06/05/2018, 10:03

Nghị luận xã hội về câu nói: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại – Văn mẫu hay lớp 12

Xem nhanh nội dung Nghị luận xã hội về câu nói: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Đắk Nông Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở chung của cả nhân loại. Con người ta khi sinh ra, tâm hồn ...

Xem nhanh nội dung

Nghị luận xã hội về câu nói: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Đắk Nông

Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở chung của cả nhân loại. Con người ta khi sinh ra, tâm hồn ai cũng như ai, vô tư, hồn nhiên. Thời gian trôi qua, tính cách mỗi con người dần phát triển, và cũng hoàn toàn khác nhau. Mọi người bắt đầu nghĩ về lợi ích riêng của mình, dần dần dẫn đến những hành động, lời nói bất lợi cho người khác, khiến người khác cảm thấy khó chịu. Đó chính là lòng ích kỉ. Con người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kĩ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một gốc mà ra. Tham lam rung bắt nguồn từ sự ích kỉ muốn vơ hết về mình. Lật lọng, tráo trở cũng bắt nguồn từ ích kỉ vì nhằm đến cái lợi riêng cho mình. Tự phụ, độc đoán, hiếu thắng, háo danh lúc nào cũng cho mình là nhất, xem thường người khác chẳng qua cũng chỉ biết có mỗi mình. Và chắc chắn rằng: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.

Có bao giờ bạn suy nghĩ đến cách sống của mình chưa? Có bao giờ bạn ngồi suy ngẫm rằng mình đã sống ra sao, đã cư xử với mọi người xung quanh như thế nào không? Tôi thì có đấy, nhưng tôi chỉ nghĩ đến nó khi chợt nhận ra rằng mọi người đang tránh xa tôi, đang rời khỏi tôi. Tôi tự thầm trách rằng tại sao lại đối xử với tôi như vậy. Chắc hẳn không riêng gì tôi, mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ như thế trước tiên mà quên mất rằng bản thân mình đã làm gì cho họ, đã cư xử như thế nào? Như ông bà ta có câu: “Không có lửa làm sao có khói”. Vốn trong con người mỗi chúng ta, không nhiều thì cũng có một chút lòng ích kỉ. Người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ về mình theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo; Của họ thì bỏ cho bò nó ăn", sẽ có lúc bị người đời xa lánh và loại trừ thành “người thừa".

Con người cũng giống như một món đồ vậy, không dùng được nữa thì vứt đi. Các mối quan hệ trong xã hội như tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm,… hay trong các mối quan hệ làm ăn đều phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ, sự đồng cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau mới bền vững lâu dài được. Không ai ngu ngốc đến mức để một người mang đến bất lợi bên cạnh mình mãi cả. Đã là “thừa” thì mang theo chỉ thêm nặng vai mà thôi. Tôi có một cô bạn từ câu chuyện mà cô ây tâm sự với tôi, tôi đã thấm thìa được một điều quan trong và rút ra cho mình một bài học quý giá. Cô ấy khá than với một người bạn và rất quý người bạn ấy. Mọi việc cô ấy làm đều nghĩ đến điều có lợi mà cả hai cùng nhận, và cô ấy đã rất vui khi mình giúp được người bạn đó. Nhưng người bạn đó luôn có thái độ hững hờ, thiếu quan tâm, không xem trọng những việc mà cả hai đang thực hiện, mới đầu cô nghĩ là do tính cách của người bạn đó như thế nên không để ý mà bỏ qua. Nhưng rồi cô ấy chợt nhậnr a rằng mình như một con ngốc, cứ cô' gắng trải thảm dò cho người bạn đó bước qua một cách dễ dàng, để rồi nhận ra chỉ có mình. là cố gắng còn người bạn kia chì lợi dụng và không hề xem trọng cô ấy. Cuối cùng cô ấy đã quyết định sẽ tiếp tục việc cả hai đang thực hiện nhưng cô ấy sẽ không trải thảm cho người bạn bước lên nữa, sẽ để người bạn tự làm mọi việc của mình, cô ấy sẽ không quan tâm hay giúp gì cho người bạn kia nữa. Đối với cô ấy giờ đây người bạn ấy chỉ như một gười bình thường, thậm chí là một người dư ra trong cuộc sống của mình mà cô ấy muôn vứt bỏ đi. Liệu có phải người bạn kia thật ngu ngốc khi để mất một người bạn tốt như vậy, luôn sẵn lòng giúp mình. Đúng là con người thật phức tạp. Thật khó để biết cách sống, thật khó để chiến thắng bản thân. Người ta nói, sự nguy hiểm cúa lòng ích kỉ không thể lường trước được. Xã hội càng hiện đại, hạnh phúc gia đình càng dễ bị tan vỡ, tỉ lệ ly hôn càng cao. Chỉ bởi con người ta ích kỉ hơn, nghĩ đến cá nhân mình nhiều hơn. Tội nghiệp cho những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm và những ám ảnh tinh thần đến suốt cuộc đời. Nếu những người tham gia giao thông có ý thức tự bảo vệ tính mạng mình và cả của người khác hơn, thì tỉ lệ người bị chết và bị thương vong trong tai nạn giao thông sẽ không vượt qua tỉ lệ người đã thiệt mạng mỗi năm trong hai cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua. Nghe thật lạ phải không? Nhưng đó là sự thật đấy. Và nếu bớt đi những ham muốn cá nhân như cờ bạc, nghiện hút, lăng nhăng thì cuộc sống con người bình yên biết bao. Sự nguy hiểm của ích kỉ không chỉ dừng ở đó. Khi biến thành tệ nạn, tham nhũng, nó ảnh hưởng đến cả xã hội. Khi một số kẻ lợi dụng quyền hành dể tham nhũng, chúng không chỉ vô trách nhiệm với cộng đồng mà còn gây mất lòng tin của người dân với chính quyền, với Nhà nước. Tệ hơn nữa là nó dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc, nội chiến, xung đột, chiến tranh, khủng bố khiến bao nhiêu người vô tội thiệt mạng. Sự ích kỉ của một con người thôi cũng đã đáng sợ, huống chi là sự ích kỉ của nhiều nhóm người, chỉ vì quyền lợi của cá nhân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng, còn khủng khiếp hơn. Cuộc sống hiện đại là thế, con người ta tranh chấp nhau, ganh đua nhau mà sống. Đã có nhiều người từng nói với tôi rằng, sống phải ích kỉ, phải biết nghĩ cho bản thân trứớc tiên. Tội rất hiểu câu nói đó. Sống luôn phải nghĩ về bản thân, nhưng không chỉ thế, ta còn phải nghĩ đến những người xung quanh. Hãy tưởng tượng nếu như những người bên cạnh ta luôn chỉ sống cho bản thân họ, chỉ biết đến lợi ích của họ thì liệu thái độ của bạn với họ sẽ như thế nào. Đối với người khác cũng thế thôi, cho dù đó là người tốt đến mức nào đi chăng nữa, cho dù ta luôn nói tình bạn không tính toán, không quan tâm đến lợi ích gì cả, nhưng ta cũng không nên quên đi rằng tình bạn có được nhờ vào tính cách của nhau, nhờ vào sự chân thành cùa mỗi người, sự bình đẳng trong mối quan hệ. Không ai cần một người bạn lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình mà quên đi người khác. Trong tình bạn còn có cái tình, cái nghĩa nhưng trong xã hội, trong kinh doanh thì cái tình, cái nghĩa rất lu mờ, thì người thừa thãi sẽ nhanh chóng bị loại ra. Bạn có muốn trở thành người đó không? Người được cho là người thừa với những người còn lại đấy. Người bị khai trừ, bị cô lập, bị tránh xa. Điều đó rất khủng khiếp, con người không thể sống mà không có bạn bè, không có người thân, không có xã hội. Vì thế đừng biến mình thành người thừa mà hãy làm người có ích cho gia đình, cho xã hội và trước hết đương nhiên là cho bản thân.

Nếu được quyền vứt đi một tính xấu cùa con người, tôi sẽ không ngần ngại vứt đi tính ích kỉ. Sống mở rộng lòng mình sẽ thấy thê' giới này thật bao la, rộng lớn, con người ta cũng sẽ cảm tháy thoai mái hơn. Tòi luôn ghi nhớ trong lòng câu nói của Bailey: “Khi bạn sinh ru, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người klióc còn bạn, bạn cười”. Đời sẽ đẹp hơn khi chúng ta sống đẹp hơn!

Nghị luận xã hội về câu nói: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại – Bài làm 2

Việt Nam ta có truyền thống về tinh thần đoàn kết, về tấm lòng thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng những thế mà trải qua bao cuộc đấu tranh ác liệt, nhân dân ta đã hết lần này đến lần khác đánh đuổi được lũ quân xâm lược, mang về cho đất nước nền hòa bình, độc lập như ngày nay. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy hòa bình đã được lập lại, con người dược sống trong một hoàn cảnh mới, tốt đẹp hơn rất nhiều. Nhưng, hiện nay trong xã hội cũng xuất hiện một bộ phận không nhỏ những con người sống quá thực dụng, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà vô tình quên đi những người xung quanh, đi ngược lại với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là những người chỉ biết sống vì mình. Nói về vấn đề này, đã có một câu nói phản ánh rất đúng thực trạng đáng báo động này: “Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại”.

Câu nói : “Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại”.” là một câu nói phản ánh rất đúng về thực trạng tồn tại trong xã hội ngày nay, đó là sự thực dụng trong cách sống, cách suy nghĩ của một bộ phận người không nhỏ trong xã hội. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người không ngừng được cải thiện, người dân không còn phải lo nhiều về miếng ăn như xưa nữa, nhưng một vấn đề khác đặt ra, đó chính là những con người trong xã hội đều phấn đấu hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa, đủ đầy hơn nữa. Đó vốn là việc tốt bởi nó sẽ góp phần đưa cuộc sống xã hội của con người đi lên. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận người tuyệt đối hóa phần lợi ích này, họ coi trọng sự hơn thua mà vô tình đánh mất đi những bản sắc tốt đẹp của dân tộc từ bao đời nay.

Cuộc sống ngày nay vô tình đã đặt lên con người những áp lực, buộc họ phải vươn lên khẳng định mình nếu không muốn bị xã hội phủ định và lâm vào cuộc sống khó khăn. Nhưng đôi khi quá coi trọng một điều gì quá cũng không tốt, đặc biệt là khi những suy nghĩ, hành động dễ bị tác động ảnh hưởng, đó là khi con người chỉ biết đến lợi ích, quyền lợi của mình mà thờ ơ, vô tình với người khác, thậm chí họ không quan tâm đến người khác ra sao, miễn sao họ có thể đạt được những lợi ích tốt nhất. Điều này hoàn toàn không tốt, bởi nó sẽ làm cho quan hệ giữa con người với con người trở nên xa cách, từ đó sẽ làm cho xã hội đi xuống.

Nếu chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình thì lợi ích của người khác họ sẽ không quan tâm, đái hoài gì đến lợi ích gì khác. Nếu cả một tập thể, một xã hội ai cũng chỉ biết đến mình thì xã hội ấy đâu còn mang đúng ý nghĩa của nó nữa. Xã hội ấy sẽ trở nên vô cảm, con người sẽ trở thành những loài động vật máu lạnh, sống bằng bản năng như khi chưa tiến hóa. Tôi nhớ một câu nói khá hay của nhà nghiên cứu Nguyễn Bùi Vợi về vấn đề vô cảm của con người như sau: “Nếu không còn tình nghĩa, con người chỉ là bầy thú giàu sang mà thôi”, đúng vậy, khi con người không sống với nhau bằng tình thương, mà bằng lí trí, bản năng thì đâu có khác gì con vật, không tư tưởng, không tình cảm, chỉ biết sống cho bản thân mình.

Cuộc sống không tình nghĩa, không tình thương mà chỉ có lợi ích thì thật vô vị, lúc ấy cuộc sống của con người đơn giản cũng chỉ là duy trì sự tồn tại của bản thân mà mất hết đi những ý nghĩa tốt đẹp của nó. “Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại”, và khi chỉ biết sống cho riêng mình, sống vì lợi ích của riêng mình thì con người đó sẽ trở nên vị kỉ, nếu lúc nào chúng ta cũng chỉ giới hạn mình trong phạn vi chật hẹp của bản thân thì sẽ trở thành những người thừa với người khác.

Nếu sự ích kỉ này lan rộng ra toàn xã hội thì sẽ đưa xã hội ấy đi xuống, nhưng nếu tồn tại ở một bộ phận những con người trong xã hội thì không chỉ suy nghĩ mọi người không liên quan đến mình mà chính cá nhân của người ấy cũng trở thành những con người thừa của xã hội. Bởi, chính bản thân họ đã cách li, tạo khoảng cách với mọi người trong xã hội, chính lối sống vị lối sống vị kỉ ấy đã đưa họ tách xa với mọi người, trở thành những những người thừa thãi, không còn ý nghĩa với người khác. “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, chính bản thân của họ đã coi những mọi người là thừa thãi thì cũng chính là họ tự đẩy mình thành những nhân vật thừa của xã hội.

Vì một xã hội lành mạnh, phát triển thì chúng ta, những con người trong xã hội ấy cần sống cho đúng nghĩa của cuộc sống, sống không chỉ là sự tồn tại mà nó còn cần cho ý nghĩa, hãy quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh ta, vì đó là những người bạn đồng hành trên đường đời gian khó phía trước, nếu chỉ biết sống cho riêng mình thì sớm hay muộn ta cũng bị chính những suy nghĩ, cách sống của mình cô lập, đẩy ta xa cuộc sống của mọi người, khiến ta trở thành những “mẩu” thừa thãi của xã hội.

Nghị luận xã hội về câu nói: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại – Bài làm 3

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng nghe tới địa danh Biển Đen. Đó là một hồ nước chứa rất nhiều muối mặn chát cả nước trong hồ. Không có bất kì một sinh vật sống nào có thể tồn tại được ở trong lòng của biển Đen. Nguyên nhân chính là do nước ở biển Đen không hề chảy ra tới bất kì một nơi nào. Thậm chí, nó cũng không hề nhận thêm nước ở bất kì nơi đâu. Chính điều đó đã làm cho nước hồ càng ngày càng mặn, và theo thời gian, nước hồ nay đã mặn tới mức mà không có bất kì một sinh vật nào có thể tồn tại được ở nơi đây. Cũng giống như con người vậy. Nếu như con người chỉ toàn sống vì chính bản thân mình thì người đó sẽ trở thành người thừa đối với những người còn lại.

Chúng ta ai cũng có cuộc sống của chính bản thân mình và có quyền được lựa chọn cách mà mình sẽ sống như thế nào cho đúng. Có những người sống một cách ích kỉ, nhú nhatt. Lúc nào họ cũng chỉ biết nghĩ tới bản thân mình sẽ được những gì mà không hề nghĩ tới những người ở bên cạnh, thậm chí là người thân của chính họ. Thế nhưng, lại cũng có những người họ luôn sống bằng một thái độ tích cực, luôn giúp đỡ những người ở xung quanh mình và cố gắng hoàn thành những ước mơ của chính bản thân mình. Và chúng ta đều thấy được một điều rằng, chỉ có những người luôn quan tâm tới người khác mới có thể nhận được tình cảm đáp lại của mọi người, khẳng định được mình đang sống một cách thực sự. Bằng cách như vậy, chúng ta thấy được chúng ta cũng đang được sống, được là chính mình, là một phần của thế giới và được mọi người coi như là một phần của cuộc sống họ. Đó chính là một thành công của con người ấy. Tình cảm con người là một điều gì đó vô cùng thiêng liêng. Nếu như chúng ta chịu hi sinh vì người khác thì tin rằng, sẽ có một ngày, cũng có những người hi sinh lại vì bạn như vậy. Đó chính là quy luật nhân quả. Ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng một điều rằng, những khi mà chúng ta sống cùng những người ích kỉ và chỉ biết sống vì chính bản thân mình thì họ luôn mong muốn nhận hết những điều tốt đẹp về họ và không chịu chia sẻ cho cho bất kì một ai. Chính bởi vậy mà những người bên cạnh họ lại phải nhận những khó khăn và vất vả thay phần của họ. Hình ảnh đó không hề thiếu trong cuộc sống ở xung quanh chúng ta khắp mọi nơi như trong lớp học, trên xe bus hay ở công viên… Và có một điều đáng buồn rằng những người như vậy lại càng ngày càng nhiều hơn. Ví như một ví dụ ngay trên xe bus. Có rất nhiều những thanh niên còn trẻ, còn khỏe vậy mà khi đi trên xe bus, họ được ngồi mà vẫn dửng dưng , không muốn nhường ghế cho những ông, bà già trên xe. Đó quả là một hành động vô cùng đáng buồn. Nếu như họ chỉ cần hi sinh, chia sẻ một chút, côi những ông bà già kia như chính ông bà của mình thì chắc hẳn đã không xảy ra tình trang như vậy.

Có những khi chúng ta tự hỏi rằng bản thân họ có khi nào tự nhìn lại chính bản thân mình và ân hận vì những hành vi của mình hay không? Có lẽ là không. Bởi những người như vậy ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Họ không còn quan tâm tới những người xung quanh nữa. Lí do của sự thay đổi trong xã hội này là ở chỗ, chính những điều này không được người lớn dạy cho con cái của mình khi chúng còn nhỏ, và cũng bởi chính sức mạnh của đồng tiền. Trước những cám dỗ của đồng tiền thì những việc làm sai trái khiến cho con người không nhận thấy sự hối lỗi, họ cũng không còn nhận biết thế nào là tự trọng và liêm sỉ. Để trở thành những “ người này người kia” mà thậm chí họ không còn cố gắng tự đi lên bằng chính khả năng của mình mà chỉ trông chờ vào việc lấy thành tích và công sức của người khác.

Sống không chỉ là chỉ biết tới bản thân mình mà còn phải chia sẻ với những người xung quanh. Có như thế, chúng ta mới nhận ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống này và thấy được cuộc đời tươi đẹp như thế nào.

Thu Thủy (Tổng hợp)

0