25/05/2017, 09:48

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ….Và có một trái tim để yêu thương. Con ...

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ….Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có ...

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Con người sinh ra có một đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, một bộ óc để suy nghĩ….Và có một trái tim để yêu thương. Con người biết yêu thương quan tâm sẻ chia với mọi người là con người có lòng nhân ái Steve Godier đã khẳng định: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Nhân ái là cái gốc của đạo đức con người, là nền tảng của luân lí xã hội. Không có tình thương con người chỉ là một con vật. Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Đời thừa” đã khẳng định: “Tình thương là lẽ sống, là tiêu chuẩn làm người lớn nhất. Một con người có lòng nhân ái là phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu nhất của mình”.

Đó là cha mẹ người cho ta cuộc sống, cho ta được biết thở bầu không khí trong lành, cho ta dòng sữa ngọt ngào với tình thương không bao giờ vơi cạn. Đó là ông bà là anh em ruột thịt, là bạn bè, bà con lối xóm,…..Biết yêu thương mình, yêu thương những người thân yêu, yêu đồng bào chung một bọc, yêu thương đồng loại đó chính là biểu hiện của tấm lòng nhân ái. Tinh yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn những hành động cụ thể: Một tấm áo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt, một hành động giúp đỡ người khác trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện, một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh, một cái nắm tay, một ánh mắt đồng cảm sẻ chia,….Đó là những nghĩa cử bình thường mà cao đẹp của những tấm lòng nhân ái. Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hi sinh. Những người chiến sĩ như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi người. Những bà mẹ Việt Nam tảo tần lặng lẽ hi sinh cuộc đời vì chồng con, vì đất nước. Người sinh viên lao mình xuống dòng nước lũ cứu những em nhỏ,…Họ đã quên cả bản thân mình vì người khác. Họ là những con người dũng cảm, những trái tim yêu thương.

Lòng nhân ái đã trở thành nét đẹp truyền thống Việt Nam. Tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” là đạo lí ngàn đời của dân tộc. Nhũng cái Tết của người nghèo, những mái ấm tình thương, nối vòng tay lớn, chung một trái tim, đã làm ấm lòng những người con đất Việt. Những ngôi nhà được cất lên, những mái trường được dựng lại, bình yên trở về sau nhũng bão giông nở nụ cười trên môi những đứa trẻ tật nguyền bất hạnh, những con người lầm lạc tìm thấy niềm tin ở sự khoan dung của cộng đồng….

Ngạn ngữ có câu: “Lòng nhân ái là vũ khí cao thương nhất để khắc phục kẻ thù”. Lòng nhân ái là sức mạnh bởi nó làm cho sức mạnh trở nên vô nghĩa. Đất nước ta đã từng đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, dấu ấn để lại trong những người lính không chỉ là tinh thần chiến đấu kiên cường mà còn là những con người Việt Nam nhân ái, bao dung.

Lòng nhân ái không phải là những gì cao đạo, xa vời, càng không phải lòng thương hại, sự bố thí. Lòng nhân ái có thể là một tình yêu, một lòng tốt bình thường nhưng có sức mạnh lớn lao có thể làm biến cải con người. Một bát cháo xoàng xĩnh với tình yêu thương thô mộc của Thị Nở đã đánh thức lương tâm của Chí Phèo, kéo một con người trở về cuộc sống của người lương thiện. Kiệt tác của bác Bomen trong “Chiếc lá cuối cùng” của Ohenri được vẽ bằng trái tim yêu thương và lòng nhân ái cao cả đã có sức mạnh kì diệu cứu cô bé Gionxi nằm trên giường bệnh trong cơn tuyệt vọng. Lòng nhân ái có thể làm tăng cuộc sống tinh thần của con người, làm phong phú tâm hồn người cho đi. Đừng bao giờ nuối tiếc vì cho đi tình yêu chính là cách nhân lên tình yêu. Cho đi người ta sẽ nhân lại được rất nhiều. Nhân ái với mọi người ta thấy tâm hồn mình thật giàu có.

“Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở lên tốt lành”. Ngạn ngữ Nga đã từng nói như vậy bởi “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu”. Nếu không có tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở thành địa ngục, Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ lạnh giá và dẫu khi ấy trái tim ta chưa ngừng đập sống cũng chỉ là vô nghĩa. Nhà sư phạm người Nga XuKhôm Linxki đã nói: “Nếu những đứa trẻ dửng dưng với những điều đang xảy ra trong trái tim người bạn, bố mẹ hoặc bất cứ người đồng bào nào em gặp. Nếu những đứa trẻ không biết đọc trong ánh mắt người khác trong trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính”. Bài học làm người đầu tiên là bài học về lòng nhân ái, sự can đảm, sẻ chia.

Bạn ơi đừng bao giờ ngừng yêu thương. Niềm yêu thương đong đầy cho tất cả, ta sẽ thấy vị ngọt mát cuộc đời.

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 2

Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn lao, nhưng có lẽ được sống trong lòng của những người khác còn là hạnh phúc lớn hơn nữa. Điều em muốn nói tới ở đây chính là cảm giác yêu thương và được thương. Có lẽ yêu thương chính là hạnh phúc lớn nhất của con người!

Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí là đối với những người không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả hai phía. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được nhiều. Đối với một đứa trẻ thì đó có thê là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tìm nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bên bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.

Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? hạnh phúc sẽ không thể tồn tại được nữa!

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!

Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những nghi kỵ. Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 3

Từ nghìn xưa, nhân dân ta đã khẳng định dân tộc Việt Nam là anh em ruột thịt với nhau, cùng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do vậy, thương yêu, đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ nhau từ lâu đời đã trở thành lẽ sống tốt đẹp của người dân Việt. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy được phản ánh chân thực qua tác phẩm văn học dân gian mà điển hình là những vần điệu ca dao mượt mà gợi cảm:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng

Câu ca dao ấy có ý nghĩa giá trị như thế nào, ta thử cùng nhau tìm hiểu.

Từ câu ca dao, ta thấy hiện lên hình ảnh khá đẹp. Tấm nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương, trải bao nhiêu năm tháng nó hứng chịu hết những bụi bặm của cuộc đời để mặt gương luôn sáng trong , ngời chiếu. Mượn sự vật vô tri, người xưa muốn gửi gắm một bài học làm người. Sống trên cùng một đất nước , con người phải biet yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau, nhất là trong những lúc khó khăn hoạn nạn để cùng nhau tồn tại và vưôn lên trong cuộc sống.

Mỗi người Việt nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù đồng bằng hay vùng đồi núi cao nguyên vẫn có mối quan hệ thân thiết “ người trong một nước”. Vì vậy, cho dù khác nhau về địa phương, dân tộc, phong tục tập quán nưng người dân Việt Nam vẫn có bao điểm chung để làm nên tình nghĩa gắn bó keo sơn. Chung một dải đat cong cong hình chữ S, chung một nền văn hiến lâu đời, chung một lịch sử đấu tranh với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, chung một bọc trứng Au Cơ, nòi giống Tiên Rồng, chung một kẻ thù đó là thiên tai địch hoạ…

Những điểm chung ấy đã trở thành mối dây vô hình gắn chặt mọi người với nhau thành một khối. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghiã xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng mối quan tâm tương trợ lẫn nhau mỗi khi tối lửa tắt đèn. Tình cảm yêu thương vượt qua giới hạn của luỹ tre làng để đến với mọi nơi trên đất nước. Một hạt gạo, một gói quà, một tấm áo nghĩa tình gửi đến vùng bị thiên tai ẩn chứa biết bao niềm yêu thương, tình thân ái của những con người thấm nhuần đạo lý sống “ lá lành đùm lá rách”. Từ thành thị đến thôn quê, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những tấm lòng yêu thương tương trợ như thế.

Tinh thần yêu thương, tương trợ nhau thể hiện rõ nhất khi đất nước bị ngoại bang xâm lược. Miền Nam bước vào cuộc chiến đấu, miền Bắc chung vai tương trợ. Những phong trào yêu nước với tinh thần “ Tất cả vì miền Nam thân yêu”, từng đoàn quan Nam tiến “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” là tất cả tấm lòng của người dân Việt Nam đối với đồng bào ruột thịt của mình. Có thương yêu nhau ta mới cảm thấy đau đớn xót xa trước cảnh đồng bào bị rên xiết trong xiềng xích gông cùm. Từ tình thương, nhân dân ta chuyển thành sức mạnh, thành tinh thần đoàn kết, thành các hành động góp sức cho công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Nói như lời của Bác, tinh thần yêu nước đoàn kết ay chính là những thứ của báu được gìn giữ truyền đời và phát huy tác dụng vượt cả khộng gian thời gian để tồn tại và phát triển.

Thế nhưng, trong xã hội không phải không có những người cả đời chỉ lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình. Họ có thể sống phè phỡn, xa hoa, con em của họ có thể vung tiền qua cửa sổ trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, nhưng họ lại không một chút xao động trước nỗi đau của người khác, trước những mảnh đời bất hạnh đang diễn ra xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ nhỏ nhen, đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc, đáng cho người đời phê phán.

Câu ca dao ra đời từ xa xưa, nó là lời đúc kết kinh nghiệm từ thực tế để trở thành bài học đạo lí. Ta có thể bắt gặp bài học này qua nhiều câu có nội dung tương tự:

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay : “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

Tóm lại, càng thấm nhuần lời dạy của ông cha, tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải cố gắng xứng đáng với cha ông ngày trước. Trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển hiện nay, trước những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch bên ngoài , việc mỗi người chúng ta phải biết yêu thương đoàn kết với nhau để vượt qua thử thách là điều vô cùng quan trọng.

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 4

Trong cuộc sống hễ là con người thì ai cũng cần được sự yêu thương và yêu thương người khác. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của con người. Một trong những đức tính tốt gắn kết giữa con người với con người đó chính là lòng yêu thương, tình nhân ái. Vậy ta hiểu như thế nào về lòng nhân ái?

Thật vậy, lòng nhân ái thật sự cần thiết với mỗi con người. Lòng nhân ái là tình giữa người và người, là những điiều tốt đẹp mà con người dành cho nhau, như tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình,… Thậm chí là những người ta không quen biết. Lòng nhân ái là những cử chỉ, những hành động quan tâm đến người khác như một nụ cười thân thiện, trìu mến, ánh mắt thân thương. Ngoài ra còn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp hoạn nạn khó khăn, sẵn sàng làm chỗ dựa cho người yếu đuối và sẽ chia những đau buồn với bạn bè.  Những người có lòng nhân ái luôn đem lại hạnh phúc và những điều tốt đẹp cho những  người xung quanh mình. Nhưng dù ở bất cứ biểu hiện nào thì lòng nhân ái cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho lẫn người nhận. Cái hạn phúc mà tình yêu thương, lòng nhân ái đem lại cho cuộc sống là dành cho cả hai phía. Ai cho đi lòng yêu thương của mình thì họ sẽ luôn luôn nhận lại được tình yêu thương của người khác. Và những người dùng lòng nhân ái để cho đi tình yêu thương của mình thì sẽ cảm thấy lòng mình êm dịu, bình yên. Lòng yêu thương còn có sức mạnh cảm hóa những ai đã lầm đường lạc lối quay trở lại con đường ngay thẳng để trở lên tốt hơn.

Ngoài ra, lòng nhân ái còn là tình yêu thương, sự rung động giữa người vói người, là lực hấp dẫn nối kết chúng ta lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc đời con người không có yêu thương thì chiến tranh chết chóc đã xảy ra. Yêu thương đem lại hạnh phúc cho cả nhân loại, vì vậy mọi người hãy dành tình yêu thương dành cho mọi người. có thế chúng ta sẽ nhận được tình yêu thương lại từ mọi người, những điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương thì cuộc sống của mọi người mới thật sự là niềm hạnh phúc.

Tóm lại, chúng ta đã hiểu thêm về lòng nhân ái quan trọng như thế nào. Đó là động lực giúp ta phải cần hiểu biết. Bản thân tôi cũng cần phải đem lòng nhân ái của mình đi giúp đỡ mọi người góp phần phát triển đất nước.

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 5

“Sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng”, đó là lời bài hát quen thuộc vui tươi, trong trẻo khuyên chúng ta sống trong cuộc đời cần có sự yêu thương. Nếu sống mà không có tình yêu thương, lòng nhân ái thì cuộc đời sẽ lạnh lẽo và vô vị. Vì thế tác giả Tuốc–ghê-nhép đã có bài “Người ăn xin” để thể hiện rõ bài học vè lòng nhân ái. Vậy chúng ta có suy nghĩ gì về câu chuyện trên?

Câu chuyện kể về một cậu bé và một người ăn xin đã già yếu. Ông lão chìa tay xin cậu bé, nhưng cậu lại không có gì cho ông. Cậu bèn nắm lấy bàn tay ông một cách run rẫy, trân thật xin lỗi ông, nhưng ông lão không hề giận mà lại cảm ơn cậu bé. Cả hai nhân vật trong câu chuyện này đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một điều gì đó. Vậy đó là gì? Đó chính là lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Vậy thế nào la lòng nhân ái? Lòng nhân ái là long yêu thương giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn hơn mình, hoặc đó cũng là sự cảm thông, đồng cảm với một người nào đó. Đây là một cách sống đúng đắn, là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người nên có.

Thế tại sao chúng ta cần phải có lòng nhân ái? Trong cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, bất trắc mà ta không thể lường trước được như bệnh tật, hoàn cảnh khắc nghiệt, làm ăn thua lỗ, bị mất đi người yêu thương hay thiên tai, dịch bệnh. Trong những lúc đó , đau khổ, tuyệt vọng như thế, ai cũng cần được động viên, an ủi, sẽ chia. Như cậu bé trong câu chuyện, ta không nên xa lánh, ghẻ lạnh với người ăn xin vì nếu trong lúc hoạn nạn mà không nhận được sự an ủi ở mọi người thì cuộc sống này sẽ trở nên lạnh lẽo, băng giá chẳng khác nào Bắc Cực.

Hơn nữa, lòng nhân ái đã trở thành truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ lâu. Nhờ thế mà ta mới vượt qua những thiên tai, hiểm họa, tưởng chừng không vượt qua được. khi giúp đỡ người khác, mình sẽ cảm thấy rất vui trong lòng vì hạnh phúc của người khác cũng là hạnh phúc của mình. Ta không thể là người tốt nếu không có lòng nhân ái vì tình yêu thương chính là thước đo phẩm chất của mỗi con người.

Ngoài ra, lòng nhân ái sẽ làm mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, cuộc sống tràn đầy ý nghĩa hơn. Có rất nhiều hành động thể hiện tình yêu thương ở bản thân. Ta có thể giúp đỡ người ăn xin, như cậu bé trong truyện, đứa em bé bị lạc về nhà, giúp cụ bà qua đường, nhường chỗ cho người già, người mang thai và còn nhiều hơn nữa. Đạo lý tốt đẹp này đã được ông cha ta ngợi ca trong những câu thành ngữ, tục ngữ như “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”,… Ngày nay, nước ta cũng thường phát động phong trào giúp đỡ người khó khăn như xóa đói giảm nghèo, kế hoạch nhỏ, nhà tình thương,… Nếu ta có lòng nhân ái thì sẽ được mọi người yêu mến và quý trong.

Trong thực tế cuộc sống, vẫn còn không ít kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Lối sống ích kỉ ấy rất cần phê phán. Lòng nhân ái không chỉ giới hạn trong nước ta mà là trên toàn thế giới, như thời kỳ các quốc gia cùng nhau đóng góp giúp đỡ Nhật Bản vượt qua động đất, sóng thần.

Tóm lại, lòng nhân ái là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy phẩm chất này để giúp xã hội trở nên tốt đẹp, ấm áp hơn.

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái – Bài làm 6

Steve Godier đã từng nói: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Từ xưa lòng nhân ái đã được xem như là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Và hiện nay, truyền thống đó vẫn được tồn tại và phát triển.

Vậy nhân ái là gì? Nếu phân tích nghĩa của từng từ thì “nhân” có nghĩa là “người”, “ái” có nghĩa là yêu. Như vậy “nhân ái” ở đây nói đến tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có ý vụ lợi, không mong muốn được nhận lại điều gì từ người kia.

Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cả thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, long nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Ông cha ta cũng đã đúc kết chúng thành những câu thành ngữ, tục ngữ như một bài học để răn dạy và nhắc nhở con cháu sau này như “lá lành đùm lá rách” hay “thương người như thể thương thân”, … Trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết cho dân tộc, đem đến những thắng lợi cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương, đất nước. Ngày nay, lòng nhân ái còn được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn. Người già không nơi nướng tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, … thực sự cần mji người dành sự qua tâm tâm đặc biệt. Hàng năm, bão lũ triền mien kéo theo nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, thực sự thật khó để họ có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Lòng nhân ái không chỉ giúp cho họ khắc phục được phần nào khó khăn mà con khiến cho trái tim ta được rộng mở hơn.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người có thái độ sống vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ không quan tâm đến những người xung quanh đang nghĩ gì hay cảm thấy thế nào. Họ không có sự cảm thông trước những nỗi đau của người khác. Đó là thái độ sống cần được lên án và phê phán gay gắt.

Lòng nhân ái khiến cho con người xích lại gần nhau hơn. Sống yêu thương nhau là một cách chúng ta làm giàu đẹp cho tâm hồn của chính bản thân mình.

Từ khóa tìm kiếm

  • nghi luan ve long nhan ai
  • cảm nhận về lòng nhân ái
  • Chứng minh lòng nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam
  • lòng nhân ái nghị luận
  • nghị luận về lòng nhân ái lớp 9
  • nghị luận về lòng nhân ái với người bị bệnh tật
  • nghị luận xã hội lòng nhân ái trong cuộc sống
  • phat bieu suy nghi cua anh chi ve long nhan ai

Bài viết liên quan

0