Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Văn hay lớp 10
Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Văn hay lớp 10 Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đăk Lăk Trong cuộc sống chúng ...
Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Văn hay lớp 10
Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đăk Lăk
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và văn hóa cho bản thân mình, nhưng trước tiên vấn đề đạo đức sẽ phải đặt lên hàng đầu, và đúng như câu tục ngữ này đã nói lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lời nói ở đây được nhắc đến như một phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Nhưng tại sao lời nói lại gắn liền với đạo đức bởi lẽ đạo đức nó là phạm trù bao hàm lên lời nói của con người, những người có đạo đức luôn luôn biết suy nghĩ và cư xử đúng phép, những lời nói mà họ nói ra cũng đậm đà và dễ nghe. Từ xưa đến nay chúng ta luôn được những người đi trước dạy dỗ và cần phải thay đổi những thói quen không tốt để rèn luyện bản thân mỗi ngày. Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người, thống qua nó con người có thể trao đổi tâm tư nguyện vọng và những điều cần thiết trong cuộc sống cho đối phương. Nhưng để diễn tả được điều đó con người cần phải lựa chọn những ngôn ngữ phù hợp và nó đem lại những điều rất cần thiết cho cuộc sống của con người.
Đúng như câu ca dao này đã nói: “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe” quả rất đúng từ xưa đến nay lời ăn tiếng nói luôn luôn được đặt lên hàng đầu nó được coi trọng và được mỗi người rèn luyện mỗi ngày, trong hoàn cảnh của cuộc sống chúng ta đều sử dụng ngôn ngữ đó là lời nói để diễn tả được nguyện vọng mà chúng ta muốn dành cho đối phương, nhưng để thu được tình cảm cao quý mà đối phương đem lại chúng ta cần sử dụng những ngôn ngữ dịu dàng dễ nghe, dù dân tộc ta đã có câu lời nói gió bay nhưng nếu chúng ta biết sử dụng những câu để lại những ấn tượng rất sâu sắc cho mỗi người, thì những điều đó sẽ luôn luôn tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất, và những tình cảm chân thành nhất mà đối phương dành tặng cho chúng ta.
Lời ăn tiếng nói hàng ngày mà chúng ta sử dụng nó vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng mà chúng ta dành cho mọi người, lời nói không mất tiền mua bởi lẽ đó là những ngôn ngữ mà chúng ta có, và chúng ta sử dụng để giao tiếp với người khác. Không có một giới hạn nào về ngôn ngữ, mọi người được tự do ngôn luận nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào cho hợp lý là những điều mang lại ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của chúng ta, giá trị của những lời nói đó để lại cho người nghe cảm giác lâu dài, nếu những ngôn ngữ đó dễ dàng và hiểu thấu được tâm tư tư nguyện vọng của đối phương, lúc đó là chúng ta đang dành được những tình cảm chân thành nhất từ mọi người.
Học ăn học nói đó là đạo lý từ xưa đến nay, không phải ngôn ngữ nào cũng có thể đem ra sử dụng bởi nó sẽ tạo ra rất nhiều cảm giác cho người nghe, nếu sử dụng đúng mục đích, từ ngữ của chúng ta tế nhị dịu dàng thì sẽ tạo cho chúng ta những tình cảm đáng quý và trân trọng nhất, những tình cảm to lớn có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng cần phải được sử dụng và chọn lựa kĩ lưỡng, giống như nhà văn Việt Nam đã sử dụng trong câu thơ sau: Bác Dương thôi đã thôi rồi. Ở đây đều là nói sự ra đi và cái chết của bác Dương, nhưng nhà văn đã biết sử dụng những từ ngữ tránh đem lại cảm giác đau đớn và xót xa đến con người, cũng cùng một hàm nghĩa nhưng cách sử dụng những từ đồng nghĩa để tránh những từ ngữ đau thương, xót xa là những điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Lời ăn tiếng nói hàng ngày mà chúng ta sử dụng nó vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng mà chúng ta dành cho mọi người, lời nói không mất tiền mua bởi lẽ đó là những ngôn ngữ mà chúng ta có, và chúng ta sử dụng để giao tiếp với người khác. Không có một giới hạn nào về ngôn ngữ, mọi người được tự do ngôn luận nhưng việc sử dụng ngôn ngữ nào cho hợp lý là những điều mang lại ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của chúng ta, giá trị của những lời nói đó để lại cho người nghe cảm giác lâu dài, nếu những ngôn ngữ đó dễ dàng và hiểu thấu được tâm tư tư nguyện vọng của đối phương, lúc đó là chúng ta đang dành được những tình cảm chân thành nhất từ mọi người.
Học ăn học nói đó là đạo lý từ xưa đến nay, không phải ngôn ngữ nào cũng có thể đem ra sử dụng bởi nó sẽ tạo ra rất nhiều cảm giác cho người nghe, nếu sử dụng đúng mục đích, từ ngữ của chúng ta tế nhị dịu dàng thì sẽ tạo cho chúng ta những tình cảm đáng quý và trân trọng nhất, những tình cảm to lớn có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm tư nguyện vọng của mỗi người. Những ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng cần phải được sử dụng và chọn lựa kĩ lưỡng, giống như nhà văn Việt Nam đã sử dụng trong câu thơ sau: Bác Dương thôi đã thôi rồi. Ở đây đều là nói sự ra đi và cái chết của bác Dương, nhưng nhà văn đã biết sử dụng những từ ngữ tránh đem lại cảm giác đau đớn và xót xa đến con người, cũng cùng một hàm nghĩa nhưng cách sử dụng những từ đồng nghĩa để tránh những từ ngữ đau thương, xót xa là những điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm số 2
Trong xã hội, con người luôn luôn phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Vậy muốn việc giao tiếp, ứng xử đạt kết quả tốt, lời nói phải khéo léo, tế nhị.
Từ xa xưa, ông cha ta dã khuyên:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hoá, mỗi người đều phải "lựa lời", phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dựng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh, lịch sự làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng "lựa lời” mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng "Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng thực ra nó là vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”, phải đắn đo chọn lựa lời mình định nói.
Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.
Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá “rẻ”, dễ sử dụng mà đã coi thường việc “lựa lời” trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn.
Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất những câu căn dặn của ông cha:
Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt dược mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.
Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đắt giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.
Tuy nhiên, “lựa lời mà nói” không có nghĩa là… xuề xòa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái. Ông cha ta đã dạy “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Cho đù có làm “mất lòng bạn” bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quí ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn lên.
Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì “lựa lời mà nói” mà tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, “chín bỏ làm mười”, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.
Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết “lựa lời mà nói” thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.
Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:
Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.
Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung là phải biết “lựa lời mà nói”. Lời nói “rẻ” mà không hề rẻ một chút nào.
Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn nên mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm số 3
Với những người dân Việt Nam, những câu ca dao, tục ngữ luôn là nguồn nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, sự trong sáng và dặc biệt là nơi lưu trữ, đúc kết những kiến thức và kinh nghiệm để giúp mỗi người có cách hành xử văn hóa hơn. Trong muôn vàn những câu tục ngữ được truyền lại từ ngàn đời nay, người xưa vẫn thường nhắc đến câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” như một bài học quý báu về cách giao tiếp bằng lời nói giữa con người với con người trong xã hội. Câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị dễ hiểu mà súc tích đã trở thành một lời khuyên vô cùng thấm thía cho tất cả mọi người, nhất là những thế hệ trẻ như chúng ta.
Trong cuộc sống loài người, ngôn ngữ nói chung và lời nói nói riêng có vai trò hết sức quan trọng nếu không muốn nói là mang tính quyết định bởi một xã hội chỉ có thể hình thành và phát triển khi con người, chủ thể của xã hội đó giao tiếp được với nhau. Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì lời nói là phương tiện duy nhất thỏa mãn được các nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người là vì nó đồng hành cùng con người, xuất hiện cùng con người từ thuở nguyên sơ cho đến ngày nay. Phương thức giao tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hóa của nhân loại. Chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn.
Nói thì dễ nhưng thế nào để truyền đạt đúng suy nghĩ của mình mà làm vừa lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến “xương” thì không dễ chút nào. Vì thế cha ông ta khuyên: “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Có thể giải nghĩa một cách đơn giản câu nói này như sau: Tâm lí chung của con người là thích nghe những điều ngọt ngào. Những lời nói tốt đẹp không làm cho chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết, đậm đà. Một lời động viên, khích lệ kịp thời, một lời cảm ơn chân thành hay một câu chúc giản dị… có thể khiến cho con người xích lại gần nhau hơn, giúp cho tình cảm giữa mỗi người càng thêm gắn kết. Ngược lại, chỉ cần một lời nói xúc phạm, tục tĩu có thể gây ra sự tổn thương rất lớn cho người nghe, khiến cho mối quan hệ giữa người nói và người nghe căng thẳng, không còn tốt đẹp nữa. Có thể khẳng định rằng, cách nói năng, ứng xử của chúng ta có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ, tình cảm với những người xung quanh. Trong cuộc sống, có không ít trường hợp chỉ vì một câu nói khó nghe, nhiều người đã giận dữ cắt đứt tình cảm với nhau, thậm chí còn xảy ra những cuộc xô xát không đáng có. Chính vì thế, lời khuyên của ông cha ta nhắc nhở mỗi người rằng, phải luôn tôn trọng trong từng lời nói, từng cách ứng xử với những người xung quanh.
Tuy nhiên, một số ngưòi lại đặt ra câu hỏi rằng, việc “lựa lời mà nói” để “vừa lòng” người nghe có giống với thói xu nịnh hay không? Xin khẳng định là không, bởi cách mỗi người khéo léo khi nói năng để gây thiện cảm với mọi người khác hẳn tính ba hoa, nịnh bợ, “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”. Ông cha ta khuyên mỗi người phái “lựa lời” tức là luôn cân nhắc để’ nói năng sao cho đúng mực nhưng mọi lời nói đều phải xuất phát từ chính suy nghĩ và tình cảm của người nói. Những lời tốt đẹp, ngọt ngào phải xuất phát từ chính trái tim thì mới có giá trị chinh phục, tác động đến người nghe, khiên người nghe “vừa lòng”, còn những câu xu nịnh, “chót lưỡi đầu môi” có thể làm người ta hài lòng ngay lúc đó nhưng không thể là sợi dây gắn kết tình cảm lâu bền. Lời dạy của cha ông ta như một bài học thiết thực, có giá trị đối với tất cả mọi người từ muôn đời nay, đặc biệt đối với chúng ta, những thế hệ học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hằng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng, phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường, ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất. Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức, hằng ngày các bạn học sinh cũng như bao người bình thường khác tiếp xúc, giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những thế hệ khác, người học sinh được tiếp xúc trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học, vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Ngày nay, đa số các bạn học sinh được giáo dục ý thức về lời nói của bản thân mình. Cách ứng xử giao tiếp của các bạn đối với những người xung quanh đều đúng mực và phù hợp. Khi nói năng với người lớn tuổi, cha mẹ, thầy cô, các bạn Lễ phép, tôn trọng; khi nói năng với bạn bè cùng trang lứa thì thân thiện, chân thành; khi nói năng với em nhỏ thì ân cần, gương mẫu.
Nhưng tiếc rằng, bên cạnh những tấm gương về nhân cách như thế, vẫn còn không ít bạn học sinh bị ảnh hưởng bới những thói hư tật xấu, nói năng tùy tiện, thậm chí còn cho rằng phải sử dụng những từ ngữ dung tục để “thể hiện” mình. Cách xử sự không đúng mực như vậy đang làm băng hoại dần những giá trị đạo đức mà biết bao thế hệ học sinh gây dựng, làm mất đi vẻ đẹp thanh lịch, văn minh của thanh thiếu niên.
Lời nói thể hiện nhản cách của mỗi con người, những học sinh có nhân cách và được giáo dục không thể ăn nói tùy tiện, tục tĩu. Vậy bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế là hằng ngày sống, học tập trong môi trường giáo dục, chúng ta hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hằng ngày.
Nghị luận xã hội về câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau – Bài làm số 4
Với những người dân Việt Nam, những câu tục ngữ luôn là nguồn nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, sự trong sáng và đặc biệt là nơi lưu giữ, đúc kết những kiến thức và kinh nghiệm để giúp mỗi người có cách hành xử văn hóa hơn. Trong muôn vàn những câu tục ngữ được truyền lại từ ngàn đời nay, có một câu nói của người xưa thường được người ta nhắc đến như một bài học quý báu về cách cư xử, cách giao tiếp bằng lời nói giữa con người với con người trong xã hội, đó là: "Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu mà súc tích đã trở thành một lời khuyên vô cùng thấm thía cho tất cả mọi người, nhất là thế hệ trẻ như chúng ta.
Trong cuộc sống loài người, ngôn ngữ nói chung và lời nói riêng có vai trò hết sức quan trọng nếu không muốn nói là mang tính quyết định bởi một xã hội chỉ có thể hình thành và phát triển khi con người, chủ thể của xã hội đó giao tiếp được với nhau. Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì lời nói là phương tiện duy nhất thỏa mãn được nhu cầu của con người. Sở dĩ ngôn ngữ lời nói trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó song hành cùng con người, xuất hiện cùng con người từ thuở nguyên sơ cho đến ngày nay. Phương thức giao tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hóa của nhân loại. Chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư, tình cảm của mình,… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn.
Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để truyền đạt đúng suy nghĩ của mình và làm vừa lòng người nghe, nói như thế nào để "lọt" đến xương thì không dễ chút nào. Vì thế cha ông ta khuyên: "Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Có thể giải nghĩa một cách đơn giản câu nói này như sau: Tâm lí chung của con người là thích nghe những điều ngọt ngào. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết, đậm đà. Một lời động viên khích lệ kịp thời, một lời cảm ơn chân thành hay một câu chúc giản dị… có thể khiến cho con người xích lại gần nhau hơn, giúp cho tình cảm giữa mọi người càng thêm gắn kết. Ngược lại, chỉ cần một lời nói xúc phạm, tục tĩu có thể gây ra sự tổn thương rất lớn cho người nghe, khiến cho mối quan hệ giữa người nói và người nghe căng thẳng, không còn tốt đẹp nữa. Có thể khẳng định rằng, cách nói năng, ứng xử của chúng ta có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ, tình cảm với những người xung quanh. Trong cuộc sống, có không ít trường hợp chỉ vì một câu nói khó nghe, nhiều người đã giận dữ cắt đứt tình cảm với nhau, thậm chí còn xảy ra những cuộc xô xát không đáng có. Chính vì thế, lời khuyên của ông cha nhắc nhở mỗi người rằng, phải luôn cẩn trọng trong từng lời nói, từng cách ứng xử với những người xung quanh.
Tuy nhiên, một số người lại đặt ra câu hỏi rằng, việc "lời nói mà nói" để "vừa lòng" người nghe có giống với thói xu nịnh hay không? Xin khẳng định là không bởi cách mỗi người khéo léo khi nói năng để gây được thiện cảm với mọi người khác hẳn tính xảo trá, nịnh bợ, "miệng Nam mô bụng một bồ dao găm". Ông cha ta khuyên mỗi người phải "lựa lời" tức là luôn cân nhắc để nói năng sao cho đúng mực nhưng mọi lời nói đều phải xuất phát từ chính trái tim thì mới có giá trị chinh phục, tác động đến người nghe, khiến người nghe "vừa lòng" còn những câu xu nịnh, "chót lưỡi đầu môi" có thể làm người ta hài lòng ngay lúc đó nhưng không thể là sợi dây gắn kết tình cảm lâu bền. Lời dạy của cha ông ta như một bài học thiết thực có giá trị đối với tất cả mọi người từ muôn đời nay, đặc biệt đối với chúng ta, những thế hệ học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hằng ngày, chúng ta giao tiếp với nhau thông qua từng lời ăn, tiếng nói. Với học sinh, việc nói năng sao cho phải, cho đúng, phù hợp với đạo đức xã hội để khi đánh giá, nhìn nhận về giới trẻ học đường, ta có được cái nhìn tốt đẹp nhất. Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức, hằng ngày các bạn học sinh cũng như bao con người bình thường khác tiếp xúc, giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những thế hệ trước, người học sinh được tiếp xúc trong môi trường học đường, môi trường mang tính giáo dục cao. Được sống, được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học, bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện, đúng mực hơn. Ngày nay, đa số các bạn học sinh được giáo dục một cách toàn diện cả về tri thức lẫn nhân cách để trở thành những người công dân trẻ văn minh. Các thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều được giáo dục ý thức về lời nói của bản thân mình. Cách ứng xử, giao tiếp của các bạn đối với những người xung quanh đều đúng mực và phù hợp. Khi nói năng với người lớn tuổi, cha mẹ, thầy cô, các bạn lễ phép, tôn trọng; khi nói năng với bạn bè cùng trang lứa thì thân thiện, chân thành; khi nói năng với em nhỏ thì ân cần, gương mẫu.
Nhưng tiếc rằng, bên cạnh những tấm gương về nhân cách như thế, vẫn còn không ít bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu, nói năng tùy tiện, thậm chí còn cho rằng phải sử dụng những từ ngữ dung tục để "thể hiện" mình. Cách xử sự không đúng mực như vậy đang làm băng hoại dần những giá trị đạo đức mà biết bao thế hệ học sinh gây dựng, làm mất đi vẻ đẹp thanh lịch, văn minh của thanh thiếu niên.
Lời nói thể hiện nhân cách của mỗi con người. Những học sinh có đạo đức và được giáo dục không thể ăn nói tùy tiện, tục tĩu. Vậy bằng nhận thức của bản thân cùng với lợi thế hằng ngày sống, học tập trong môi trường giáo dục, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Nghị luận xã hội về câu nói: Càng tĩnh lặng bạn càng lắng nghe được nhiều hơn – Văn hay lớp 12
- Tục ngữ có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời …” – Văn hay lớp 7
- Em mới làm được một việc nghĩa hãy kể lại chuyện ấy – Văn hay lớp 5
- Nghị luận về câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn – Văn hay lớp 10
- Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Văn hay lớp 12
- Nghị luận xã hội về câu ca dao: Ta về ta tắm ao ta .Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn – Văn hay lớp 12
- Nghị luận xã hội về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời – Văn hay lớp 12
- Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Văn hay lớp 8