16/01/2018, 13:19

Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Bài số 1 Một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người là lòng nhân hậu. Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia. ...

Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Bài số 1

Một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người là lòng nhân hậu. Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia.

Nhân hậu là gì? Nhân là lòng thương người; nhân hậu là tình thương bao la, mênh mông và sâu sắc đối với mọi người. Cảm thông với cảnh ngộ, với nỗi niềm của đồng loại là đồng cảm: biết chia ngọt, sẻ bùi, biết xót thương với những người bất hạnh là san sẻ. Cây có cội, nước có nguồn: nhân hậu như cội, như nguồn; đồng cảm, san sẻ tựa như cội. như nguồn của lòng nhân hậu.

Hơn 2.000 năm về trước, Khổng Tử đã ca ngợi cái nhân của con người; và ngài đã khẳng định: Nhân là cái gốc của đạo lí; kẻ có nhân mới có thể tích đức, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Trên đời đầy ngang trái, bất công, thảm cảnh. Người có lòng nhân hậu tựa như ngọn lứa, như ánh sáng góp phần xua tan bóng tối. đem lại hơi ấm và hạnh phúc cho đồng loại, đem lại niềm vui và hi vọng của kẻ cô đơn, người bần cùng, bất hạnh. Một bát cơm cho người hành khất, một tấm áo cho người rét giữa mùa đông lạnh lẽo, một chén thuốc cho người ốm đau, một lời an ủi, động viện cho người hoạn nạn,… đó là những cử chỉ, hành động, những biểu hiện cụ thể trong nhân hậu, sự đồng cảm, san sẻ.

Nhân dân ta giàu lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân”, trong hoạn nạn cơ hàn biết ‘lá lành đùm lá rách”, nhường cơm sẻ áo cho nhau.

Lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ, đã in sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi chúng ta: '‘Thấy người hoạn nạn thì thương, thấy người đói rét, ta nhường áo cơm”. Một chữ ‘‘thương’' in đậm trong lòng tuổi học trò qua những trang thơ văn của dân tộc giàu giá trị nhân đạo.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

(Ca dao)

Thương nhau chia củ sắn lùi.

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

(Tố Hữu)

Những nhân vật như Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, những em bé đáng thương như cái Tí trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, những cụ già đau khổ như lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao… đã để lại trong lòng người bao tiếng thở dài, bao giọt nước mắt.

Vì văn sĩ, thi sĩ có trái tim nhân hậu bao la nên câu thơ lời văn mới trở thành tiếng khóc muôn đời mai sau:

Đau đớn thay phận đàn bà.

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Truyện Kiều)

Đất nước ta trải qua 30 năm chiến tranh (1945-1975), hàng triệu người đã ngã xuống trong mưa bom bão đạn của quân xâm lược, hàng chục vạn cô nhi quả phụ, hàng trăm nghìn nạn nhân chất độc da cam, là vết thương chiến tranh. Thiên tai. hạn hán. lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên. Chính trong cảnh ngộ ấy, ta càng thấm thía về truyền thống nhân ái bao la của dân tộc, ta càng tự hào về đạo lí của nhân dân ta.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

(Ca dao)

Những quỹ tình thương, những mái nhà tình nghĩa, các phong trào cứu trợ nhân đạo dân vùng bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa đã làm bớt bao nỗi đau, bao hoàn cánh khó khăn của đồng bào. Và qua đó, ta càng hiểu một cách sâu sắc chân lí tỏa sáng tâm hồn dân tộc: “Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia". Người nhân hậu là người đẹp nhất. Sống trong tình thương là sống hạnh phúc nhất

Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Bài số 2

Lòng nhân hậu trong cuộc sống luôn luôn được coi trọng và đó là một phẩm chất quý giá mà mỗi người luôn luôn mong muốn sẽ trở thành, nhân hậu sẽ luôn luôn biết cảm thông và đồng cảm chia sẻ với người khác, trong mọi hoàn cảnh họ vẫn toát lên những vẻ đẹp tâm hồn mãnh liệt.

Lòng nhân hậu đó là tấm lòng cao cả và thuần khiết của con người, những người nhân hậu là những người hiền lành luôn luôn giúp đỡ người khác khi khó khăn hoạn nạn và là những người có tâm hồn luôn trong sáng luôn luôn biết lo cho người khác và chia sẻ với họ khi khó khăn. Một con người có tâm hồn thánh thiện họ luôn luôn nghĩ cho người khác, tâm hồn của họ thuần khiết và trong sáng vô ngần. Lòng nhân hậu đã được mỗi người theo đuổi và rèn luyện bản thân để trở thành những con người như vậy. Lòng nhân hậu dù ở mọi thời đại vẫn luôn luôn cần và họ là những con người có giá trị và rất chân chính. Những người luôn luôn mong muốn người khác có cuộc sống hạnh phúc ấm no. Biết sẻ chia và đồng cảm trước người khác là những con người thân thiện họ sống và làm những điều có giá trị nhất trong cuộc sống.

Lòng nhân hậu đã được kiểm nghiệm và trải qua từ ngàn đời từ xưa đến nay, mỗi chúng ta cần phải hiểu được lòng nhân hậu là gì và cần phải làm như thế nào để trở thành những con người nhân hậu và có giá trị cho cuộc sống này, mỗi người luôn luôn biết học hỏi và chia sẻ những điều có giá trị từ đó cuộc sống của chính chúng ta mới thực sự hạnh phúc, và có ý nghĩa. Câu nói trên không chỉ nhắc nhở chúng ta nên sống tốt và cần phải có lòng vị tha tấm lòng nhân hậu đối với người khác. Nếu như chúng ta chỉ sống trong những khoảng khắc giận hời và miệt thị đối với người khác thì liệu rằng cuộc sống mà mình đang sống có thực sự hạnh phúc hay không. Cuộc sống mà chúng ta đang sống không phải là quá dài nó thực sự rất ngắn ngủi, và sống đúng giá trị sống trọn vẹn những giây phút hạnh phúc nhất chúng ta mới đem lại được những cuộc sống tự do và có giá trị thiết thực. Niềm tin yêu và sự hạnh phúc đã tran hòa và chưa tran những niềm hy vọng cho con người trong cuộc sống của mình.

Những năm tháng mà chúng ta sống cần phải làm được những điều có giá trị và nó mang nhiều những ý nghĩa thiết thực về chính cuộc sống mà chúng ta đang có, muốn hạnh phúc và có được niềm tin yêu từ mọi người xung quanh chúng ta nên sống tốt đẹp và cần biết vị tha đối với người khác, bỏ đi những cái cá nhân ích kỉ sống đúng với bản năng và những gì mà mình có, không nên vì những cái ích kỉ của bản thân mà bỏ đi những điều tốt đẹp và đáng được chân trọng nhất. Những con người luôn luôn nghĩ cho người khác sẽ là những người thực sự có giá trị và có ý nghĩa, niềm tin mà mỗi người dành cho chúng ta đều do hành động của chúng ta mà nên, cần biết yêu thương và đùm bọc những con người khốn khổ hơn ta. Làm cho họ có cuộc sống hạnh phúc và thực sự có ý nghĩa.

Lòng nhân hậu của con người được đánh giá rất ca và những con người đó luôn hiền hòa và thân thiện với mọi người bỏ qua đi những cái ích kỉ nhỏ nhen của bản thân.Những điều mà câu nói trên đã khẳng định mang một tầm ý nghĩa vô cùng lớn nó đã khẳng định lại giá trị của lòng nhân hậu để từ đó chúng ta có cách sống đúng hơn và có thể sẽ nhận thực lại được những điều mà chúng ta đang làm và đang suy nghĩ. Những con người đó không chỉ có được niềm tin yêu và giá trị hạnh phúc dành cho mỗi người, họ có được niềm tin hạnh phúc và những điều có giá trị và ý nghĩa nhất, mỗi chúng ta cũng nên học hỏi và rèn luyện bản thân có được những phẩm chất cao quý này.

Sống trong một xã hội phát triển như ngày nay, chúng ta không chỉ lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân và lợi ích của chính mình, nó làm cho chúng ta đôi khi bị cô lập và bị mọi người xa lánh bởi lối sống ích kỉ và nhỏ nhen của mình.Chính vì vậy sự cảm thông đối với mọi người xung quanh, có rất nhiều những sự việc xảy ra hàng ngày mà chúng ta nên làm đó là cần có những thói quen thói và sống đúng đắn điều đó mới thực sự để lại được ý nghĩa cho cuộc đời này. Chúng ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh thể hiện điều đó, khi gặp vào một sự việc nào đó, chúng ta không nên đổ lỗi cho bạn bè mà hãy cảm thông chia sẻ và thấu hiểu được những điều mà bạn bè mình đang làm, không chỉ riêng đối với bạn bè nói chung mà còn rất nhiều những người khác nữa cũng phải làm được điều đó.

Hãy cảm thông và chia sẻ lắng nghe ý kiến của mỗi người, không nên kết luận những điều đó nhanh chóng mà không có sự suy xét và thấu hiểu.Khi chúng ta học được cách cảm thông và thấu hiểu cho người khác, chúng ta sẽ thấy cuộc đời này có nhiều giá trị và có ý nghĩa hơn rất nhiều. Mỗi ngày niềm vui của chúng ta lại được nhân lên và nó làm tăng lên giá trị hạnh phúc của mỗi con người. Hình ảnh đó sẽ luôn nở rộ trên môi của chúng ta, hạnh phúc và tự hào biết bao khi chúng ta đang sống quãng thời gian hạnh phúc và có giá trị nhất. Làm cho người khác hạnh phúc cũng là thành công lớn lao mà con người chúng ta đang cố gắng để dành được nên có những điều đó để cuộc sống này không còn tả nhạt và nó trở nên ý nghĩa vô ngần.

Lòng nhân hậu của con người là một phẩm chất quý giá và điều đó đã được mỗi người chúng ta mong muốn, sống trong những khoảnh khắc hạnh phúc và đáng tự hào đó chúng ta sẽ biết được giá trị của tình thương. Nhiều người trong xã hội này có trái tim nhân hậu và lòng vị tha đến vô ngần, nó đã làm nên những điều hạnh phúc và có ý nghĩa nhất, đối với mỗi con người chúng ta khi làm nên những điều đó thì cuộc sống này đã trở thành những nguồn sống mạnh mẽ và rất đáng tự hào, trên đó là biết bao giá trị mà con người dành cho tình yêu thương, niềm yêu mến và cả biết bao những tình cảm và sự nồng hậu nhất. Dù cho chúng ta có sống cao xa hay có giàu sang như thế nào nhưng tình cảm tinh thần vẫn là một thứ tình cảm đáng được trân trọng.

Ngoài những người luôn luôn vị tha và đồng cảm với người khác thì cũng xuất hiện rất nhiều những con người trong xã hội này đang sống một cách nhỏ nhen ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân và nghĩ đến chính mình, không bao giờ lo hay đồng cảm cho nỗi khổ của người khác những con người đó đáng bị chê trách và họ thực sự không được hưởng những tình cảm mà người khác ban tặng cho mình, niềm tin và sự đồng cảm sẽ hiểu và thấm sâu trong con người. Chúng ta nên rèn luyện được phẩm chất cao quý này để từ đó có được những điều tuyệt vời và có giá trị nhất, niềm yêu thương và sự trìu mến của mọi người là đều do chúng ta làm nên.

Chúng ta nên học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày để từ đó thấu hiểu cảm thông cho người khác, ngoài nó có ý nghĩa giúp cho tâm hồn của chúng ta cao thượng hơn cũng để lại cho chúng ta nhiều tài sản về mặt tinh thần và điều đó chúng ta nên phát huy và ngày càng rèn rũa nó mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc.

Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Bài số 3

Ngày nay xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, cuốn theo ấy là sự đổi thay khác trước, từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lí làm người cũng bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương". Đã là con người sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" – bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên, khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta – những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời – không cố mà phát huy những nét đẹp của ông cha.

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai củng có cơm ăn, áo mặc, ai củng dược học hành", bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách, những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố, trên những bãi biển. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy, đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa, nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Và trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nạm nhân ái, nồng hậu và ngày nay nó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết; ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và huỷ diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả đũa" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân, hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – một tố chức chính trị có vai trò tập hợp, tảng cường khối toàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" – để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực đế người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Bài số 4

Trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân nổi bật lên hình ảnh những con người vô cùng yêu mến dù nghèo khó và nạn đói, cái chết đang rình dập vồ lấy họ bất kì lúc nào nhưng họ vẫn đồng cảm và chia sẽ lẫn nhau. Bà cụ Tứ một người mẹ đầy lòng thương người và nhân hậu, Thị một người phụ nữ hiện thân của cái đói, người đấy nhưng mà lại bị nhặt như cọng rơm cọng rác ngoài đường và khi về nhà Tràng Thị cũng đồng cảm và vẫn quyết định ở lại. Tác giả và bạn đọc nói những con người ấy đang đồng cảm và chia sẻ với nhau mà có câu “Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia”. Vậy thì họ có nhân hậu chăng?

Nhân hậu được hiểu là một phẩm chất cao đẹp của con người chúng ta, nó giống như vị tha, bao dung, nhân ái. Nhân là con người, còn hậu là có hậu , đôn hậu, tốt bụng, hiền lành. Vì thế nhân hậu là lòng tốt của con người đối với con người. Mà có lòng nhân hậu thì mới biết đồng cảm và chia sẻ, bởi vì một con người tốt thương mình, thương người thì sẽ dễ đồng cảm với người khác và chia sẻ cho họ.

Những biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ trong cuộc sống diễn ra như thế nào?

Thứ nhất là sự đồng cảm và chia sẻ ngay chính trong gia đình của mình. Những gánh nặng nhọc nhằn của ba mẹ nếu như chúng ta là một người nhân hậu, biết thương yêu quý trọng những gì bố mẹ làm cho thì chúng ta sẽ đồng cảm với nỗi nhọc nhằn ấy và thật sự biết ơn những gì mà bố mẹ đã làm cho mình. Sự đồng cảm đó thể hiện khi bạn thấy mắt mình cay cay và rơi lệ khi thấy những giọt mồ hôi trên mặt mình nhỏ từng giọt lớn xuống mặt đất khi ấy từ tận trong trái tim của bạn sẽ có thúc đẩy bạn đi đến sự chia sẻ là chạy đến bên lau mồ hôi cho mẹ, hay cũng có thể là làm giúp mẹ công việc đó. Anh chị em trong gia đình cũng vậy,mặc dù trẻ con thì có nhiều lúc tranh giành lẫn nhau nhưng khi thấy chị em của mình khóc hay đau thì lòng mình tự dưng cũng rất đau, một niềm thương của một con người nhân hậu kéo theo đó là hành động chăm sóc chị em mình.

Không những thế nó còn được biểu hiện trong tất cả các mối quan hệ trong xã hội thậm chí là cả những người không hề quen biết nữa. cuộc sống này nhiều khi thật lắm những điều bất công, có những người thì ăn no áo mặc không hết có những người thì lại vừa phải chịu tạt nguyền dị dạng, chân tay không có thì có cuộc sống nghèo khổ. Chính lúc ấy là lúc cần những con người nhân hậu biết đồng cảm sẻ chia để mang đến những niềm vui hạnh phúc khi được quan tâm trong cuộc sống của họ. Bạn bè và những mối quan hệ xung quanh chúng ta thì lòng nhan hậu thể hiện khi bạn bè gặp hoạn nạn thì chúng ta không bỏ mặc mà quan tâm nếu có khả năng có thể giúp bạn thoát khỏi sự khó khăn đó. Trong xã hội ngày nay biết bao nhiêu con người đang ngày đêm kiếm sống trên những bãi rác, chịu cảnh màn trời chiều đất. Biết bao nhiêu em bé phải gọi một người không quen biết là mẹ nhưng chính người mẹ đó lại không nuôi em mà chính là em nuôi mẹ đó. Không được đi học em phải đi làm bán những mặt hàng nhỏ. Nếu không bán được thì em sẽ không được ăn thậm chí là bị đánh những con người nhân hậu thì sẽ biết thương cho số phận của em, biết rằng em chẳng được tiền nhưng vẫn cứ cho để em không bị ăn đánh. Đó chẳng phải là một sự chia sẻ hay sao?. Những người không nhân hậu thì chắc chắn không thể lam được như thế.

Như vậy có thể thấy câu nói kia hoàn toàn đúng, nhân hậu sẽ mang đến biết bao nhiêu niềm vui hạnh phúc, sự quan tâm cho những con người gặp hoàn cảnh khó khăn cũng như kém may mắn. đó là một đức tính tốt đẹp mà mối chúng ta cần phát huy hết mình và luôn luôn giúp đỡ đồng cảm sẻ chia bạn nhé!

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân hậu
  • dàn ý nghị luận xã hội lòng nhân hậu
  • nghi luan ve long nhan hau
  • phải làm gì đức tính nhân hậu
  • suy nghĩ về tấm lingf nhân hậu
  • tấm long nhân hậu trong cuộc sống
0