến người khác mà chỉ “chăm chăm” lo cho lợi ích bản thân.

Nếu như những người ích kỉ, nhỏ nhen chỉ biết đến bản thân mình, lo cho những lợi ích trước mắt thì lòng vị tha cho phép người ta luôn mở rộng lòng mình che chở cho người khác tha thứ lỗi lầm và tạo điều kiện cho họ sửa chữa, có thể nói, lòng vị tha chính là cốt lõi đạo đức thôi thúc chúng ta làm những việc vì hạnh phúc của người khác, nó cho phép ta sống có lí tưởng hơn. Lòng vị tha mang lại niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn còn sự ích kỉ chỉ mang lại cho chúng ta nỗi lo lắng và phiền muộn trong tiềm thức. Lòng vị tha mang đến sự dũng cảm.

Lòng vị tha đem đến cho ta những người bạn mới cùng sự chân thành và cởi mở, ích kỉ là biểu hiện của một tâm hồn hèn nhát, luôn lo sợ cho bản thân. Ích kỉ chỉ mang đến sự dối trá, nhỏ nhen cùng với sự ra đi của những tình cảm con người tốt đẹp. Trong cuộc sống, tính ích kỉ và lòng vị tha có biểu hiện phong phú. Đơn giản chỉ là việc ai đó hỏi mượn bạn thứ đồ dùng học tập nào đó. Những cách ứng xử khác nhau sẽ cho thấy bạn là người như thế nào. Người ích kỉ thường suy nghĩ trước sau điều lợi – hại đối với bản thân, và kết quả là vì nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến mình mà sẽ không giúp đỡ một ai cả.

Người có lòng vị tha không vậy. Người ta sẽ không ngần ngại mà đưa cho bạn mình, không hề toan tính. Nếu không may vật đó có bị hỏng hóc thì cũng không vì thế mà trách mắng bạn của mình, vẫn sẵn sàng bỏ qua cho họ. Nhiều hơn thế, cuộc sống còn biết bao điều lớn lao đòi hỏi con người ta có lòng bao dung độ lượng không chỉ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho người khác mà còn là cách dễ bản thân sống tốt hơn, vui sống hơn. Nếu cuộc sống có lòng vị tha như mảnh đất tối tươi và tràn trề sức sống thì tính ích kỉ chỉ giống như một sa mạc cát mênh mông, khô cằn và bỏng rát, nơi sự sống và sức sống khó lòng tồn tại. Phải sống trong sự ích kỉ, con người sớm hay muộn cũng sẽ thấy mệt mỏi vì những toan tính nhỏ nhặt.

Lòng vị tha và sự ích kỉ là hai mặt đối lập nhưng luôn song song tồn tại. Hãy biết vượt qua sự ích kỉ nhỏ nhen để sống chan hòa, thương yêu và giúp đỡ những người xung quanh. Lòng vị tha giúp con người sống chan hòa, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, đầy tình người, xây dựng một thế giới hòa bình bền vững.

Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Bài làm 3

Để giải thích thế nào là hạnh phúc, người ta thường vận dụng khái niệm ngược lại của nó là sự bất hạnh. Những nỗi bất hạnh ở trên đời, ngay từ những thời cổ đại xa xưa, đã được các triết gia ví như “những bóng đen trên một bức họa: chúng càng làm cho các màu sắc nổi bật” – các màu sắc ở đây tượng trưng cho hạnh phúc.

Những nguyên nhân của chúng có thể là: sự mất mát một người thân (từ biệt), sự đau khổ về tinh thần (sự chia li), hoặc về thể xác (bệnh tật), sự nghèo khổ, sự ngu dốt, sự lệ thuộc kẻ khác, sự thù hận, lòng vị kỉ, v.v. Có những nguyên nhân không tuỳ thuộc vào con người, như cái chết, và ở một mức độ thấp hơn, tật bệnh, nhưng tất cả các nguyên nhân khác đều tuỳ thuộc vào con người và nhất là vào quan hệ giữa người này với người khác, bởi vì con người không thể nào sống một mình và sung sướng một mình được. Con người sống trong một xã hội luôn luôn cần đến sự giúp đỡ của những người khác ở xung quanh, về mặt vật chất cũng như tinh thần. Bởi vậy cho nên, con người cần có lòng bác ái và vị tha vì lòng ích kỉ trước sau chỉ mang đến cho họ những nỗi bất hạnh.

Lòng vị tha là thái độ sống vì người khác. Đó là một đức tính tích cực cho phép con người ta có được một tầm nhìn xa hơn là những quyền lợi trước mắt – đôi khi là rất nhỏ bé của mình dễ nghĩ đến quyền lợi người khác. Có thể nói lòng vị tha là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người. Không chỉ là sự mở rộng tấm lòng sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác mà còn là sự ân cần giúp đỡ tạo điều kiện cho những người lầm lạc sửa chữa lỗi lầm; còn là sự chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người khác để họ cũng có cuộc sống tốt đẹp như mình. Vị tha còn là sự nhìn nhận đánh giá con người, đối xử với họ không ác cảm, định kiến mà đầy lòng nhân ái. Nó ngược lại với lòng ích kỉ, ích kỉ là thải độ sống vì minh, không quan tâm đến người khác mà chỉ “chăm chăm” lo cho lợi ích bản thân.

Nếu như những người ích kỉ, nhỏ nhen chỉ biết đến bản thân mình, lo cho những lợi ích trước mắt thì lòng vị tha cho phép người ta luôn mở rộng lòng mình che chở cho người khác tha thứ lỗi lầm và tạo điều kiện cho họ sửa chữa, có thể nói, lòng vị tha chính là cốt lõi đạo đức thôi thúc chúng ta làm những việc vì hạnh phúc của người khác, nó cho phép ta sống có lí tưởng hơn. Lòng vị tha mang lại niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn còn sự ích kỉ chỉ mang lại cho chúng ta nỗi lo lắng và phiền muộn trong tiềm thức. Lòng vị tha mang đến sự dũng cảm.

Lòng vị tha đem đến cho ta những người bạn mới cùng sự chân thành và cởi mở, ích kỉ là biểu hiện của một tâm hồn hèn nhát, luôn lo sợ cho bản thân. Ích kỉ chỉ mang đến sự dối trá, nhỏ nhen cùng với sự ra đi của những tình cảm con người tốt đẹp. Trong cuộc sống, tính ích kỉ và lòng vị tha có biểu hiện phong phú. Đơn giản chỉ là việc ai đó hỏi mượn bạn thứ đồ dùng học tập nào đó. Những cách ứng xử khác nhau sẽ cho thấy bạn là người như thế nào. Người ích kỉ thường suy nghĩ trước sau điều lợi – hại đối với bản thân, và kết quả là vì nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến mình mà sẽ không giúp đỡ một ai cả.

Người có lòng vị tha không vậy. Người ta sẽ không ngần ngại mà đưa cho bạn mình, không hề toan tính. Nếu không may vật đó có bị hỏng hóc thì cũng không vì thế mà trách mắng bạn của mình, vẫn sẵn sàng bỏ qua cho họ. Nhiều hơn thế, cuộc sống còn biết bao điều lớn lao đòi hỏi con người ta có lòng bao dung độ lượng không chỉ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho người khác mà còn là cách dễ bản thân sống tốt hơn, vui sống hơn. Nếu cuộc sống có lòng vị tha như mảnh đất tối tươi và tràn trề sức sống thì tính ích kỉ chỉ giống như một sa mạc cát mênh mông, khô cằn và bỏng rát, nơi sự sống và sức sống khó lòng tồn tại. Phải sống trong sự ích kỉ, con người sớm hay muộn cũng sẽ thấy mệt mỏi vì những toan tính nhỏ nhặt.

Lòng vị tha và sự ích kỉ là hai mặt đối lập nhưng luôn song song tồn tại. Hãy biết vượt qua sự ích kỉ nhỏ nhen để sống chan hòa, thương yêu và giúp đỡ những người xung quanh. Lòng vị tha giúp con người sống chan hòa, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, đầy tình người, xây dựng một thế giới hòa bình bền vững.

Suy nghĩ về tính ích kỉ và lòng vị tha của con người – Bài làm 4

Như chúng ta đã biết tính ích kỷ và vị tha hoàn toàn đối lập nhau. Nếu lòng vị tha đáng được mọi người ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỷ đáng bị phê phán bấy nhiêu.

Trước tiên ta phải hiểu thế nào là tính ích kỷ? ích kỷ là chỉ biết lợi ích cho riêng mình, còn ” ích kỷ hại nhân” là chỉ biết vì lợi ích riêng của mình mà làm hại người khác.

Vậy biểu hiện của tính ích kỷ ra sao? kẻ có tính ích kỷ thường hay so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình. Phương châm sống của họ là ” Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Tính ích kỷ thể hiện dưới nhiều hình thức nhiều mức độ khác nhau, lười biếng, tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng… Thực tế, ta đã thấy một nhân vật rất gian xảo, chỉ vì lợi ích của mình mà lừa Thạch Sanh để cướp công chúa đó là Lý thông. Trong thực tế đã có rất nhiều người, vì lợi ích của mình làm giàu cho bản thân mà tham nhũng của dân. Là học sinh liệu tính cách có ích kỷ không? Nó được thể hiện trong học tập, bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm bạn bè. Ví dụ học giỏi hơn bạn bè nhưng lại sợ bạn hơn, khi giảng bài cho bạn lại sợ bạn sẽ giỏi hơn mình… rồi một số bạn thờ ơ trước công việc của lớp, của trường coi đây là việc chung, việc của người khác không cần quan tâm.

Vậy khi con người chúng ta có tính ích kỷ thì có tác hại không? có, nó gây là sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Những người có chức, có quyền và ích kỷ thi chỉ làm hại dân, hại nước… Nếu một tập thể mà có những người ích kỷ thì tập thể đó không thể đi lên được.

Trái với ích kỷ là lòng vị tha, vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân mình. Vậy, biểu hiện của lòng vị tha ra sao? lòng vị tha là đức tính cần thiết của mỗi người cần phải có. Trong xã hội giữa mọi người có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, mỗi cá nhân không thể chỉ biết tới quyền lợi của riêng mình mà phải nghĩ tới quyền lợi của người khác. Cụ thể, trong gia đình cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái và ngược lại con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, trong lớp học sinh phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Có thể nói, lòng vị tha là truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc ta từ xưa đến na nó được thể hiện bằng các việc làm cụ thể như phong trào từ thiện phát triển rộng rãi trên cả nước hiện nay… Có rất nhiều chương trình trái tim cho em, vượt lên chính mình, vì bạn xứng đáng… đã thể hiện tình yêu thương giữa người với người của dân tộc Việt Nam.

Như vậy tính ích kỷ là thói xấu cần phải phê phán mà học sinh chúng ta không nên mắc phải, còn lòng vị tha là đức tính quý báu cần có ở mỗi con người… Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim nhân hậu, biết chia sẻ buồn vui, biết yêu thương đồng loại, đồng bào… Bởi nến ai cũng có lòng vị tha sống đúng theo phương châm của Bác hồ đã day ” Mình vì mọi người, mọi người vì mình” thì xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Từ khóa tìm kiếm

  • suy nghi ve tinh ich ki
  • em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về tính ích kỉ và lòng vị tha
  • nhận dinh ve long vị tha - ích kỉ

Bài viết liên quan

0