28/05/2017, 15:03

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Bài làm 1 Giống như đồng xu luôn có hai mặt trước và sau, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta cũng luôn có hai mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Trong đó, sự đối lập giữa cái thiện và cái ác vốn đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ...

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Bài làm 1 Giống như đồng xu luôn có hai mặt trước và sau, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta cũng luôn có hai mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Trong đó, sự đối lập giữa cái thiện và cái ác vốn đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay. Thiện và ác vốn là hai khái niệm trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Cái ác vốn là những điều đấu xa, đen tối. Ngược lại, cái ...

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Bài làm 1

Giống như đồng xu luôn có hai mặt trước và sau, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta cũng luôn có hai mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Trong đó, sự đối lập giữa cái thiện và cái ác vốn đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay.

Thiện và ác vốn là hai khái niệm trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Cái ác vốn là những điều đấu xa, đen tối. Ngược lại, cái thiện lại là những điều tốt đẹp, trong sáng. Cái thiện và cái ác từ xưa đến nay vốn luôn đối đầu và đấu tranh để triệt tiêu nhau.

Người dân ta từ bao đời nay vẫn luôn đứng về phía cái thiện mà bảo vệ và đấu tranh. Ta có thể thấy rõ điều đó thông qua những câu chuyện dân gian xưa như truyện “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Cây khế”, … Mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng đều có những kết thúc có hậu: Người ở hiền ắt sẽ ặp lành còn những kẻ ác nhân ác nghĩa chắc chắn sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là một quan niệm sống rất đúng đắn bày tỏ khát vọng về một cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Tuy nhiên, cái thiện và cái ác vẫn cứ tòn tại song song và phát triển cùng nhau. Trong thiên nhiên hoang dã, bên cạnh những chú nai, chú thỏ hiefn lành vãn xuất hiện những con hổ, đại bang khát máu. Nhưng, nếu như triệt tiêu hẳn một loài thì hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng, thậm chí chính nhũng chú thỏ, chú nai kia cũng khó có thể tồn tại và phát triển. Cái thiện và cái ác cũng vậy. Dù đối đầu nhau, nhưng thực chất trong cuộc đấu tranh này, chính cái ác đnag tạo thế cân bằng cho cái thiện, giúp cái thiện phát huy những mặt vốn có và ngược lại.

Thực tế, ngay trong mỗi một con người vẫn luôn tồn tại hai thái cực: thiện và ác. Không một ai trong chúng ta có thể sống tốt hoàn toàn hay cực kì độc ác. Ở đâu đó trong bản thân mỗi người, vẫn còn hiện diện một nửa kia. Đơn giản như trong một giờ kiểm tra, gặp mọt bài toán khó hay có một câu chưa học thuộc lòng, lúc đó bạn có nảy sinh ý nghĩ sẽ giở sách hay chép bài bạn không? Dù chỉ là trong suy nghĩ, nhưng nó cũng chứng tỏ rằng bên trong bạn, mặt xấu cũng đnag tồn tại, nhưng quan trọng là nhận thức có giúp bạn chiến thăng được nó hay không thôi.

Sự tồn tại của thiện – ác giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, từ đó có sự chuẩn bị vững vàng để không làm bản thân bị cái ác chi phối. Nhờ vậy, chúng ta sẽ có sự lựa chọng đúng đắn cho tương lai.

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Bài làm 2

Từ xưa đến nay, trong xã hội luôn tồn tại nhiều mặt tốt và mặt xấu. Chính điều này mới làm nảy sinh ra cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái thiện và cái ác. Cuộc đấu tranh đó chưa bao giờ kết thúc, vẫn còn tiếp diễn ở nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Trước hết, chúng ta nên hiểu rõ cái thiện và cái ác ở đây có nghĩa là gì. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn đối lập với nhau. Thiện là những việc ở ngoài ánh sáng, đúng với công lý, đạo đức, hợp ý dân; còn ác là ngược lại, đó là những hành động sai trái, không đúng, gây nên nhiều hậu quả xấu đối với mọi người.

Cái thiện và cái ác luôn đối lập nhau, công kích nhau, cạnh tranh nhau và biểu hiện rõ ràng trong cuộc sống hằng ngày.

Thực ra biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống vẫn diễn ra rất nhiều, đơn giản, không phức tạp như nhiều người vẫn nghỉ. Đó là cuộc chiến đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, giết người. Những người làm công tác bảo vệ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân phải có trách nhiệm dẹp bỏ hết những cái xấu xa, không tốt. Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc, ngày càng căng thẳng hơn. Trong các đơn vị công an, phòng cảnh sát điều tra luôn trong tư thế sẵn sàng khi có lệnh của cấp trên. Các tệ nạn ma túy, mại dâm, giết người cướp của trong những năm qua diễn ra ngày càng gay gắt và ác liệt hơn. Họ phải hi sinh đi hạnh phúc gia đình, hi sinh đi thời gian ít ỏi của bản thân, thậm chí có nhiều chiến sỹ đã phải hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ nhân dân.

Ngay từ xa xa, cuộc chiến thiện và ác đã diễn ra ác liệt. Chúng ta có thể thấy trong các truyền thuyết, cổ tích như “Thạch Sanh”. “Tấm Cám”…Cuộc chiến ấy chưa bao giờ kết thúc, chưa bao giờ dừng lại.

Cái thiện và cái ác luôn đối đầu nhau, triệt tiêu nhau để tồn tại như một lẽ thường tình. Người ta vẫn nói, cái ác bao giờ cũng được trừng trị nhưng trong thực tế thì nó chưa bao giờ được trừng trị một cách dứt điểm và triệt để như chúng ta vẫn nghĩ.

Luật phát xử lý công bằng nhưng những kẻ gian ác vẫn lợi dụng luật để lách luật. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thời đại hiện nay. Họ có thể dùng tiền để “mua luật”. Thực tế này thatajd đau lòng. Bởi vậy mới thấy rằng những người vì công lý để có thể triệt tiêu cái ác thì cần cái tâm, cái tài, cái lực thật vững vàng để có thể mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác luôn cần sự quan tâm và giúp đỡ từ mọi người, mọi tổ chức và cá nhân. Nó không phải là chuyện của riêng ai. Cuộc chiến đó chỉ thực sự kết thúc khi cái ác biến mất hoàn toàn.

Thực tế, cái ác vẫn luôn đè nén cái thiện, không cho nó có thể đứng dậy. Nhưng không phải không có điều ngược lại, công lý bao giờ cũng chiến thắng cái ác. Chỉ là nó phải trải qua thử thách và mất mát quá nhiều mới có thể chiến thắng.

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Bài làm 3

Cuộc sống là một thế giới kì ảo luôn tồn tại những mâu thuẫn, trong đó luôn có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Mâu thuẫn giũa thiện và ác cũng vậy. Nói về mối quan hệ này, trong bài thơ Đừng quên, nhà thơ Trằn Nhuận Minh đã viết:

“Đừng quên
Cái Ác vỗ vai cái Thiện
Cả hai cùng cười đi về tương lai”

Những câu thơ tuy ngắn nhưng lại rất sâu lắng, cô đọng, chắc chắn đã gieo vào lòng người đọc không ít điều phải suy ngẫm…

Thiện và ác là hai khái niệm dường như đã trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhưng để rường tận về mối quan hệ giữa chúng thì không phải ai cũng rõ. Nôm na, ta cóthế hiểu rằng, ác là cái xấu xa, cái đền tối, trái đạo đức làm người. Còn nguợc lại, thiện là những cái tốt đẹp, tốt lành, hợp với đạo đúc. Rõ ràng, chúng thuộc hai phía đói lập nhau, nhưng bên cạnh việc đấu tranh, triệt tiêu nhau thì chúng lại thúc đấy nhau cùng phát triển. Một điều tưởng chừng như vô lí mà lại hoàn toàn có lí. Bởi đơn giản, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Nếu chịu khó quan sát, ta sẽ thấy quy luật ấy luôn tồn tại ngay xung quanh ta, hiện hữu ngay trước mắt ta, trong những thứ thật gần gũi với ta.

Trong thiên nhiên, nơi cuộc sống hoang dã muôn màu, bên cạnh nhũng con vật ăn cỏ hiền lành vẫn có những thú dử hung ác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, bên cạnh những đàn huơu ngoan ngoãn, những chú thỏ dề thương, những con nai yéư đuối vẫn có nhưng con hô khát máu, những con báo hảu ăn hay những con cáo ranh mãnh. Bên cạnh những chim sâu nhí nhảnh, gõ kiến cần cù vẫn có những diều hâu, những đại bàng độc ác. Bên cạnh những cá ngựa, những tổm hùm, rùa biến, cá heo vẫn có những cá sấu, cá mập hung dữ. Hay ngay giữa khu vườn đày hoa thơm trái ngọt luôn tồn tại không ít ran rết, sâu bọ và những loài phá hoại đáng ghét.

Trong cuộc sống cung vậy, bên cạnh những con người luxmg thiện là những kẻ xấu xa độc ác. Bên cạnh cô Tấm dịu hiền là mẹ con Cám lắm mưu nhiều kế. Bên cạnh nàng Lọ Lem chịu thương chịu khó là mụ dì ghẻ lòng dạ tối tăm. Hay bên cạnh nàng Kiều tài sắc vẹn toàn là bọn buôn người vô lương tâm Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh… Thế nên đâu phải vô cớ mà trong phim, trong truyện luôn có những nhân vật chính diện và những nhân vật phản diện. Chẳng qua phim, truyện cũng là những phương tiện để phản ánh cuộc sống mà thôi.

Thậm chí trong mỗi con người, bên cạnh phần tốt đẹp cũng có không ít phần xấu xa. Phần người và phần con, luôn tồn tại và đấu tranh trong mỗi chúng ta. Như nhân vật người hoạ sĩ trong truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, vì việc làm sai trái, ích kỉ của mình mà anh đã làm cho bà mẹ anh chiến sĩ đã từng giúp mình thương con đến nỗi khóc mù cả hai mắt. Cuộc sống nội tâm của anh cũng vì thế mà không bao giờ có một giấy thanh thản. Việc làm ấy khiến lương tâm anh cắn rứt. Nhiều lúc, cái thiện thúc giục anh hãy mau đến truớc bà mẹ đáng thirơng ấy mà quỳ gối để cầu xin tha thứ nhưng cái ác lại cản trở anh, ngăn anh làm việc đó. Bởi vậy chúng cứ đấu tranh, giằng xé tâm cần anh, làm cho anh lúc nào cũng phải sống trong ưu phiền, sợ hãi…

Đã có aỉ dám khẳng định rằng mình chưa từng, chưa bao giờ nghĩ đến những việc làm xấu không? Không, tôi dám chắc là trên đời này không tồn tại những con người như vậy. Chúng ta chẳng qua cũng chỉ là những con người rất đỗi bình thường. Mà đã là người bình thường thì ai mà chẳng dễ bị cám dỗ. Hơn thế nữa sức cám dỗ để sa vào cái ác thường mạnh mẽ hơn cái thiện rất nhiều. Đơn giản là vì làm việc ác đôi khi có lợi cho ta nhiều hơn là việc thiện. Ví dụ như nhân vật Thành trong truyện ngắn Sợi tóc của Thạch Làm. Anh hoàn toàn có thể lấy trộm tiền trong chiếc ví căng phồng của người bạn mà chẳng ai nghi ngờ. Dù đã chuẩn bị trong đầu kĩ lưỡng mọi tình huống để đối phó nhưng cuối cùng cái Thiện trong anh đã trở lại lớn đến nỗi đẩy lùi cả cái Ác nên anh đã trả lại cái áo câm nham và còn cẩn thận dặn anh bạn hãy kiểm tra lại tiền. Mà kê cả chúng ta cũng vậy chứ không phải chỉ trong văn chương mới có chuyện như the đầu. Chẳng hạn như đã bao giờ có người lạ hứa sẽ cho bạn tiền để bạn làm cho han một việc không tốt mà khiến bạn phai suy nghĩ mãi? Hay đã có lần nào cô giáo kiểm tra đúng vào bài bạn chưa học nên bạn có ý định quay cóp? Có đấy. Những việc như thế xảy ra là chuyện cơm bữa. Chi có điều cái thiện có đủ sức giữ cho bạn vẫn hoàn toàn là người trong sạch hay không thôi.

Xét về mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác, ta thấy chúng thật phúc tạp. Với mỗi con người, ai cũng mong muốn có một xã hội công bằng, trong đó thiện sẽ thắng ác, chính sẽ thắng tà nhưng thục tế thì không tồn tại một xã hội hoàn hảo đến thế. Bởi luôn có nhiều trường hợp xảy ra, có khi thiện thắng ác, có khi nguợc lại, có khi lại chuyên hoá cho nhau. Như nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Bản chất Chí không xấu nhưng hoàn cảnh đã đẩy Chí vào bước đuờng cùng khiến cho những cái tốt đẹp trong con người Chí bị tha hoá thành những cái xấu xa, đáng ghét. Như vậy cái thiện đã bị chuyển hoá thành cái ác từ lúc nào có lẽ Chí cũng không hay. Cũng nhiều khi» chúng ta thật khó để phân biệt rạch ròi trắng đền, tốt, xấu, thiện, ác. Đơn cử như nhân vật Xuân Tóc Đỏ, thật khó mà phân biệt nổi xem anh ta là người tốt hay kẻ xấu. Đúng ra thì anh ta cũng chẳng làm hại đến ai nhưng những hành vi của anh ta lại là những hành vi lừa đảo người khác. Mà độ tinh vi của các trò lùa đảo ấy cứ tăng dần lên biến anh ta thành một con người ác nhiều hơn thiện. Sự may mắn đã làm cho anh ta trở nên có tiếng tăm, giầu có, sung sướng. Là một kẻ hữu danh vô thực nhưng anh ta lại hài lòng, tiếp tục lừa dối mọi người. Chẳng phải cái ác đang lấn dần lên trên cái thiện trong con người anh ta đấy sao?

Suy nghĩ về mối quan hệ thiện ác, chúng ta có thể rút ra những bài học cần thiết gì để mỗi người có thể sống tốt hơn?

Thứ nhất, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, phân biệt đúng tốt xấu, thiện ác, không quá bi quan song cũng không nên ảo tưởng cuộc sống chỉ toàn màu hồng. Ở đâu cũng có cái thiện xen lẫn cái ác; cái tốt đan vào cái xấu vì thế không cố gì là tuyệt đối. Mỗi chúng ta phải phân biệt rõ ràng để lựa chọn một hướng đi đúng đắn cho mình.

Thứ hai, chúng ta cần phải biết đề phòng, cảnh giác vơi nguy cơ tha hoá trong chính bản thân mình, luôn luôn tự đấu tranh để cho phần tốt đẹp chiến thắng phần xấu xa dung tục, Như Các Mác đã nói: ‘Trong trường kì lịch sử đấu tranh của nhân loại, cái thiện chỉ thăng cái ác trong nửa vòng bánh xe bởi ranh giới giữa thiện và ác là vô cùng mong manh chỉ như một sợi tóc…

Cuộc sống luôn luôn là vậy. Xung quanh ta lúc nào cũng lẫn lộn thật, giả, tốt, xấu. Đề có thế tồn tại và đứng vững không còn cách nào khác, chúng ta phải tự đứng trên đôi chân của mình, dùng đôi mắt và trái tim của mình đế phân biệt đúng sai, trở thành một con người lương thiện.

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Bài làm 4

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có nhiều sự việc, nhiều sự kiện diễn ra mà ta không thể nào phân biệt được đó là việc tốt hay việc xấu. Người này có thể hôm nay là người tốt nhưng ngày mai hoặc ngày kia lại là người xấu. Có những việc ta nhìn thấy trước mắt ta cho là tốt nhưng sự thật nó lại là xấu và ngược lại. Có những cuộc chiến kéo dài mãi mãi, không có điểm dừng mà điển hình ở đây là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Vậy cái thiện là gì, cái ác là gì? Sao cuộc dấu tranh giữa cái thiện và cái ác lại không bao giờ kết thúc? Cái thiện có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là lòng tốt giữa người với người, là những cái tốt đẹp, cao cả, là những việc làm hợp với luân thường đạo lý. Từ trong những câu truyện cổ tích, thần thoại, tới thế giới loài vật đến cuộc sống ngày nay mà chúng ta đang sống thì cái thiện luôn tồn tại, hiện hữu, cái thiện có trước. Ngay từ buổi đầu khai sơn lập địa, bà Nữ Oa vì không chịu nổi cảnh dân chúng đang tới gần hơn với ngày tận diệt nên bà đã tìm cách vá trời lại. Hay trong những câu truyện cổ tích mà ta được học ta đều thấy cái thiện hiện lên rất rõ ràng và sắc nét. Đó là một cô Tấm hiền lành, lương thiện, đó là một ông Bụt giàu tình thương với những người bị kẻ xấu hà hiếp, ông luôn tìm đường chỉ lối cho cô Tấm vượt qua mọi chuyện. Hay đó là một chàng Thạch Sanh gan dạ, thân thuộc, luôn ra tay giúp đỡ mọi người trong cơn nguy cấp. Còn nữa, đó là nhân vật cô út trong truyện Sọ Dừa vừa xinh đẹp lại tốt bụng, biết thương yêu quan tâm đến những người xung quanh mình… Với thế giới loài vật cũng vật. Những chú hươu hiền lành, những chú thỏ nhí nhảnh dễ thương, những chú nai xinh xắn, ngơ ngác, những con chim sâu, chim gõ kiến chăm chỉ hay thậm chí là những chú cá heo, cá voi … luôn biết giúp đỡ con người. Vậy còn trong xã hội mà chúng ta đang sống thì sao, cái thiện ở đâu? Đó là những chú công an đang ngày đêm truy bắt những tên tội phạm để gìn giữ sự bình yên cho cuộc sống của chúng ta, đó là những chiến sĩ đang từng giờ, từng phút canh giữ biển đảo của quê hương, không để một tấc đất nào rơi vào tay kẻ thù. Hay gần gũi với chúng ta hơn là ông bà, cha mẹ, anh chị, là những người hàng ngày vẫn ở bên cạnh mình, vẫn nhắc nhở, chỉ bảo, giúp đỡ ta để ta không lầm đường lạc lối.

Vậy cái ác thì sao? Cái ác thì hoàn toàn trái ngược với cái thiện như trắng với đen không thể nào lẫn lộn được. Cái ác là những cái gì xấu xa nhất, tồi tệ nhất là những việc làm trái với đạo đức của một con người. Tiêu biểu cho cái ác ở đây là mụ dì ghẻ và Cám (trong truyện Tấm Cám) luôn nghĩ ra những mưu sâu kế độc để tìm mọi cách cướp đi hạnh phúc của Tấm. Đó là mẹ con Lý Thông (trong truyện Thạch Sanh) không ngại dùng mọi thủ đoạn để hòng hãm hại Thạch Sanh. Đó là hai cô chị (trong truyện Sọ Dừa) nhẫn tâm đến đáng sợ khi sẵn sàng ra tay giết hại đứa em gái ruột thịt của mình chỉ vì tranh giành quyền lực, hư vinh. Ở thế giới loài vật cũng vậy, bên cạnh những hươu, những nai, những thỏ, là hổ, gấu, báo, là đại bàng, diều hâu, là cá mập, cá sấu, … Hay bên cạnh những chú công an, những anh lính ngoài hải đảo xa xôi là những kẻ suy đồi đạo đức, là những kẻ không từ thủ đoạn nào để cho mình được tiến thân, để đem lại thật nhiều lợi ích cho mình. Gần với chúng ta hơn, đó là những người vứt rác bừa bãi, những người buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, tất cả những hành động này đều rất coi thường sinh mạng của người khác, có khi là của chính mình nữa. Và cũng có thể, kẻ xấu đó có thể chính là bản thân chúng ta.

Thật vậy, đây chính là mấu chốt, là điểm quan trọng nhất. Cái thiện và cái ác luôn song hành, đan xen nhau và có mối quan hệ hết sức chặt chẽ nhưng cũng không kém phần mâu thuẫn. Trong mỗi con người chúng ta có hai phần, đó là “phần con” và “phần người”. Khi “phần người” trong chúng ta mạnh mẽ hơn là lúc cái thiện đang chiến thắng, đang đánh đuổi con ma ác trong người ta, nhưng ngược lại, nếu “phần con” chiếm lĩnh thì lúc đó chúng ta lại đang đứng trong hàng ngũ của cái ác. Có ai trong chúng ta dám thề với chính lương tâm của mình rằng mình là người tốt 100% không. Tôi cam đoan rằng là không, kể cả tôi nữa. Vì sao tôi lại tự tin như vậy ư? Vì thử hỏi trong chúng ta, đã có ai chưa từng nói dối, chưa một lần vứt rác bừa bãi, hay chưa một lần làm cha mẹ buồn lòng. Bởi nhiều khi cái ác, cái xấu xa lại rất dễ dàng thực hiện, nó đem lại lợi ích ngay trước mắt mình, làm ta bị lu mờ, làm cho ta dễ dàng sa ngã hơn, dễ bị dụ dỗ hơn. Đó là khi ta đi học mà không làm bài tập về nhà, ta mượn vội cuốn vở của bạn để chép bài mà không dám thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình với thầy cô, vì sợ bạn bè chê cười, sợ thầy cô trách phạt. Hay đó là khi ta đang ăn cái kẹo, gói bánh đang cần vứt vỏ đi mà thùng rác lại ở quá xa, thế là ta lại ném luôn xuống đường, chúng ta nghĩ rằng “Ôi dào, người khác cũng làm thế mà”. Những việc làm này tưởng như đơn giản, vô hại, nhưng chúng ta lại không biết rằng “phần con” của mình đang dần dần trỗi dậy, ngày một mạnh lên, để đến khi chúng ta gây ra những việc đau lòng đáng tiếc hơn rồi mới hối hận. Mỗi người chúng ta hẳn ai cũng mong muốn có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, được sống trong một xã hội công bằng, cái thiện sẽ luôn luôn đánh gục được cái ác. Nhưng trong thực tế mà chúng ta thấy lại không như vậy, cái thiện với cái ác có một ranh giới rất mỏng manh, nhiều khi chúng ta không biết mình đã vượt qua ranh giới của cái thiện từ lúc nào không hay. Thế nên trong xã hội mà chúng ta đang sống dường như không thể nào tiêu diệt triệt để được cái ác. Bởi sự tồn tại của cái ác, cái phi nghĩa là thước đo, là phép thử mà mỗi người chúng ta ai cũng cần phải trải qua. Khi trải qua được những phép thử, những bài tập trên chúng ta sẽ trở thành một con người đúng nghĩa, một con người thực sự mang “phần người”.

Tuy không thể hoàn toàn tiêu diệt hay phân biệt rạch ròi bởi cái ác và cái thiện luôn là cuộc đấu tranh dai dẳng, khó có hồi kết. Và chính chúng ta mỗi ngày, mỗi giờ cũng đang đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa trắng và đen bằng cách, trau dồi tri thức mới, rèn luyện bản thân, học tập đạo đức ngay trên ghế nhà trường và ngay trong đời sống hàng ngày.

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Bài làm 5

Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm tính chất giáo dục con người. Thông wa câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật lên mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Tôi đã nghe bà kể từ lâu nhưng giờ đây khi có cơ hội ngồi suy nghĩ và phân tích tôi mới có thể cảm nhận được bài học đạo lý mà câu chuyện này muốn truyền đạt.

Sớm mồ côi cha mẹ,cô Tấm sống trong sự ghẻ lạnh của gì ghẻ và Cám.Hằng ngày cô phải làm mọi công việc chỉ để đổi lấy đòn roi của gì và những câu mắng chửi của em.Cuộc sống cứ như thế trôi wa để lại cho cô gái hiền lành những vết thương khó có thể lành. Không ai biết về cô, không ai làm bạn cùng cô trong những đêm buồn tủi cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương in thêm nhưng vết thuong nhưng cô vẫn giữ trọn chữ hiếu cùng gì và nghĩa với đứa em cay ác. Nếu tôi được nói một câu cùng cô, tôi sẽ nói rằng Cô yếu đuối wá cô Tấm àh! Hạnh phúc thật sự chỉ do bản thân mình tự mang lại mà thôi, vậy tại sao cô không thử đừng dậy đấu tranh cho bản thân mình?

Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để đánh giá nét đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, nhân hậu, chăm chỉ và cô rất hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong hạnh phúc thứ mà đáng lẽ cô phải được nhận để xứng đáng với nhân cách tốt đẹp của mình.

Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám luôn ngược đãi cô Tấm đã thể hiện rõ cho chúng ta thấy được mâu thuẫn xã hội đã hình thành từ rất lâu. Từ khi con người hình thành tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi nào tồn tại toàn những người tốt, và cũng sẽ chẳng thể có một xã hội với tất cả nhưng công dân xấu cả. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố gắng làm điều tốt! Người tốt thật sự là người biết tự nhìn nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lập lại chúng.

Trở lại cùng câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn kết chúng ta thấy được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của chúng ta nhưng ít ai nhận ra rằng để đạt được hạnh phúc đó thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh vô cùng vất vả. Cô chết đi và sống lại bao nhiêu lần để có được cái hạnh phúc ấy? Giả sử câu chuyện ấy kết thúc tại thời điểm cô Tấm chết, Cám làm hoànng hậu và hạnh phúc sông cùng vua và người mẹ độc ác của mình đến cuối đời thì sao? Lúc đó bạn sẽ không thể 1 lần nhìn thấy 2 tiếng "hòa bình" trong xã hội này đâu. Khi ấy những gì mà trẻ con đến trường nhận được là lòng thù hận, sự ích kỷ và đố kỵ. Hãy tưởng tượng mộ buổi sáng bạn bước ra đường, vô tình bạn thấy một bà cụ vấp ngã và tất cả mọi người chung quang bạn vẫn dửng dưng bước đi? Tưởng tượng rằng bạn phải đến viện bảo tàng để đọc được cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của H.Way mà lúc này nó bị xem là tư tưởng phát-xit ???

Và thử tưởng tượng rằng một ngày nọ… Đèn đỏ, xe cộ đậu chỉnh tề ngay sau vạch trắng. Một va chạm xảy ra và hai thanh niên rồi rít xin lỗi nhau. Anh cảnh sát giao thông nhìn cả hai trìu mến rồi tặng mỗi người một cai nón bảo hiểm.

Sếp đứng ở cổng, dịu dàng bắt tay từng người và hỏi lương có đủ sống không làm chị lao công xúc động nấc lên từng chập. Bản tin trên đài truyền hình cho biết giá cả đang giảm trong khi mỗi người ai cũng được tăng hai bậc lương khiến mấy chị nhà bếp vỗ tay rần rần.

Ở các khu phố, người ta gõ cửa từng nhà để tặng sách giáo khoa cho trẻ. Chỉ cần một tiếng ho là xe cấp cứu chạy đến tức thời. Mưa, người dân mở cửa cho khách bộ hành trú nhờ.Tụi nhỏ thích nghịch nước khóc rấm rứt vì không tìm đâu ra một đoạn đường ngập nước. Ông giám đốc công ty giải trí tức thời lên tivi hứa sẽ xây thật nhiều công viên nước miễn phí cho bọn trẻ…

Cái ác có thể mạnh nhưng không thể tồn tại vĩnh viễn, cái thiện có thể yếu nhưng sẽ vẫn luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như thể là một chân lý, người ở hiên thì sẽ gặp lành và kẻ gieo gió ắt cũng có ngày gặp bão.

Nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích – Bài làm 6

Truyện cổ Việt Nam là một kho tàng phong phú chứa đựng những bài học nhân sinh cần thiết và bổ ích cho cuộc sống của con người. Dường như tổ tiên chúng ta luôn luôn có chủ ý gửi gắm vào trong mỗi câu chuyện một bài học nào đó về đạo đức hay về cách sống. Tấm Cám là một truyện cổ thần kì đặc sắc, nói về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác.

Cuộc sống xung quanh ta là một thế giới đa dạng và phức tạp! Ở đó, cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn cùng tồn tại, nhiều khi cái ác lấn lướt cái thiện. Nhưng tại sao con người vẫn sống, vẫn hi vọng và chan chứa niềm tin ở tương lai? Câu trả lời nằm ở một chân lí bất diệt, một bài học đạo đức không đơn thuần là lí thuyết sách vở. Đó là sự chiến thắng tất yếu của cái thiện.

Cái thiện là những phẩm chất, hành vị tốt, ý định tốt, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của con người và vì con người. Còn cái ác là cái xấu, cái tàn bạo của những kẻ thích gây đau khổ, tai hoa, thích cướp đoạt thành quả lao động của người khác để hưởng sung sướng cho riêng mình. Hai phạm trù đạo đức này tuy đối lập nhưng tồn tại song song trong đời sống xã hội. Bao giờ cũng vậy, trong cuộc đấu tranh muôn đời giữa cái thiện và cái ác, con người luôn mơ ước, tin tưởng vào cái thiện và cái đẹp nhất định sẽ chiến thắng.

Những biểu hiện của cái thiện và cái ác trong cuộc sống rất dễ nhận thấy. Ví dụ như một học sinh muốn đạt được kết quả học tập tốt thì phải chăm học; một gia đình muốn có cuộc sống khá giả thì phải chăm làm… Đó là người thiện, việc thiện. Bọn người có trái tim vô cảm trước nỗi đau của đồng bào bị thiên tai bão lụt; bọn người có chức có quyền tham ô lãng phí tài sản của nhân dân, đất nước; bọn giết người cướp của; bọn lười biếng không chịu lao động mà muốn hưởng sung sướng, đó là kẻ ác, việc ác.

Nếu chúng ta rộng lòng giúp đỡ những kẻ lười biếng không chịu lao động hoặc bao che cho những học sinh lười học thì vô tình đã tiếp tay cho cái xấu, cái ác. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu là cuộc đấu tranh vô cùng gay go diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Tuy nhiên, không có chiến thắng nào là dễ dàng và đơn giản. Chiến thắng của cái thiện cũng vậy. Trong thực tế, có khi cái thiện là những lực lượng nhỏ bé những người dân hiền lành nhân hậu, thấp cổ bé họng như con sâu, cái kiến giữa cuộc đời. Trong khi đó cái ác thường có thế lực mạnh mẽ, xảo quyệt và đầy mưu mô hiểm độc. Trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định, cái thiện tạm thời bị cái ác lấn lướt và tưởng chừng thất bại, nhưng với tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, cuối cùng cái thiện cũng chiến thắng. Đây chính là ước mơ, khát vọng công lí của người lao động từ xưa tới nay.

Bài học về sự chiến thắng của cái thiện được đúc rút và kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống của nhân dân. Nó hòa quyện với những ước mơ, khát vọng của người dân lao động để rồi thăng hoa trong những câu chuyện cổ, mà có lẽ Tấm Cám là một minh chứng đầy thuyết phục cho ước nguyện trên của người xưa.

Truyện Tấm Cám gồm nhiều nhân vật, chia làm hai hạng người: tốt và xấu, hay thiện và ác. Tấm tiêu biểu cho người tốt, người thiện. Cám và mụ dì ghẻ đại diện cho kẻ xấu, kẻ ác. Người tốt thì siêng năng, hiền lành, thật bụng tin người, luôn mong được sống hạnh phúc. Kẻ xấu thì lười biếng, dối trá, tham lam, ganh ghét, tàn ác, hại người, chỉ cốt cho riêng mình được sung sướng. Kẻ xấu tìm mọi cách để làm hại người tốt. Người tốt chẳng cam chịu một bề mà cố sức vươn lên, chống lại và cuối cùng chiến thắng. Như vậy là ước mơ công bằng, ước mơ hạnh phúc của nhân dân đã được thực hiện.

Xét ở tầng ý nghĩa sâu hơn thì mẹ con Cám đại diện cho tầng lớp áp bức bóc lột trong xã hội, còn Tấm là người bị áp bức. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám thực chất là mâu thuẫn giữa người lao động và kẻ bóc lột, giữa thật thà và gian trá, giữa thiện và ác. Người bị áp bức phải chịu muôn vàn khốn khổ, nhưng nếu kiên trì đấu tranh thì sẽ chiến thắng và được sống hạnh phúc. Còn kẻ áp bức bóc lột nhất định phải bị trừng phạt đích đáng. Quy luật của công lí nhân dân thời xưa là vậy.

Phần một của truyện kể về thân phận bất hạnh và con đường đến với hạnh phúc của Tấm, cô gái mồ côi mẹ từ khi còn bé. Cha lấy vợ kế sinh được một đứa em gái đặt tên là Cám. Sau đó mấy năm thì cha cũng mất, Tấm ở với dì ghẻ và bị dì ghẻ đày đọa. May được Bụt giúp nên Tấm đỡ khổ.

Quan hệ dì ghẻ con chồng chia người trong nhà thành hai hạng. Mẹ con Cám là hạng người áp bức, Tấm là hạng người bị áp bức. Chuyện trong gia đình nhưng chính là chuyện phổ biến trong xã hội đầy bất công thuở ấy.

Tấm phải ở chung với hai mẹ con mụ dì ghẻ độc ác luôn nhăm nhe làm hại mình. Vũ khí và sức mạnh của cô lúc này chỉ là sự hiền lành, vị tha, cả tin và những giọt nước mắt đớn đau, hờn tủi. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám cũng chính là cuộc đối đầu dai dẳng giữa cái thiện với cái ác. Vì đố kị, ghen ghét nên mẹ con Cám đã đày đọa Tấm bằng rất nhiều thủ đoạn tàn ác.

Đầu tiên là việc dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi bắt tép và hứa ai bắt được nhiều, dì sẽ thưởng cho cái yếm đỏ. Tấm bắt được nhiều, Cám bắt được ít. Mâu thuẫn xuất hiện bắt đầu từ người siêng năng và đứa lười biếng. Nhưng không chỉ có vậy. Thói thường, đứa lười nhác thường xấu bụng, dối trá, ranh ma. Cho nên Cám mới giả vờ thương chị, bảo chị xuống sông gội đầu cho sạch tóc. Kì thực, Cám lừa Tấm để trút hết giỏ tép của Tấm vào giỏ mình, rồi mang về trước. Tuy truyện không kể nhưng chắc chắn Cám được mẹ khen và cái yếm đỏ nếu có thật sẽ thuộc về phần nó. Tất nhiên là Tấm sẽ bị mụ dì ghẻ mắng mỏ, đánh đập. Đứa lười nhác cướp công của người chăm làm. Kẻ vất vả chẳng được hưởng gì, kẻ không làm lại được hưởng tất cả. Số phận người lao động trong xã hội bóc lột thường là như vậy.

Còn cái yếm đỏ, tại sao mụ dì ghẻ lại hứa cho Tấm và Cám phần thưởng đó? Bỗng dưng mụ tốt bụng chăng? Chẳng phải vậy mà mụ biết rằng con gái mới lớn thường coi cái yếm, nhất là yếm đỏ như một thứ trang sức kín đáo làm tôn thêm vẻ đẹp của người thiếu nữ. Tâm lí ấy cũng có ở Tấm, cho nên mụ dì ghẻ dùng chiếc yếm đỏ như một miếng mồi nhử để khai thác sức lao động của Tấm. Quả nhiên, tép bắt được nhiều và mụ được hưởng tất cả mà chẳng phải mất cho Tấm chút gì. Như thế là mụ đã mắc tội lừa phỉnh đối với người lao động.

Trong gia đình, Tấm có ai là bạn đâu? Cám là em cùng cha khác mẹ nhưng nó chỉ chực hại chị. Cái câu: Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng thoạt nghe có vẻ yêu thương nhưng hóa ra là lời cạm bẫy. Tấm bị Cám lừa lấy hết tép, may mà còn sót con bống nhỏ. Bụt bảo Tấm nuôi bống là giúp cho Tấm có một người bạn. Bống là bạn riêng của Tấm. Bống lặn dưới giếng để không ai thấy và chỉ hiện lên với Tấm mà thôi. Ngày ngày, Tấm giấu cơm trong thùng gánh nước để nuôi bống. Câu hát Tấm dành riêng cho bống thân thương, ngọt ngào biết mấy: Bống bống, bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Cơm nhà ta lấy gì mà thành cơm vàng cơm bạc, mà khác với cơm hẩm cháo hoa nhà người nêu không có thêm tình thương yêu? Nghe lời hát ấy, bống nổi lên ngay, đón lấy tình thương của Tấm và Tấm gửi tình thương vào bống. Cô gái côi cút lủi thủi một mình nay đã có một người bạn nhỏ để chia sẻ nỗi niềm cho đỡ tủi thân.

Cám và mụ dì ghẻ không để Tấm yên. Tội ác thường không biết dừng. Thế là mẹ con Cám lập mưu hại bống. Dì ghẻ ra lệnh cho Tấm nhưng nghe vẫn như lời khuyên nhủ ngọt ngào: Con ơi con! Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Lừa Tấm đi xa để ở nhà mẹ con Cám dễ dàng thi hành kế ác. Chúng bắt bống ăn thịt. Con bống bé xíu, mẹ con chúng ăn chưa đủ bữa cơm, nhưng đối với Tấm, bống là niềm an ủi, là người bạn thân thiết. Mẹ con Cám giết bống khác gì giết nửa người Tấm. Chúng không chỉ bóc lột sức lao động mà còn muốn hại Tấm cả về mặt tinh thần. Tội ác của chúng ngày càng lớn. Cục máu đỏ tươi nổi trên mặt nước chính là lời nguyền rủa đối với tội ác ấy.

Mọi đau khổ của Tấm đều bắt nguồn từ mẹ con Cám. Mâu thuẫn giữa Tấm với dì ghẻ thực chất là mâu thuẫn thiện – ác. Cái ác hiện hình qua các hành động tàn nhẫn của hai mẹ con Cám: lừa gạt lấy mất giỏ tép để tước đoạt ước mơ của Tấm là có được cái yếm đào; lén lút giết chết cá bống, người bạn bé nhỏ của Tấm. Tấm cô đơn nên chỉ biết khóc mỗi khi bị ức hiếp. Tiếng khóc tội nghiệp đó gây xúc động mọi trái tim nhân hậu.

Trong xã hội người bóc lột người thì những đau khổ của kẻ mồ côi là có thực và phổ biến, còn hạnh phúc mà họ được hưởng thường rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là mơ ước. Nhưng phản ánh mơ ước về hạnh phúc cũng là cách thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, hi vọng ở tương lai và tin vào lẽ công bằng của nhân dân lao động.

Chính vì thế, cái thiện càng bị o ép, áp bức, cái ác càng lộng hành, tác oai tác quái thì càng thể hiện mâu thuẫn gay gắt không thể dung hoà giữa hai phía, tạo không khí căng thẳng buộc phải thay đổi thời thế.

Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật thiện là xu hướng giải quyết mâu thuẫn đặc biệt trong truyện cổ tích. Để giải quyết mâu thuẫn đó, con đường đến với hạnh phúc của Tấm không thể thiếu sự tham gia của những yếu tố kì ảo hay lực lượng thần kì, sản phẩm do trí tưởng tượng của con người sáng tạo nên mà cụ thể trong truyện này là Bụt.

Mở đầu phần hai là cảnh nhà vua mở hội. Hội là dịp vui của dân chúng. Đến hội, người ta sống với cuộc sống khác ngày thường. Các thứ ràng buộc, nề nếp khắt khe như được giãn ra, cuộc sống thoải mái hơn, hồn nhiên, ý vị hơn. Có thành ngữ vui như hội là vậy. Trong một năm, dễ mấy lần có hội cho nên đi hội là niềm vui lớn, là ước mong tha thiết của mọi người.

Biết vậy nên mụ dì ghẻ tìm cách ngăn cản không cho Tấm đi. Mụ trộn thóc vào gạo, bắt Tấm lựa xong mới được đi là cố tình chèn ép, đày đọa Tấm không muốn cho cô có một chút niềm vui nào. Không còn lừa phỉnh như lần đầu, cũng chẳng cần lén lút như lần thứ hai, sự độc ác giờ đây đã trở nên trắng trợn.
Nhưng Tấm không hề đơn độc, cô luôn được giúp đỡ trong cơn hoạn nạn. Lúc bị Cám lừa lấy hết tép, Tấm chỉ còn con bống là bạn tâm tình, là nguồn an ủi. Bống bị hai mẹ con mụ dì ghẻ ăn thịt, may nhờ lòng tốt của con gà nên Tấm tìm được nắm xương bống đem chôn vào bốn chân giường, không hiểu để làm gì nhưng còn niềm hi vọng. Lần này thì sự bất ngờ to lớn đã đến với Tấm: đàn chim sẻ nhặt thóc giùm là bất ngờ; quần áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi càng bất ngờ; được vua rước kiệu về cung là tột đỉnh bất ngờ. Thật ra, người xưa khi đặt chuyện đã có chủ ý hẳn hoi. Tấm bị khốn khó trong thân phận con mồ côi, trong thân phận bị áp bức, bóc lột; nhưng trước sau Tấm vẫn là người lao động giỏi giang, chịu thương chịu khó, hiền lành, tốt bụng, cho nên nhân dân muốn Tấm được hưởng hạnh phúc cao nhất. Sự đền bù đối với Tấm lần này cũng cao hơn hẳn. Bụt đã giúp Tấm. Tấm không những được đi trẩy hội với quần áo đẹp, hài thêu, ngựa cưỡi, khiến mẹ con Cám nhìn thấy phải chết ghen, chết tức mà Tấm còn được vua chọn làm hoàng hậu.

Mẹ con Cám chịu sao nổi cảnh ấy? Chúng quyết hại Tấm để giành cho được địa vị hoàng hậu cao sang. Bốn lần chúng giết Tấm: khi hái cau ngày giỗ cha, lúc Tấm đã biến thành chim Vàng Anh, lúc Tấm biến thành hai cây xoan đào rồi khung cửi. Giết Tấm lần thứ nhất là để giành lấy ngôi hoàng hậu. Giết Tấm những lần sau là để giữ vững ngôi sang ấy. Nhưng mỗi lần gây tội ác Cám không khỏi run sợ và ngày càng run sợ. Lần nào nó cũng về mách mẹ và lại được mụ ta bày đặt tất cả. Tội ác không dừng, tội ác cũng không có giới hạn. Muốn gịữ quyền lợi của mình, bọn bóc lột không chùn tay trước thủ đoạn nào, kể cả giết người, truy sát kiếp này, kiếp khác, không dứt.

Đối lại thái độ của Tấm cũng không còn nhẫn nhịn như giai đoạn trước mà là thái độ phản kháng quyết liệt để giành và giữ hạnh phúc cho mình. Trước kia, khi gặp khốn khó, Tấm hoàn toàn bị động trước đau khổ, chỉ biết ôm mặt khóc hu hu, chờ có Bụt hiện lên cứu giúp. Tiếng khóc ấm ức ấy chứng tỏ cô ý thức được nỗi khổ của mình. Đó là thái độ phản kháng đẩu tiên. Nay ý thức đấu tranh chống lại cái ác càng về sau càng quyết liệt, không khoan nhượng. Tấm đã tự mình xử trí. Cô Tấm hiền lành, lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc. Tấm không chịu khuất phục. Sau mỗi lần bị giết, Tấm sống lại dưới một hình hài khác. Sau mỗi lần hóa thân, cô trưởng thành hơn và nung nấu ý thức tiêu diệt cái ác. Cô không còn nhẫn nhục và dễ dàng dung tha tội ác như trước nữa.

Tấm hoá thành chim Vàng Anh, báo hiệu cho nhà vua biết sự có mặt của mình. Chim Vàng Anh bị giết chết, Tấm lại hóa thành hai cây xoan đào. Hai cây xoan đào bị mẹ con nhà Cám chặt làm khung cửi rồi khung cửi bị đốt thành tro, Tấm hóa ra cây thị, quả thị để trở về với đời… Cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng mà đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi, sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện với cái ác. Đồng thời, nó thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện.

Khi là chim Vàng Anh, khi là cây xoan đào bị chặt đóng thành khung cửi, mấy lần Tấm cảnh cáo con em thất đức bằng những lời chẳng nhẹ nhàng chút nào: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao. Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra. Thái độ của Tấm từ phẫn nộ đã biến thành căm thù trước hành vi cố tình chiếm đoạt quyển lợi, không ngừng gây tội ác của mẹ con Cám.

Kiên trì đấu tranh như vậy nên Tấm đã giành được thắng lợi cuối cùng. Tấm gặp lại vua trong hoàn cảnh hết sức giản dị: tại hàng nước của một bà lão nghèo. Thú vị hơn, vợ chồng nàng gặp lại nhau nhờ miếng trầu tình duyên truyền thống, miếng trầu têm cánh phượng từ bàn tay khéo léo, dịu dàng của Tấm. Vua cho rước Tấm về cung, hạnh phúc qua bao nhiêu sóng gió nay trở lại trọn vẹn với Tấm.

Nhưng cuộc đấu tranh vẫn chưa chấm dứt. Sau bao lần hoá thân chiến đấu chống kẻ thù, Tấm trở lại với cuộc đời. Dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại. Cám và mụ dì ghẻ vẫn còn đó, thắng lợi của Tấm chưa được coi là trọn vẹn. Cái chết dữ dội của Cám đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc chiến kéo dài và phần thắng thuộc về Tấm, thuộc về cái thiện sau tất cả những cam go, cay đắng nhiều lúc tưởng chừng không vượt qua nổi.

Quan điểm dân gian là Ác giả ác báo, cho nên mới có chuyện con Cám chết bỏng, mụ dì ghẻ chết tươi. Nhân dân ta vẫn cho rằng kẻ gây tội ác thì phải gặp ác, phải bị trừng trị một cách đích đáng. Như vậy trên đời mới có công lí, mới bù lại bao nhiêu đau khổ, oan ức mà người lao động bị bóc lột phải chịu đựng đời này sang đời khác. Thực tế cuộc sống thời xưa chưa có công lí ấy nên nhân dân vẫn ước mơ mãi mãi. Mẹ con Cám đã chết, ước mơ ấy được thực hiện và mọi người nghe chuyện đều thỏa lòng.

Truyện Tấm Cảm trước tiên là câu chuyện trong khuôn khổ của một gia đình, do những mối lợi mà dì ghẻ, con chồng thường xung đột với nhau. Dân gian phản ánh tình trạng đó bằng câu ca dao:Mấy đời bánh đúc có xương, Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng. Tuy vậy, truyện còn có ý nghĩa sâu xa hơn, mở rộng đến phạm vi xã hội. Đó là sự xung đột giữa cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái ác, hay nói khác đi là giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Kẻ xấu, kẻ ác, kẻ bóc lột nắm quyền hành trong tay, tha hồ làm mưa làm gió, tác oai tác quái. Người lương thiện, người bị bóc lột luôn bị đoạ đày trong đau khổ nhưng cũng không ngừng đấu tranh, có khi đấu tranh dữ dội để giành thắng lợi cuối cùng.

Truyện Tấm Cám thể hiện ước mơ công lí, ước mơ hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh gay go vất vả, Tấm luôn được Bụt giúp đỡ, đền bù và Tấm đã thành hoàng hậu. Thời xưa, vua được coi là người sung sướng nhất (sướng như vua), cho nên được làm vợ vua là hạnh phúc cao nhất. Trái lại, bọn xấu, bọn ác, bọn bóc lột nhất định phải đền tội và đền tội thật đích đáng. Do đó, đối với nhân dân, truyện Tấm Cám có một ý nghĩa thật tốt đẹp. Nó là niềm an ủi, là nguồn hi vọng và tin tưởng. Nó giáo dục thái độ yêu ghét rõ ràng, dứt khoát: yêu cái tốt, yêu người lao động chân chính, ghét cái xấu, ghét kẻ bóc lột, ăn bám, tàn ác.

Sự hóa thân để trở về với cuộc đời của Tấm phản ánh mơ ước về công bằng xã hội: Người lương thiện không thể chết oan mà phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt. Đồng thời thể hiện quan niệm hết sức thực tế về hạnh phúc của người lao động. Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.

Kết thúc có hậu là biểu hiện tập trung của ước mơ. Nhân vật thiện cuối cùng đã được hưởng hạnh phúc như những gì mà trí tưởng tượng lãng mạn của nhân dân có thể hình dung được.

Cô Tấm nghèo hèn, bị ức hiếp, bị giết chết, cuối cùng đã gặp lại nhà vua, trở về cung làm hoàng hậu. Kết thúc đó cũng thể hiện mơ ước đổi đời của những người lao động nghèo. Đó là bức tranh về một xã hội lí tưởng có “vua sáng, tôi hiền”. Trong xã hội mơ ước đó, họ có thể từ địa vị bần cùng bước lên địa vị tối cao.

Hẳn có người sẽ đặt câu hỏi: Tại sao những người nhỏ bé, nghèo khổ như cô Tấm lại chiến thắng được những cái xấu, cái ác để giành lấy hạnh phúc cho mình? Đúng, cái thiện đã chiến thắng bởi nó tuy nhỏ bé nhưng không đơn độc trong cuộc chiến chống cái xấu và cái ác. Những lúc gặp khó khăn hay đau khổ, Tấm đều được Bụt giúp đỡ vượt qua. Tấm phải nhặt thóc trộn lẫn gạo ư? Đã có đàn chim sẻ được Bụt sai xuống nhặt hộ. Tấm muốn có quần áo đẹp đi xem hội ư? Bụt bảo hãy đào bốn cái lọ chôn dưới chân giường… Bụt chính là ước mơ của nhân dân lao động, là sự cứu giúp cần thiết và kịp thời để Tấm đi đến thắng lợi cuối cùng. Bụt là kết tinh của tình yêu, niềm tin và sức mạnh mà nhân dân gửi gắm. Tấm xứng đáng được nhận sự cưu mang kì diệu đó bởi cô là hiện thân của cái thiện và cái đẹp. Chiến thắng của Tấm, của cái thiện cũng chính là chiến thắng của niềm tin, ước mơ của người dân lao động sau lũy tre làng.

Suy cho cùng, chiến thắng của cái thiện là tất yếu bởi cái thiện là lẽ phải, là chính nghĩa, là kết tinh những giá trị đẹp đẽ nhất. Chiến thắng của cái thiện là chân lí của cuộc sống. Không chỉ ở Tấm Cám, bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện còn được vinh danh ở rất nhiều truyện cổ khác. Chàng Thạch Sanh nghèo khổ nhưng trung thực và tài ba cuối cùng lấy được công chúa và lên làm vua (Thạch Sanh). Anh Khoai hiền lành, chăm chỉ kết duyên cùng con gái phú ông (Cây tre trăm đốt). Sọ Dừa sánh duyên cùng cô út (Sọ Dừa). Những kết thúc có hậu đó đã ca ngợi chiến thắng rực rỡ của cái thiện. Có thể cuộc đời thực không như cổ tích bởi còn nhiều người ở hiền mà vẫn chưa gặp lành, cái thiện vẫn bị đe doạ và cái ác nhiều khi lại là kẻ mạnh, nhưng đó chỉ là biểu hiện nhất thời. Cái xấu và cái ác sẽ vẫn tồn tại song hành cùng cái thiện, song bài học về sự chiến thắng của cái thiện sẽ vẫn giữ nguyên giá trị không chỉ cho hôm qua mà hôm nay và mãi mãi về sau.

Lứa tuổi học sinh chúng ta thường phải đối mặt với những điều sai, việc xấu. Cần phải làm gì để vượt qua được những điều đó? Chúng ta hãy tự tìm cho mình một con đường thích hợp. Nên nhớ rằng không ai mang hạnh phúc đến cho ta mà chính chúng ta phải đi tìm hạnh phúc.

Cuộc sống hối hả, gấp gáp của xã hội hiện đại khiến con người nhiều khi rơi vào sự âu lo, hoài nghi, dẫn đến suy giảm niềm tin. Hãy quay về với những truyện cổ như Tấm Cám để làm sống lại niềm tin về sự chiến thắng của cái thiện. Chân lí đó vẫn đúng ngay cả trong thời điểm xã hội phân hóa mạnh mẽ và phức tạp. Chúng ta hãy dũng cảm cùng nhau đấu tranh để bảo vệ cái thiện, làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

 

 

Tấm Cám là thiên cổ tích được phổ biến sâu rộng trong dân gian bởi nó đặc sắc và rất hấp dẫn, tiêu biểu cho tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp cùng điều thiện của nhân dân lao động.

 

Từ khóa từ Google

0