Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Văn hay lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Nai Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một ...
Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Văn hay lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Nai
Cuộc sống ngày càng vận động và phát triển theo chiều hướng mới. Để tồn tại và có một cuộc sống bền vững thì mỗi người chúng ta cần phải có một phương hướng sống nhất định, một lí tưởng mà ta sẽ hướng tới để thực hiện trong suốt cuộc đời. Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn soi đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Vậy cuộc sống sẽ ra sao nếu người không có lí tưởng xác định? Cuộc đời sẽ ra sao nếu mỗi người chỉ sống vì những mục đích không rõ ràng và chỉ cho bản thân mình?
Thoạt đọc qua, ta sẽ cảm thấy câu nói trên hơi khó hiểu. "Lí tướng" là gì?. Đó chính là cái đích của cuộc sống mà mỗi con người khát khao đạt được. Còn “ ngọn đèn', đó là một vật dùng để thắp sáng vào ban đêm, nhờ có nó mà ta thấy được rõ đường đi và những vật xung quanh "Phương hướng kiên định" chính là mục tiêu, là đường lối xác định sẽ thực hiện một cách quyết tâm và không thay đổi. "Cuộc sống" là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó sẽ là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp khi mà con người sống chứ không phải là tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả rực rỡ của một cuộc sống có lí tưởng. Qua đó, ta thấy câu nói của Lép Tôn-xtôi mang một nghĩa rất rõ ràng: sống trên đời, mỗi con người cần phải có riêng cho mình một lí tưởng sống, đó chính là ngọn đèn chỉ phương rõ ràng nhất. "Lí tưởng" rất quan trọng với chúng ta. Vì nếu sống mà không có lí tưởng thì chúng ta sẽ khó mà xác định những việc nên làm, còn nếu có xác định được thì cũng không có quyết tâm để thực hiện cho tới nơi tới chốn. Như trong học tập, nếu không chắc chắn mục tiêu để làm gì thì khi gặp khó khăn, ta dễ buông xuôi và không chịu cố gắng. Bên cạnh đó, khả năng thực hiện sai hướng hay cảm thấy khó khăn hơn khi không xác định được lí tưởng là rất lớn. Chẳng hạn ta muốn trở thành bác sĩ nhưng không xác định được là sẽ trở thành bác sĩ gì, thì khi dấn thân vào con đường học vấn ta sẽ cảm thấy lạc lõng với chính mục tiêu mình đề ra. Và cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao khi con người ta sống thiếu "lí tưởng". Thiếu lí tưởng sẽ dễ nản chí, ta dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của minh. Vậy một người có lí tưởng là người như thế nào? Đó chính là người luôn xác định được mục tiêu sống và tận tụy với những việc mà mình cần hoàn thành, thể hiện thái độ quyết tâm vươn tới sự hoàn thiện bản thân, mong muốn cống hiến cho sự nghiệp chung. Hơn thế nữa đó là một người sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng của mình, chấp nhận sự thất bại và khó khăn để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Đôi khi lí tưởng của một người chỉ là kiếm được việc làm ổn định có một gia đình đầm ấm nhưng để thực hiện được thì người đó cũng phải trải qua nhiều khó khăn. Và dù cho đó chỉ là một lí tưởng tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ những người xung quanh. Vì người đó đã có được lí tưởng riêng để thực hiện chứ không như nhiều người sống hơn nửa cuộc đời vẫn chưa biết đâu là lí tưởng của đời mình và vẫn còn đang quẩn quanh… Ngày 5-6-1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi với một lí tưởng suốt đời "tìm ra con đường giải phóng đất nước, quyết tâm vì Tổ quốc độc lập, vì dân tộc Việt Nam tự do và bền vững. Đó cũng chính là lí tưởng của tất cả thanh niên trong thời chiến. Nhưng ngày nay khi đất nước ta đã hoàn toàn độc lập và đang trên đà phát triển nhanh thì lí tưởng của thanh niên đã khác đi rất nhiều. Tất nhiên mỗi thanh niên tìm cho mình một lí tưởng riêng, tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, địa vị và cách sống của mỗi nguời nhưng nếu lí tưởng đó chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì đó không hoàn toàn là lí tưởng mà đó chính là lối suy nghĩ ích kỉ và cá nhân. Vì thế thanh niên ngày nay cần có một lí tưởng chung là: không ngừng phấn đấu vì một đất nước Việt Nam "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh". Mà muốn có được những lí tưởng có nghĩa cho bản thân và cho xã hội như vậy thì mỗi người nhất là thanh niên học sinh ngay từ ngồi trên ghế nhà trường đã xác định được cho mình mục đích của việc tập, phân biệt được mục đích đó là đúng hay sai và xác định xem khả năng mình có thực hiện được hay không. Bên cạnh đó cần biết lắng nghe lời khuyên của những người xung quanh như cha mẹ, thầy cô để có một "phương hướng kiên định" cho chính mình. Một xã hội sẽ phát triển vững bền khi có những con ngưòi có chung một lí tưởng cao đẹp là sống vì Tổ quốc, vì mọi người.
Câu nói của Lép Tôn-xtôi đã để lại nhiều nghĩa thật sâu sắc và đầy tính nhân văn khi ông đã nhấn mạnh sự quan trọng của lí tưởng đối với mỗi người qua việc vì lí tưởng với phương hướng kiên định và cuộc sống. Cuộc sống ngày càng khác đi, mỗi người chúng ta cần có một lí tưởng để thực hiện trong cuộc đời, em cũng vậy, em sẽ luôn phấn đấu đểhoàn thành lí tưởng của mình trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung của dân tộc. Để mỗi ngày trôi qua, sẽ có thêm một ngày mới được chiếu sáng bởi lí tưởng cuộc đời..
Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Bài làm số 2
Sống phải có mục đích. Sống phải có lí tưởng. Nói về tầm quan trọng của lí tưởng, nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi chỉ rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có li tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thỉ không có cuộc sống”.
Lí tưởng là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đốỉ với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người. Đúng: “ lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường’’. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống. Không sống vô vị nhàm chán, không sống quẩn quanh, tăm tối, mà chỉ muốn sống có ý nghĩa, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngọn đèn được tác giả so sánh với li tưởng thật là sâu sắc và có nhiều ý nghĩa.
Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ như thế nào? Lép Tôn-xtôi cho biết: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hưởng kiên định thì không có cuộc sống”.
Phương hướng là hướng được xác định. Kiên định là một phẩm chất tốt đẹp, là tinh thần giữ vững ý định, ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, trở lực. Khi đã không có lí tưởng, không có mục đích tốt đẹp sẽ không có phương hướng kiên định, khác nào kẻ đi đêm hoặc chui vào sừng trâu, đâm đầu vào lối cụt. Không có lí tưởng thì khác nào thuyền không lái, thuyền sẽ trôi về đâu? về bến bờ nào? Những kẻ sống quẩn quanh, sống bị động, hav dao động vì sống không có mục đích, không có lí tướng, không có phương hướng. Mà khi đã không có phương hướng, hoặc không có phương hướng kiên định thì sẽ không có cuộc sống ý nghĩa. Anh sẽ không có hành động thiết thực. Nếu không có mơ ước. không có khát vọng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Anh sẽ trở thành kẻ sống thừa, sống mòn.
Nếu tuổi trẻ sống không có lí tưởng sẽ lười học, nhác lao dộng, sẽ sớm nhiễm phải những tệ nạn xã hội như ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc… Những học sinh “cá biệt’' trong nhà trường hiện nay chủ yếu là do cách sống buông thả, sống không có lí tưởng.
Sống mà như chết thì sao có thể gọi là sống? sống mà tâm hồn bị khô héo, trái tim bị bàng giá thì không thể gọi là sống. Sống mà không nghĩ đến tương lai, sống mà không nghĩ đến công hiến, phục vụ cho gia đình, đất nước thì sao có thể gọi là sống? Cô giáo em nói thời còn là học sinh, câu khẩu hiệu: “Sống, học tập, lao động và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại” có một sức mạnh ghê gớm. lôi cuốn hàng triệu thanh niên thi đua và lập công trong phong trào “ba sẵn sàng”.
Câu nói của nhà văn Nga đã chỉ rõ tầm quan trọng của lí tưởng và sống có lí tưởng. Câu nói ấy cho đến nay vẫn mới mẻ và giàu ý nghĩa đối với học sinh thanh niên chúng ta.
Đất nước đang đổi mới. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đang kêu gọi thanh niên lên đường. Có học tập tốt mới trang bị cho bản thân mỗi chúng ta kiến thức, kĩ năng khoa học, lao động. Hơn bao giờ hết. chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề lí tưởng và sống có lí tưởng.
Lí tường là ngọn đèn. Với Tố Hữu, lí tưởng là “mùi hương chân lí”. Tôi nhớ vần thơ của ông.
Khi ta đã say mùi hương chân lí.
Tương lai đó, trước mặt ta biển rộng
Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao!
(Như những con tàu)
Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Bài làm số 3
Nếu so sánh cuộc đời là biển cả, con người là chiếc thuyền giữa đại dương mênh mông, thì ngọn hải đăng quả thật là kim chỉ nam cho thuyền biết nơi mình đến. Thử hỏi, nếu không có ngọn hải đăng thì hậu quả sẽ ra sao? Nói như thế, ta chắc đã hiểu được lời nói của L. Tôn xtôi quả thật chí lí: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
Nếu cuộc sống là những hoạt động trong đời sống của một con người hoặc một xã hội, thì lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới. Sông trong đời sống, ai cũng muốn vươn tới một điều gì đó tốt đẹp và ta gọi đó là mục đích. Muốn đến đích, ta phải có hành động cụ thể, có phương tiện để thực hiện. Với T.xtôi thì lí tưởng chính là phương tiện, bởi nó như là “ngọn đèn chỉ đường”', là ánh sáng soi rọi cho con người đi đến mục đích. Người không có lí tưởng thì “không có phương hướng kiên định” như con thuyền chòng chành, lạc lối đưa đến nguy cơ đánh mất cuộc sống.
Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, nếu không có ánh sáng lí tưởng cao đẹp của Mác – Lê nin thì dân tộc Nga sẽ về đâu? Thế kỉ XX ở Việt Nam, hàng ngàn, hàng vạn thanh niên ngã xuống “chẩng tiếc đời xanh” cho Tổ quốc trường tồn, chính là vì họ đã mang vào tâm trí mình một lí tưởng yêu nước cao đẹp được thấm nhuần bởi tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại. Như vậy, sống có lí tưởng thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa. Cuộc sống là sự tiệp diễn liên tục không ngừng nghỉ. Chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp tục sống nhưng không thể thiếu mục đích, lí tưởng. Lí tưởng cao đẹp, làm cho cuộc đời nở hoa. Những con thuyền đang ngày đêm lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải đăng để dẫn đường, soi sáng cho chúng tìm đên bến bờ an toàn và bình yên. Chúng ta cũng vậy, khác chăng ngọn hải đăng của chúng ta chính là lí tưởng sống – nó chắp cánh đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sông. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Quan niệm sống nêu trên thật sự là bài học cho chúng ta học tập.
Mỗi chúng ta, phải có trách nhiệm với xã hội và với chính mình. Mỗi con người phải tự ý thức rằng, sống không có lí tưởng, tựa như con người đi trong bóng đêm; như con thuyền ngoài khơi không có ngọn hải đăng dẫn đường; như con tàu không có hoa tiêu,… Ớ phương diện đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta, nếu không có lí tưởng yêu nước là ánh sáng soi đường, thì “bóng đèm nô lệ” quả thật đáng sợ, mà dân tộc ta đã từng trải qua.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Nghị luận xã hội về câu nói: Cuộc đời là một tấm gương soi, cau mặt với nó, nó sẽ cau mặt trả lại với chúng ta ngay; nếu mỉm cười với nó, nó sẽ thành một người bạn vui tính và tốt bụng – Văn hay lớp 12
- Bình luận câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” – Văn hay lớp 7
- Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Văn hay lớp 12
- Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Văn hay lớp 12
- Lê-nin khuyên “Học, Học nữa, Học mãi!” – Văn hay lớp 7
- Tả một đêm trăng đẹp đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc – Văn hay lớp 5
- Giải thích câu tục ngữ “Ta về ta tắm ao ta, …” – Văn hay lớp 8
- Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề – Văn hay lớp 12