Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Văn hay lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Cà Mau Trong cuộc sống, có rất nhiều ngành ...
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Văn hay lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Cà Mau
Trong cuộc sống, có rất nhiều ngành nghề để chúng ta lựa chọn: có người muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi, có người muốn trở thành bác sỹ, có người muốn trở thành người thợ vẽ để vẽ ra được những tác phẩm kiệt tác, có người muốn trở thành người nông dân giỏi… Nhưng dù bạn là ai, ước mơ như thế nào, ước mơ ấy có thành sự thật hay bạn chuyển sang một ngành nghề khác thì bạn cũng phải toàn tâm toàn ý vào công việc, như vậy bạn mới có thể đạt được thành công trên con đường mình đang đi. Nhà văn Nam Cao đã đúc kết cho bạn đọc một quan niệm sống: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” – câu nói đó như là một chân lý giúp mỗi người nhìn lại những việc mình đang làm và giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã chọn lựa.
Từ cẩu thả trong câu nói của nhà văn Nam Cao có nghĩa là làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt cho xong; từ bất lương có nghĩa là không lương thiện, làm việc trái với lương tâm. Như vậy, nhà văn Nam Cao đã nhắn nhủ với bạn đọc rằng: Chúng ta cần phải làm việc một cách chăm chỉ, phải cố gắng bỏ nhiều tâm huyết vào công việc chúng ta đang làm, đừng làm nó với một thái độ thờ ơ, một hành động qua loa, đại khái như thế là chính chúng ta đang làm việc trái với lương tâm, sẽ gây tổn thất không chỉ cho cá nhân mà gây hại đến tất cả mọi người xung quanh.
Để tiến hành một ca mổ phẫu thuật, bác sỹ cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức cùng với nó là hành trang về tâm đức. Bởi vì xã hội hiện nay, bên cạnh những bác sỹ có tấm lòng quảng đại, luôn coi trọng câu nói: “Lương y như từ mẫu” thì cũng có một số bác sỹ chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền mà đánh đổi cả mạng sống của con người. Đó chính là sự cẩu thả trong công việc, vị bác sỹ đã lấy đồng tiền để làm thước đo cho lương tâm nghề nghiệp của mình, đã chà đạp lên chính hai từ mà người đời vẫn thường gọi là “bác sỹ”.
Hay nhìn vào một mảnh vườn, thửa ruộng, chúng ta có thể đánh giá được đâu là bác nông dân làm việc chăm chỉ, đâu là bác nông dân lười biếng. Một người nông dân cần cù sẽ có những mảnh vườn tươi tốt, màu mỡ; còn những mảnh vườn cằn cỗi, hoa màu kém phát triển thì chứng tỏ chủ nhân là người không biết chăm sóc đến mảnh vườn của mình. Khi đến mùa thu hoạch, những mảnh vườn màu mỡ sẽ giúp cho bác nông dân có một vụ mùa bội thu, có những khoản tiền lớn để lo toan cho cuộc sống gia đình, dành những đồng tiền chứa đầy những giọt mồ hôi ấy để cho con cái ăn học. Còn mảnh vườn cằn cỗi, không có người chăm sóc, sẽ không mang lại lợi ích gì cho bác nông dân, họ chỉ biết khóc, biết hối hận khi mình đã bỏ bê công việc đồng áng, cuộc sống khó khăn sẽ lại đến với gia đình bác nông dân không chăm chỉ kia.
Qua hai dẫn chứng trên giúp chúng ta nhận ra rằng: dù bạn là bác sỹ được cả xã hội tôn trọng, hay bạn là một bác nông dân lúc nào cũng chân lấm tay bùn thì bạn vẫn là niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội khi bạn luôn biết làm việc cần mẫn, luôn biết học hỏi kinh nghiệm và có một tấm lòng bác ái. Đừng làm việc không có trách nhiệm, đừng lấy vật chất làm lẽ sống vì khi đó dù bạn là bác sỹ, giáo viên, công an,… thì bạn cũng bị người đời chê cười.
Theo bản thân tôi, để làm những việc không bất lương thì cần phải hình thành cho mình những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ: một đứa trẻ khi chơi xong đồ chơi cần phải biết dạy nó cất đồ chơi vào nơi quy định khi chơi xong, qua đó hình thành cho đứa trẻ tính ngăn nắp, có trách nhiệm với món đồ chơi của mình. Hay trước khi đi ngủ cần phải học bài, soạn sách vở, đồ dùng học tập để sáng mai dậy không phải luống cuống đi tìm chúng, khi đó hình thành cho các cô cậu học trò tính cẩn thận, làm chủ được thời gian. Lớn lên một chút, khi làm việc theo nhóm, bạn cần phải làm việc một cách tích cực, đưa ra chứng kiến của bản thân để thuyết phục mọi người đừng đùn đẩy trách nhiệm cho các thành viên khác, qua đó hình thành nên cho bạn tính đoàn kết, luôn làm chủ kiến thức của mình…Khi đã trưởng thành, tôi tin với những tính cách mà bạn đã hình thành từ nhỏ đến lớn sẽ giúp rất nhiều trong công việc khi bạn chọn bất cứ nghề nghiệp gì.
Qua câu nói của Nam Cao đã giúp tôi hiểu rằng, nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác… bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc… như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.
Trong cuộc sống, có rất nhiều ngành nghề để chúng ta lựa chọn: có người muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi, có người muốn trở thành bác sỹ, có người muốn trở thành người thợ vẽ để vẽ ra được những tác phẩm kiệt tác, có người muốn trở thành người nông dân giỏi… Nhưng dù bạn là ai, ước mơ như thế nào, ước mơ ấy có thành sự thật hay bạn chuyển sang một ngành nghề khác thì bạn cũng phải toàn tâm toàn ý vào công việc, như vậy bạn mới có thể đạt được thành công trên con đường mình đang đi. Nhà văn Nam Cao đã đúc kết cho bạn đọc một quan niệm sống: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” – câu nói đó như là một chân lý giúp mỗi người nhìn lại những việc mình đang làm và giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn trong công việc mà mình đã chọn lựa.
Từ cẩu thả trong câu nói của nhà văn Nam Cao có nghĩa là làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt cho xong; từ bất lương có nghĩa là không lương thiện, làm việc trái với lương tâm. Như vậy, nhà văn Nam Cao đã nhắn nhủ với bạn đọc rằng: Chúng ta cần phải làm việc một cách chăm chỉ, phải cố gắng bỏ nhiều tâm huyết vào công việc chúng ta đang làm, đừng làm nó với một thái độ thờ ơ, một hành động qua loa, đại khái như thế là chính chúng ta đang làm việc trái với lương tâm, sẽ gây tổn thất không chỉ cho cá nhân mà gây hại đến tất cả mọi người xung quanh.
Để tiến hành một ca mổ phẫu thuật, bác sỹ cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức cùng với nó là hành trang về tâm đức. Bởi vì xã hội hiện nay, bên cạnh những bác sỹ có tấm lòng quảng đại, luôn coi trọng câu nói: “Lương y như từ mẫu” thì cũng có một số bác sỹ chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền mà đánh đổi cả mạng sống của con người. Đó chính là sự cẩu thả trong công việc, vị bác sỹ đã lấy đồng tiền để làm thước đo cho lương tâm nghề nghiệp của mình, đã chà đạp lên chính hai từ mà người đời vẫn thường gọi là “bác sỹ”.
Hay nhìn vào một mảnh vườn, thửa ruộng, chúng ta có thể đánh giá được đâu là bác nông dân làm việc chăm chỉ, đâu là bác nông dân lười biếng. Một người nông dân cần cù sẽ có những mảnh vườn tươi tốt, màu mỡ; còn những mảnh vườn cằn cỗi, hoa màu kém phát triển thì chứng tỏ chủ nhân là người không biết chăm sóc đến mảnh vườn của mình. Khi đến mùa thu hoạch, những mảnh vườn màu mỡ sẽ giúp cho bác nông dân có một vụ mùa bội thu, có những khoản tiền lớn để lo toan cho cuộc sống gia đình, dành những đồng tiền chứa đầy những giọt mồ hôi ấy để cho con cái ăn học. Còn mảnh vườn cằn cỗi, không có người chăm sóc, sẽ không mang lại lợi ích gì cho bác nông dân, họ chỉ biết khóc, biết hối hận khi mình đã bỏ bê công việc đồng áng, cuộc sống khó khăn sẽ lại đến với gia đình bác nông dân không chăm chỉ kia.
Qua hai dẫn chứng trên giúp chúng ta nhận ra rằng: dù bạn là bác sỹ được cả xã hội tôn trọng, hay bạn là một bác nông dân lúc nào cũng chân lấm tay bùn thì bạn vẫn là niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội khi bạn luôn biết làm việc cần mẫn, luôn biết học hỏi kinh nghiệm và có một tấm lòng bác ái. Đừng làm việc không có trách nhiệm, đừng lấy vật chất làm lẽ sống vì khi đó dù bạn là bác sỹ, giáo viên, công an,… thì bạn cũng bị người đời chê cười.
Theo bản thân tôi, để làm những việc không bất lương thì cần phải hình thành cho mình những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ: một đứa trẻ khi chơi xong đồ chơi cần phải biết dạy nó cất đồ chơi vào nơi quy định khi chơi xong, qua đó hình thành cho đứa trẻ tính ngăn nắp, có trách nhiệm với món đồ chơi của mình. Hay trước khi đi ngủ cần phải học bài, soạn sách vở, đồ dùng học tập để sáng mai dậy không phải luống cuống đi tìm chúng, khi đó hình thành cho các cô cậu học trò tính cẩn thận, làm chủ được thời gian. Lớn lên một chút, khi làm việc theo nhóm, bạn cần phải làm việc một cách tích cực, đưa ra chứng kiến của bản thân để thuyết phục mọi người đừng đùn đẩy trách nhiệm cho các thành viên khác, qua đó hình thành nên cho bạn tính đoàn kết, luôn làm chủ kiến thức của mình…Khi đã trưởng thành, tôi tin với những tính cách mà bạn đã hình thành từ nhỏ đến lớn sẽ giúp rất nhiều trong công việc khi bạn chọn bất cứ nghề nghiệp gì,
Qua câu nói của Nam Cao đã giúp tôi hiểu rằng, nghề nghiệp nào cũng như nhau đừng tự hào khi giới thiệu bố mẹ tôi là một doanh nhân thành đạt, hay đừng ngại ngùng khi nói mẹ tôi là công nhân quét rác… bởi vì đó đều là một nghề được cả xã hội thừa nhận. Quan trọng hơn là khi bắt tay vào công việc cần phải làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc… như thế bạn đang làm những công việc rất có ích không chỉ cho bản thân mà dành cho cả cộng đồng.
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Bài làm số 2
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Than ôi! Sống đẹp là gì hỡi bạn?”. Vâng! Sống đẹp là sống có ích, sống biết yêu thương và sống có trách nhiệm. Con người sinh ra trên đời đều mang trên mình trách nhiệm và nghĩa vụ. Đó là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với quốc gia, dân tộc và trách nhiệm đối với chính công việc mà mình đã lựa chọn. Nhà văn Nam Cao đã viết: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là sự bất lương”. Phải chăng ông muốn đề cập đến vấn đề trách nhiệm của con người đối với công việc của mình?
“Cẩu thả” trong công việc là thái độ làm việc không chuyên tâm, không nghiêm túc, không dành hết tâm huyết cho công việc mà mình đang làm.Hai từ “Bất lương” mà tác giả nói ở đây nghe có vẻ khá nặng nề, nó dường như là một tiếng chửi đối với những ai không có tinh thần trách nhiệm trong công việc, gây ra ảnh hưởng xấu đối với mọi người.
Vâng! Câu nói trên của nhà văn Nam Cao quả rất đúng đắn. Con người làm việc một cách cẩu thả, sơ sài nghĩa là không có tinh thần trách nhiệm, không có cái tâm với nghề, điều đó quả thật đáng chê trách bởi lẽ sau cái sự cẩu thả đó là biết bao nhiêu hậu quả xấu. Sự cẩu thả của một bác sỹ trong khi phẫu thuật có thể sẽ cướp đi cả sinh mạng của một con người. Một vị thẩm phán cẩu thả trong quá trình điều tra, kết luận một vụ án sẽ gây ra hàm oan cho một số người, gây bất bình trong xã hội. Người giáo viên không hết lòng với nghề, không nghiên cứu kỹ tài liệu, cẩu thả truyền cho học sinh những kiến thức sai trái. Học sinh vốn là tương lai của đất nước và bạn hãy thử tưởng tượng xem hậu quả sẽ ra sao nếu chúng được giáo dục sai kiến thức?
Trong cuộc sống, bất cứ một nghành nghề nào, dù thấp bé hay cao sang, tất cả đều cần có tinh thần trách nhiệm cao. Một lao công nếu không có tinh thần trách nhiệm, cẩu thả khi làm việc sẽ gây mất mĩ quan đô thị, gia tăng ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Ngay cả trong chính nghề văn của tác giả cũng vậy, nếu nhà văn cứ tùy tâm trạng mà viết, không có sự chọn lọc, nghiên cứu kĩ lưỡng thì sẽ mang đến cho đọc giả những tác phẩm không có chất lượng, có thể làm người đọc hiểu sai ý nghĩa, tiếp thu những thứ không lành mạnh, làm thay đổi suy nghĩ của con người theo chiều hướng tiêu cực. Văn học vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng của con người, thế nên việc cẩu thả trong nghề văn quả là điều đáng chê trách.
Tóm lại, con người đối với công việc của mình cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải có cái tâm với nghề. Làm tốt công việc của mình cũng có nghĩa là ta đã sống có ích cho xã hội. Câu nói của Nam Cao vừa thể hiện quan niệm của ông về tinh thần trách nhiệm trong công việc, vừa là lời nhắc nhở chân thành những ai đã và đang cẩu thả trong công việc hãy nhìn lại.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Thuyết minh về cây dừa – Văn hay lớp 8
- Phân tích tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng) – Văn hay lớp 11
- Nghị luận xã hội về hình ảnh: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp – Văn hay lớp 12
- Tả cánh đồng lúa vào mùa hè – Văn hay lớp 7
- Tả cây gạo nơi làng quê – Văn hay lớp 2
- Nghị luận xã hội về lòng vị tha – Văn hay lớp 10
- Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Văn hay lớp 12
- Nghị luận xã hội về câu nói: Văn học là nhân học – Văn hay lớp 12