Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, ...
Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Bài số 1
Trong cuộc sống của chúng ta, những lời khen là vô cùng cẩn thiết để khích lệ, động viên hay khen ngợi ai đó. Lời khen giúp họ cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, những lời khen mang tính chất nịnh bợ thì không tốt chút nào. Tuân Tử đã từng nói: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người.
“Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Chê, nhưng là chê phải. Đó là những người thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí. Trong cuộc sống, tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ. Một người chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu cứ khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống.
Đối tượng thứ hai, là những người khen ta, nhưng tất nhiên, là “khen phải”. Vậy thế nào là khen phải? Đó là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Con người ta luôn có xu hướng muốn được khen, vì những lời khen thường “dễ nghe” hơn những lời chê. Lời khen là quan trọng, có tác dụng giúp con người ta thấy tự hào vì những thứ được khen, tuy nhiên, chúng ta cần biết được đâu là những lời khen thật, đâu là những lời tâng bốc, xu nịnh. Không nên vì được khen quá nhiều mà dẫn đến suy nghĩ mình đã hoàn hảo, từ đó sẽ dẫn đến tự kiêu, không cố gắng, tất sẽ có ngày gặp thất bại. Những người có thể hiểu, có thể khen thật ta, đó chính là những người bạn của ta.
Còn đối tượng cuối cùng, cũng liên quan đến những lời khen, nhưng đó lại là “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ”ta, như Tuân Tử nói, đó cũng chính là “kẻ thù của ta”. Những kẻ ấy chỉ nói những lời khen nhằm vụ lợi cho bản thân, chứ không xuất phát từ sự chân thành hay sự ngưỡng mộ đối với người được khen. Những lời khen ấy khiến cho người được khen cảm thấy mình thật tốt đẹp, thật quan trọng, thật vĩ đại, từ đó sẽ không cố gắng và dần dần sẽ bị thua kém so với những người xung quanh. Điều ấy thật nguy hiểm. Và những kẻ xu nịnh ta như vậy, giống như kẻ thù của ta vậy. Họ “giết” ta bằng những lời nịnh bợ, dối trá. Điều chúng ta cần làm là tránh xa, hạn chế giao lưu với những đối tượng ấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường học tập, làm việc.
Câu nói của Tuân Tử, từ xưa đến nay, vẫn luôn là bài học sâu sắc và đáng ghi nhớ cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh táo, để phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để có thể có được những lời góp ý, lời khen chân thành nhất từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình.
Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Bài số 2
Tuân Tử, còn gọi là Tuân Huống (313-235 trước Công nguyên), nhà triết học, nhà văn lỗi lạc thời Chiến quốc. Ông khuyên phải tích đức, khuyến thiện và được dạy dỗ mới nên người.
Ồng nói về người thầy, người bạn, kẻ thù trong mối quan hệ xã hội, trong sự giáo dục và giáo dường tâm trí, tâm đức rất hay. Câu nói của ông vẫn được người đời truyền tụng như một cách ngôn, một lời giáo huấn:
“Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ chính là kẻ thù của ta vậy”.
Tại sao người chê ta mà chê phải là thầy của ta? Dám chê người là trung thực, thẳng thắn. Chê phải lại càng quý, càng phục. Ta có lầm lỗi, có khuyết điểm, nhược điểm mà được người khác chê, chê phải mới đáng quý, khác nào một con bệnh được uống thuốc do một danh y đem cho. Người có trí tuệ hơn người, có tâm đức cao cả mới nhìn thấy khiếm khuyết của đồng loại, thành thật chê, chê phải, chê đúng. Người đó thật đáng kính, đáng tôn thờ, đúng là thầy
của ta. Thầy vì hơn ta một cái đầu về tâm hiểu biết. Thầy vì thương người mà bảo bạn, khuyên nhủ. Thói thường “trung ngôn nghịch nhỉ”. Phải có một tấm lòng mới dám đem điều hay lẽ phải để chê người. Chê phải chi cầu mong con người đó trở nên tốt đẹp, hoàn thiện về nhân cách, tiến bộ về học vấn.
Ông bà ta vẫn thường nhắc nhở con cháu:
Mật ngọt thì ruồi chết tươi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, người chê ta mà chê phải là thầy của ta. Phải đội ơn và bái phục con người đó.
Bạn là người như thế nào? Tuân Tử đã chỉ rõ: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta”. Ai mà chẳng có mặt tốt đẹp, việc làm tốt đẹp. Ai mà chẳng muốn được khen. Đó là tâm lí chung của nhiều người khen mà khen đúng là đánh giá đúng bản chất của sự việc, của sự vật, của con người. Khen đúng mực, khen vô tư. Những lời khen phải như luồng gió mát lành thổi qua tâm hồn, có tác dụng nâng đỡ tinh thần, phát huy tính tích cực của mỗi con người. Khen đúng, khen phải là lời vàng ngọc quý báu, làm cho người tốt, tốt thêm, việc tốt đẹp ngày một nhiều thêm. Như ta đã thấy tác dụng to lớn của việc nêu gương người tốt việc tốt.
Có hiểu ta, có quý ta mới khen phải, mới dành cho ta những lời khích lệ, động viên. Trong trường học, trong gia đình, ngoài xã hội, mỗi chúng ta cần được sự quan tâm, sự đánh giá đúng mức, cần nhận được những lời khen phải. Thật đúng như Tuân Tử đã nói: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta”.
Tại sao những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy? Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ xấu. Lời nói của họ là một thứ quà để lấy lòng, làm vừa lòng người ta. Loại người này có thủ thuật dùng những lời nói ngon ngọt để mơn trớn, để làm “phổng mũi” người ta! Vuốt, ve, nịnh bợ là để dụ dỗ, mơn trớn, mua chuộc và cầu lợi. Sống gần gũi những kẻ vuốt ve, nịnh bợ, nếu không có bản lĩnh sẽ bị sa ngã. Nịnh thần làm sụp đổ ngai vàng. Có gì cứng như đá, có gì mềm như nước; thê mà “nước chảy đá mòn”. Những lời vuốt ve, nịnh bợ còn mạnh hơn nữa, còn sắc hơn dao có thể mài mòn nhân cách, có thể giết chết bất cứ ai, có thể hủy hoại tâm hồn, làm băng hoại lối sống. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ còn là đầu mối, nguyên nhân của sự mất đoàn kết.
Trong truyện cười dân gian có truyện Thối thật nhằm châm biếm kẻ nịnh bợ trong xã hội. Mật ngọt chết ruồi, đó là bài học. Bởi vậy, ta phải tránh xa những kẻ nịnh bợ, phải ghi nhớ vào lòng lời nói của Tuân Tử: “Những kẻ vuốt ve, ninh bợ ta, chính là kẻ thù của ta vậy”.
Câu nói của Tuân Tử là một lời khuyên đẹp. Ông đã nêu lên một phương châm sống giàu ý nghĩa; nêu lên tiêu chí đúng đắn về cách nhận diện người thầy, người bạn, kẻ thù.
Chọn thầy để học và hành đạo (đạo làm người). Chọn bạn (bạn tốt) để thêm sức mạnh trong cuộc đời. Nhận diện kẻ thù, bọn xu nịnh đổ gạt chúng ra khỏi tâm trí, để tâm hồn trong sạch, sống thảnh thơi.
Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Bài số 3
Cổ nhân có câu: Trung ngôn nghịch nhị tức là lời nói ngay thẳng thì khó lọt tai. Thói thường ở đời, người ta thích khen hơn là thích chê. Bàn về vấn đề này, Tuân Tử, một học giả nổi tiếng của Trung Quốc sống vào khoảng từ năm 313 đến năm 235 trước Công nguyên đã nói: Người chê ta mà chê phải là thầy ta. Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
Nhận xét trên chính xác và có ý nghĩa khái quát rất lớn. Chúng ta thử giải thích và bình luận từng vế một.
Vế thứ nhất: Người chê ta mà chê phải là thầy ta.
Chê ở đây có nghĩa là chỉ ra cái dở, cái chưa đúng trong suy nghĩ, lời nói và hành động của ta. Tại sao ta lại khó chấp nhận những lời chê bai, chỉ trích? Ấy là vì tính tự ái, tính sĩ diện ai cũng có. Những người thiếu sáng suốt thường chủ quan, tự mãn, cái gì cũng cho là mình giỏi, mình hay, nên coi nhẹ sự góp ý của người khác, dù là đúng. Tuân Tử đề cao vai trò của người dám mạnh dạn đưa ra những lời chê đúng đắn mà không sợ người nghe mất lòng, bởi mục đích của họ là xây dựng chứ không phải là phủ nhận. Lời góp ý của họ thể hiện trình độ nhận thức, phân tích, đánh giá vấn đề mang tính chất khách quan, không vụ lợi. Nếu người nghe biết phân biệt đúng sai và làm theo thì công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp hơn. Như vậy, người chê ta mà chê phải hẳn là có thiện ý, thiện cảm với ta nên xứng đáng là thầy ta.
Vế thứ hai: Người khen ta mà khen phải là bạn ta.
Khen và chê là hai mặt tất yếu của dư luận. Thói thường: khen bao nhiêu cũng không đủ; chê một chút cũng là thừa. Nhưng khen cũng có nhiều loại: khen đúng và khen sai. Khen đúng Tuân Tử gọi là khen phải. Còn khen sai là không có gì đáng khen cũng cố khen, cốt để lấy lòng. Kiểu này thường thấy ở những kẻ vô liêm sỉ, mưu cầu vinh thân phì gia bằng mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn hèn hạ nhất là vuốt ve, nịnh bợ, xu phụ cấp trên.
Khen phải, khen đúng có tác dụng động viên, cổ vũ rất tích cực. Người được khen tăng thêm niềm tin vào bản thân, từ đó có hướng phấn đấu mạnh mẽ hơn. Khen sai, khen bậy gây ra ảo tưởng, lầm lẫn tai hại cho người được khen, thậm chí còn xúc phạm đến lòng tự trọng của họ.
Để có được những lời khen phải, người khen cần có một trình độ nhất định biết phân biệt đúng sai, nên hay không nên. Như vậy thì lời khen của mình mới thực sự có giá trị và người được khen cũng vui lòng vì được tiếp thêm sức mạnh từ một người bạn chân thành.
Trong sử sách nước ta có nhiều tấm gương trung thực như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn… một lòng vì dân vì nước, dám khen điều phải, chê điều trái của các quan đại thần trong triều và kể cả vua chúa mà không sợ nguy hiểm đến sự nghiệp và tính mạng. Những người như thế xứng đáng là bậc chính nhân quân tử, rất đáng tin cậy.
Vế thứ ba: Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
Câu nhận xét này chứng tỏ Tuân Tử là người từng trải, hiểu thấu sự đời. Thời nào cũng vậy, bên cạnh những gương sáng của trung thần nghĩa sĩ còn có những gương xấu bị bêu danh muôn thuở. Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ người khác thường là mất nhân cách, không còn biết đến hai chữ liêm sỉ. Bản chất của lũ người này là thượng đội, hạ đạp (nịnh trên, nạt dưới) để đạt danh, đạt lợi, thỏa mãn mục đích cá nhân ích kỉ. Chúng thường nhè vào chỗ yếu của người có chức, có quyền là thói thích được khen, được nịnh để khen bừa, nịnh ẩu, bất chấp hậu quả ra sao. Rốt cuộc, kẻ được vuốt ve, nịnh bợ như bị rơi vào ma trận, chẳng biết lối ra, không phân biệt nổi thật, hư, đúng, sai. Đã sai lại càng sai, có khi lâm vào đường cùng, vào vực thẳm không lối thoát. Như thế thì: Những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.
Câu nói của Tuân Tử cách đây đã hàng ngàn năm nhưng ý nghĩa giáo dục cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn, đáng để cho hậu thế chúng ta suy ngẫm và học tập. Điều cốt yếu mà Tuân Tử muốn truyền đạt là làm người thì phải có tính tự chủ cao, có lập trường vững vàng và trí tuệ sáng suốt để xác định được hướng đi và mục đích đúng đắn cho cuộc đời mình.
Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Bài số 4
Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác, từng đúc kết nên nhiều triết lí nhân sinh trở thành chân lí cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.
Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “ Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhung để nhận biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” để nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đòi đầy phức tạp đó.
Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta” ai là “kẻ thù” của ta vậy!
Lời dạy của Tuân Tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết – hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.
Người “khen ta mà khen phải” – nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi… Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “ bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguy biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại nào không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong… Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn la” khen ta thật lòng, đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.
Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc “kính chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra… Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng đừng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.
Câu nói của Tuân Tử cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân Tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội ta phải sống với cái tâm chân thành, dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với ý thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi”” với bạn bè, coi thành tích của bạn làm nièm vui chung cùng chia sẻ.
Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Bài số 5
Con người, bước chân ra khỏi nhà là sống với những người không thân thích. Việc phân biệt thật – giả, tốt – xấu rất khó khăn nhưng vô cùng quan trọng để “chọn bạn mà chơi”, “chọn thầy mà học”. Tuân tử, một học giả lỗi lạc TCN rút ra kinh nghiệm: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Lời nhận xét ấy cho ta nhiều bài học và suy ngẫm.
Trong xã hội, “thầy” là người hơn ta, có thể chỉ bảo cho ta điều hay lẽ phải, đáng để cho ta học tập. Người Việt Nam ta có đúc kết kinh nghiệm “không thầy đố mày làm nên”. Cùng với người thầy, người bạn là đối tượng thứ hai đáng để ta tin cậy sau khi hòa mình vào dòng đời xuôi ngược. Đó là người đối xử với ta một cách chân thành, bình đẳng, có thể giúp đỡ, sẻ chia với ta khi khó khăn hoạn nạn, cũng như vui vẻ hạnh phúc. Bạn bè đó là một tiền đề quan trọng giúp ta thành công trong công việc. Tục ngữ, ca dao cũng ghi nhận mối quan hệ tốt đẹp này “giàu vì bạn” “Ra đi vừa gặp bạn hiền / Cũng bằng ăn quả đào tiên ừên trời”.
Ngược lại, kẻ thù lại là kẻ luôn có ác ý với ta, luôn đối địch, không muốn ta thành công, chỉ muốn làm ta thất bại, suy vong.
Câu nói của Tuân Tử giúp ta nhận diện bản chất những con người sống quanh mình. Từ đó có thái độ hành động ứng nhân xử thế đúng đắn yà rút ra những bài học bổ ích trong việc tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách.
“Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Tại sao vậy? Người mà chê ta, lại là “chê đúng” tức là người đã nhìn được cái sai của ta. Nhìn ra được cái sai của kẻ khác phải là người có tầm nhìn rộng, khách quan đồng thời cũng là người biết cách làm đúng đắn, hợp lí hợp tình. Biết được cái sai của người khác, có kẻ im ỉm khoanh tay nhếch mép, ấy là kẻ coi thường ta, không muốn họp tác với ta. Có kẻ chê nhưng kèm theo đó là chỉ ừích, lãng mạ, phóng đại vấn đề… ấy là kẻ có ác ý với ta. Cả hai loại ấy đều không đáng để ta học tập. Phải là người nhìn được cái sai của ta, chê ta nhưng là chê đúng. “Chê đúng” bao hàm việc chỉ ra đúng cái sai và đúng thời gian, hoàn cảnh, thời điểm. Ây là cái chê có thiện ý muốn ta tiếp thu được để tiến bộ được. Con người này vừa có tài rộng, vừa có đức rộng lượng khoan dung. Đó chính là thày ta vậy.
Thế mới biết ở đời nhiều khi phải nếm cay nếm mặn mới nên người. Nhắc đến “chê” ai cũng nhăn nhó chối từ: chẳng ai muốn mình bị chê bởi bị chê tức là sai trái, chưa đúng, chưa đủ. Điều đó cũng thật nực cười: “Nhân vô thập toàn” có ai mà không sai lúc này hay lúc khác? vấn đề là phải biết nhận sai và sửa chữa. Lời chê đúng như muối như gừng. Muối có mặn, gừng có cay thì cuộc sống mới cần đến chúng.
Không chê ta mà lại “khen ta” nhưng là “khen đúng” đó là bạn ta. Lời khen biểu lộ sự đồng tình, ca ngợi. Không phải ai cũng có đủ can đảm thắng cái tôi ích kỉ để khen người khác. Bởi khen người tức là thừa nhận mình không làm tốt như họ, nghĩ một cách tiêu cực là mình kém họ. Nhìn người khác thành công, không ít kẻ sinh lòng ghen ghét, đố kị dèm pha điều tiếng. Loại người này ta không bàn đến. Song ta cần thấy rõ khoảng cách giữa lời khen và lời “khen đúng”. Đành rằng lời khen mang thiện ý, nhưng có khi lời khen phóng đại cái đáng khen, khen không đúng lúc hàm ý nịnh bợ. Lời khen ấy cũng thuộc loại “ai cầu mà chi”. “Khen đúng” phải là khen đúng mực, khen đúng thời điểm, có tác dụng động viên khích lệ tinh thần người được khen giúp họ tiếp tục vươn tới thành công. Neu không phải là một người bạn tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ hi sinh vì người khác hẳn không thể “khen đúng” được.
“Biến tướng” của lời khen là những lời xu nịnh, bợ đỡ. Theo Tuân Tử những lời “mật ngọt chết ruồi” này chỉ có thể bay ra từ miệng những “kẻ thù của ta”. Lời xu nịnh, bợ đỡ cũng là những lời khen, nhưng là khen những cái không đáng khen, khen quá mực, khen không đúng nơi đúng lúc nhằm mục đích lấy lòng, làm vừa ý người khác. Những lời như thế dễ khiến ta ảo tưởng về mình, tường mình tài giỏi tốt đẹp lắm. Vì vậy mà lầm đường, thôi luyện rèn nỗ lực, sinh kiêu căng ngạo mạn. Những điều đó dẫn ta đến vực thẳm tiêu vong tài năng, nhân phẩm, sự nghiệp. Kẻ gây hại cho ta thế chẳng phải là “kẻ thù” của ta hay sao?
Biết rõ bản chất sự khen, chê để ta biết cách tiếp nhận chúng. Nghe chê mà không thấy nản, được khen mà không sinh kiêu, thấy lời bợ đỡ xu nịnh thì kiên quyết từ chối. Chẳng những thế nghe lời khen, chê mà còn biết đánh giá bản chất con người. Từ đó biết học ai, chơi với ai, xa lánh kẻ nào.
Nhưng ở đời, theo thói thường ai chẳng thích được khen không muốn bị chê. Vậy làm sao để nhìn rõ được bản chất của sự khen chê này? Muốn vậy mỗi người phải luôn khiêm nhường trong lối sống, luôn nghĩ mình còn kém cỏi, quanh mình còn nhiều điều đáng học hỏi “trong ba người đi trước ta ắt có người là thầy ta” (Khổng Tử). Nghĩ mình kém cỏi không có nghĩa là tự ti; nghĩ mình kém cỏi là để tự răn mình, tự thúc đẩy mình tiếp tục rèn luyện, phấn đấu.
Bên cạnh đó, cũng cần suy ra rằng lời chê, khen đúng có lợi cho ta, lời xu nịnh bợ đỡ có hại cho ta thì chúng cũng lợi hại như nhau đối với người khác. Vì vậy, trong cuộc sống phải biết cân nhắc để có lời chê, lời khen đúng nhằm tự khẳng định giá trị của mình, tốt cho bạn bè mình mà tránh buông những lời “Mật ngọt chết ruồi” thấp hèn kia.
Câu nói của Tuân Tử trải mấy nghìn năm ngụp lặn với thời gian, thách thức sự thăng trầm của lịch sử xã hội, khi đến với chúng ta vẫn còn nguyên giá ừị. Đó là bài học nhìn người, lảm người sao cho phải đạo, đúng lí ở trên đời. Không chỉ là sự khen, chê, còn bao điều cổ nhân chiêm nghiệm đó chính là tinh hoa của đạo học nhân loại chúng ta cần thấm thìa, học tập.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- nghị luận về lời khen trong cuộc sống
- câu nói về khen đúng
- ý kiến anh chị về câu nói Người chê ta mà chê phải là thầy của ta Người khen ta mà khen phải là bạn ta những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy
- co nguoi cho rang nguoi che ta la thay nguoi khen ta la ban/
- có người cho rằng người chê ta mà chê phải tức là thầy ta
- Có người cho rằng người chê ta mà chê ta mà chê phải tức là thầy ta người khen ta mà khen phải tức là bạn ta còn người nịnh hót ta lại là người cứu đỉnh hại của ta vậy hãy tạo ra một văn bản Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên