Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn hay lớp 10
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn hay lớp 10 Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Nam Định Nhắc đến các món ngon Hà Nội, không thể không kể tới chả cá. Chả cá ngon đến mức người ta đã lấy tên nó để đặt tên cho một ...
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Văn hay lớp 10
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Nam Định
Nhắc đến các món ngon Hà Nội, không thể không kể tới chả cá. Chả cá ngon đến mức người ta đã lấy tên nó để đặt tên cho một phố: phố Chả Cá thay cho phô Hàng Sơn cũ. Đầu thế kỉ XX, một người họ Đoàn ở phố Hàng Sơn đã chế biến ra món ăn này. Để thu hút khách hàng, ông đặt bức tượng Lã Vọng ngồi câu trước cửa. Do đó mấ thành tên chả cá Lã Vọng. Cái tên ấy con cháu ông còn giữ đến bây giờ.
Nguyên liệu chính để làm chả cá là cá lăng, một thứ cá sông thịt dai và ngọt Không có cá lăng thì có thể thay bằng cá chiên hay cá quả. Cá tươi mua về làm sạch, lóc bỏ xương rổi thái thành từng miếng nhỏ, Ướp với nước mắm ngon, mò, riềng và nghệ tươi giã nát, lọc kĩ. Sau khi thịt cá đã thấm gia vị thì sắp vào cặp tre, buộc chặt hai đầu rồi nướng trên lò than hoa, lật đi lật lại cho vàng đểu hai mặt là được. Gỡ chả cá ra bát rổi rưới mỡ hành phi thơm đang sôi vào.
Khách ăn đông, ba người ngồi vào bàn. Giữa bàn đặt chiếc lò than nhỏ và chiếc chảo dấu (hoặc mỡ). ăn đến đâu bỏ chả cá vào chảo đến đấy. Một bát chả cá vàng ngậy, một đĩa bún trắng muốt, một đĩa rau thì là, húng láng, hành tưdi chẻ nhỏ, một đĩa lạc rang, một chiếc bánh da vừng… và quan trọng nhất là chén mắm tòm pha với chanh, ớt, thêm thìa rượu trắng và vài giọt dầu cà cuống, đánh thật kĩ cho sủi bọt.
Khách nhẹ nhàng gắp một miếng chả cá chấm mắm tôm rồi chò vào bát; lần lượt đến thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ nhúng sơ vào dầu nóng, thêm vài ngọn húng láng, tí lạc rang, một ít bún và một miếng bánh đa giòn tan. Ăn ngay đừng để nguội mất ngon.
Người sành ăn bảo chả cá phải vừa ăn vừa chờ mới thích. Mắt nhìn, mũi ngửi, tay gắp, tai nghe.. Tất cả các giác quan cùng một lúc được huy động để thưởng thức hương vị độc đáo của món ăn này. Chả cá đủ các mùi vị: chua, cay, ngọt, mặn, béo, búi.. ngon không thể tả!
Chả cá muốn ngon thì nuớng vừa chín tới. Nướng quá lửa chả sẽ khô, ăn không ngậy. Miếng chả thom phức, không còn tanh mùi cá mới là đạt yêu cầu. Những người ăn hai ba lán sẽ thấy thích rồi đâm nghiện món ăn này.
Lâu một chút, cầu kì một chút nhưng chỉ làm tăng độ thèm, độ ngon của món ăn đặc biệt này. Để thưởng thức món chả cá cầu kì. xin mách nhỏ các bạn là nếu chỉ có ít thời giờ thì không nên ăn chả cá.
Chả cá là món ăn hợp với mùa đông. Sau một tuần làm việc vả học tấp căng thẳng, còn gì thú bằng dăm ba người bạn hay cả gia đình kéo nhau đến ăn chả cá. Đến cửa quán, mới ngửi mùi cá nướng thơm lừng đã thấy thèm, than hổng toả hơi nóng, xua bớt cái giá lạnh và làm cho lòng người ấm áp. Rồi chả cá được bưng ra. vợ gắp cho chổng, mẹ gắp cho con, bạn bè gắp cho nhau, vui vẻ, ổn ã nhưng thân mật, gắn bó biết chừng nào! Hương vị của món ăn dường như cũng ngon hơn gấp bội.
Có thể nói chả cá là món ăn thể hiện sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật ẩm mực của người Hà Nội. Món ăn vừa ngon vừa bổ này tuy không đắt tiền nhưng cần nhiều công phu. Miếng ngon nhớ lâu. Dù chỉ ăn chả cá Lã Vọng một lán thôi nhưng khách sê không bao giờ quên được hương vị đậm đà hấp dẫn vô cùng của nó và sẽ mong có dịp được ăn thêm lần nữa.
Những ngày mưa lâm râm, khí trời se lạnh mà được ngồi cạnh bếp than hổng để ăn chả cá cùng gia đinh thì thật tuyệt! Đó là niềm vui của người Hà Nội. Nay, món chả cá dâu đâu cũng có nhưng cái tên chả cá Lã Vọng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội, ở trong nước mà ở cả nước ngoài. Du khách phương xa về thăm Hà Nội, nếu muốn ăn chả cá thì hãy tìm đến quán chả cá Lã Vọng, ăn một lần để nhớ mãi.
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài làm số 2
Chả cá có thể nói là một trong những món ăn mang nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội. Nó dân dã nhưng không kém phần tinh tế trong cả cách chế biến và thưởng thức. Từ những loại nguyên liệu đơn giản nhưng cách tẩm ướp cầu kì, phải đủ mọi loại gia vị đi kèm thì mới tạo nên món chả cá đúng chất kinh kỳ.
Chả cá Hà Nội không phải làm từ thịt cá xay nhuyễn cùng các gia vị khác rồi cho lên hấp, nướng hay chiên vàng như các nơi khác. Chả cá Hà Nội là tổng hòa của món nướng và món chiên. Từng miếng nạc cá được lọc ra, để nguyên rồi tẩm ướp riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu và nước mắm ngon, sau đó được nướng trên than hoa cho vàng đều. Miếng cá vẫn giữ nguyên được vị ngọt vốn có, lại càng thơm ngon, đậm đà thêm bởi những gia vị tẩm ướp đi kèm. Nhưng như vậy vẫn chưa phải là chả cá. Chả cá là phải rán trong một chảo mỡ lép bép đang sôi cho thật vàng, thật thơm mới đúng kiểu. Đấy, vì làm chả cá như thế nên đôi phần cũng đã thấy sự cầu kì, tỉ mỉ trong khi chế biến một món ngon của người Hà thành.
Nguyên liệu làm chả cá gồm có: Cá tươi: 600g (Bạn nên chọn cá phát lát hoặc cá thu khi làm chả sẽ ngon hơn nhé, bạn cũng có thể sử dụng gói bột cá làm sẵn để tiết kiệm thời gian chế biến nhưng hương vị sẽ không ngon bằng cá tươi đâu); Lá chanh non: 1 nắm nhỏ; Trứng gà: 2 quả; Hành khô, tỏi: 50g; Hành lá, ngò rí: 50g; Ớt sừng: 3 trái; Chanh: 1 tái; Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, tiêu, ớt bột, muối, dầu ăn; Rau sống ăn kèm: Xà lách, rau thơm, giá đỗ, 1 trái dưa leo.
Cách sơ chế nguyên liệu: Cá tươi: Bạn làm sạch, rửa qua với nước muối loãng, để ráo. Sau đó bạn dùng dao, lạng lất thịt, bỏ phần xương, da và đầu, bạn nên lọc xương cho kỹ để an toàn khi cho các bé yêu ăn nhé. Ướp cá với 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu, 2 thìa hành tỏi băm nhuyễn, ½ thìa nước mắm, ½ thìa dầu ăn để trong 30 phút cho ngấm đều gia vị; Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhuyễn; Ớt trái: Bỏ hạt, băm nhỏ; Lá chanh: rửa sạch, thái sợi chỉ; Hành lá, ngò rí: Làm sạch, hành lá thái nhuyễn, ngò rí cắt khúc 3cm; Rau sống ăn kèm: Bạn nhặt, rửa sạch từng loại, để ráo nước, riêng dưa leo bạn chà kỹ mủ hai đầu và cắt thành từng lát dài 3cm. Trộn các loại rau sống lại với nhau, bày ra đĩa rồi xếp dưa leo lên trên; Làm nước mắm chua ngọt ăn kèm: Bạn trộn1 thìa ớt, 1 thìa tỏi với 1,5 thìa đường, dùng chày giã thật nhuyễn để khi hoàn thành nước mắm sẽ có độ sền sệt hấp dẫn. Sau đó bạn cho thêm 3 thìa nước mắm, 1 thìa nước cốt chanh khuấy tan đều, cho vào chén nhỏ. Bạn có thể gia giảm lượng đường tùy theo khẩu vị của gia đình nhé.
Thực hiện làm món chả cá: Bạn cho cá đã ướp gia vị vào máy xay, đập vào đó thêm 2 quả trứng, lá chanh, hành lá đã thái mịn xay thật nhuyễn, cho ra đĩa; Bạn đeo bao tay vào, thấm ít dầu ăn trên tay để chả cá không bị dính và viên chả cá lại thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Lúc này bạn có thể thoải mái tạo đủ kiều hình ngộ ngĩnh với chả cá đấy; Cho một lượng dầu vừa đủ ngập mặt chả cá vào chảo, để dầu nóng trên bếp, vặn lửa nhỏ và cho từng miếng chả cá vào chiên vàng đều. Bạn nên chiên với lửa nhỏ thôi nhé kẻo chả cá rất dễ cháy; Vớt ra rổ có giấy thấm dầu rồi bày ra đĩa, rắc ngò rí lên trên để món ăn thêm phần đẹp mắt là bạn đã hoàn thành món chả cá thơm ngon, hấp dẫn.
Từng miếng chả cá đều tăm tắp, thơm nức, vàng suộm được đem ra cho thực khách. Nhưng thế cũng chưa đủ để làm nên một món ăn tinh tế của người Hà Nội hào hoa, thanh lịch. Món ngon đôi khi là nhờ các loại rau ghém, các gia vị đi kèm, mà không người Hà Nội nào lại không biết tường tận từng loại. Ăn mắm rươi thì phải có cải cúc, rau cần, gừng non, vỏ quýt thái chỉ, phải có ruốc tôm, thịt ba chỉ luộc… Thịt chó thì không thể thiếu lá mơ, riềng non, sả cây, mắm tôm… Còn nhắc đến chả cá, người ta không thể không nhắc đến những cây thìa là, những cọng hành hoa xanh ngắt, rau húng Láng, rau mùi non, đầu hành trắng ngâm dấm, đến lạc rang, bún trắng… Và không thể thiếu một bát mắm tôm thật ngon, vắt chanh, cho ít rượu đánh bông và thêm vào giọt tinh dầu cà cuống cho thật dậy mùi.
Thực khách gắp một miếng chả cá chín vàng, cho hành hoa, thìa là vào chảo mỡ sôi, gắp vào bát, thêm ít bún, ít rau thơm và tưới đều mắm tôm lên mặt… cho vào miệng vừa nhai, vừa tận hưởng cảm giác thích thú được thưởng thức một món ngon. Vị ngọt của cá, cay của ớt, vị hăng hắc của rau thơm, cái mềm của bún, mằn mặn của mắm tôm thêm cái giòn tan, bùi bùi của lạc… đã làm nên một hương vị khó quên của món ngon đất kinh kỳ.
Chả cá là một món ngon đặc biệt mà chỉ ở mảnh đất kinh kỳ người ta mới được thưởng thức đúng vị, đúng kiểu nhất. Có lẽ vì thế mà bất cứ người nào đi xa đều nhớ hương vị chả cá như một nét đặc trưng của đất Hà thành.
Có lẽ bởi hương vị sau bao nhiêu thăng trầm cũng không đổi thay nên Chả cá kinh kỳ vẫn là một món ngon Hà Nội được nhiều người yêu thích. Chả cá kinh kỳ cũng góp phần quảng bá nét văn hóa ẩm thực độc đáo đến nhiều thực khách trong và ngoài nước.
Giới thiệu món ăn đặc sản: Chả cá Hà Nội – Bài làm số 3
Trong rất nhiều món ngon Hà Nội được gần xa biết đến người ta hay nhắc đến bánh tôm Hồ Tây, bánh cốm Hàng Than, cốm làng Vòng, phố Hà Nội… Và dĩ nhiên không thể không nhắc đến chả cá Lã Vọng.
Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Vốn là một món ăn dân gian của gia đình họ Đoàn chế biến, tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên. Đến nay chả cá đã thành món ăn khoái khẩu của thực khách sành ăn Hà Nội. Lâu dần hai tiếng chả cá được gọi thành tên phố và nó đã trở thành một trong 5 địa chỉ văn hoá vật chất nổi tiếng của Hà Nội xưa – nay. Trong nhà hàng bày một ông Lã Vọng ngồi bó gối câu cá bên dòng suối – biểu tưọng của người tài giỏi nghĩa hiệp ưu thời mẫn thế phải thúc thủ đợi thời. Vì thế khách đã quen gọi là chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên gọi của nhà hàng.
Lịch sử về món ăn này được kể lại như sau: Vào những năm thời kỳ Pháp thuộc, số 14 Hàng Sơn có một gia đình họ Đoàn sinh sống, họ thường lấy nhà mình làm nơi cưu mang nghĩa quân Đề Thám. Chủ nhà hay làm một món chả ngon đãi khách, lâu dần thành quen, những vị khách ấy đã giúp gia đình một quán chuyên bán món ăn ấy, vừa để nuôi sống gia đình, vừa làm nơi họp. Về sau, hai tiếng "Chả Cá" được gọi thành tên phố. Trong nhà hàng bày một ông Lã Vọng – Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá – biểu tượng người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là Chả Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn. Bí quyết chả cá chỉ truyền lại cho người con cả họ Đoàn. Quán nhỏ nằm giữa phố, trông cũ kỹ, đồ dùng hơi xập xệ, ấy vậy mà khách tây, khách ta cứ tầm trưa, chiều là đông nghịt bởi cái tên quán "Chả cá Lã Vọng" suốt hơn 100 năm nay có tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Chả cá Lã Vọng "giữ chân" khách được lâu là bởi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người làm từ khâu chọn thực phẩm, chế biến cho đến khi khách dùng món.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và Đặc biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ, bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng. Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất hai giờ đồng hồ, rồi kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quệt một lớp mỡ cho đỡ dính). Người nướng phải quạt lửa, lật giở đều tay sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ – loại mỡ chó (đây là tuyệt chiêu khiến chá cá Lã Vọng nổi tiếng) sôi đặt trên bếp than hoa đặt trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc. Thường người ta không dùng dầu ăn vì nhiệt độ thấp hơn và cá kém thơm hơn. Nước chấm là mắm tôm hảo hạng, vắt chanh tươi đánh sủi lên, một chút ớt cay, dầm phảng phất cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng. Món rau quả thật quan trọng đối với món chả cá, những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát, cùng những lát khếthái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi. Lạc rang thơm. Khay rau sống phong phú những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếg gừng vàng. Cạnh khay rau là đĩa bún. Bún lá, bún con. Bún xếp thành vi nhỏ, trắng muốt, mát lành cùng rau, cùng gia vị cay, cùng thịt cá thơm nướng chả. Miếng chả ngon, đạt yêu cầu là khi nướng chín rồi miếng cá không vỡ, không khô quá, màu vàng, thơm mùi cá nướng, vị ngọt, bùi, béo.
Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới rước mỡ đang đun sôi lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tình dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Một khách nước ngoài không ăn được mắm tôm thì thay bằng nước mắm, nhưng nước mắm ít nhiều khiến món chả cá bị giảm hương vị. Có hai cách ăn phổ biến: Cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành và rau thì là vào. Khi rau chín tái thì gắp ra ăn với bún, rau thơm, đậu phộng rang và mắm tôm đã pha chế theo cách cho một ít bún vào bát, cho rau và một vài miếng chả cá lên trên, rắc ít lạc rang, rưới chút mắm tôm rồi trộn ăn. Khi ăn mùi mắm tôm quyện với vị ngọt của cá, mùi rau và vị bùi của lạc rang. Do có nhiều mỡ nên khi ăn phải ăn kèm theo cuống hành tươi chẻ nhỏ ngâm qua dấm pha loãng. Hoặc cho chả cá hành và rau vào bát, rưới nước mỡ đang sôi và dùng ngay, có thể ăn kèm với bánh đa nướng.
Cách ăn này làm vừa đủ ăn nếu không cá sẽ nguội, mất ngon. Ngoài hai cách trên, một số ngưòi có thể cho cả bún vào chảo và đảo nhanh với cá, thì là, hành hoa sau đó trút ra bát ăn. Ăn cách này rất nóng, ngon nhưng hơi nhiều mỡ. Ăn chả cá, phải từ từ ít một để thường thức vị thơm của cá nướng, vị ngọt đậm đà của cá chiên, cá lăng, vị chát của chuối, vị chua của khế vị thơm các loài rau gia vị, mùi đặc biệt của cà cuống, mắm tôm, chanh và cùng nhâm nhi chén rượu quê nhà. Cuối cùng là món canh chua. Sau khi ăn toàn món khô háo nước, thường thức thêm nước bát bún canh chua sôi sùng sục, càng ngon miệng. Thế là ta đã thưởng thức đầy đủ hương vị của chả chiên, cá lăng thưởng thức món chả cá thú vị nhất là khi gió heo may về, trời Hà Nội thu se lạnh. Người ăn cứ thế nhấm nháp, nhẩn nha đàng hoàng. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng rộm thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò nướng than hồng rực, ấm áp. Vị ngọt bùi cùa miếng chả cá vàng đều, với sợi bún trắng mỏng quyện với mắm chanh, vị cay thơm của cà cuống, thì là… vừa ăn vừa nhâm nhi với chút lạnh mới thấy hết cái hương vị đặc trưng có một không hai của món ăn trong miệng, cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của đất trời, tất cả những điều đó đem lại cho món chả cá Lã Vọng Hà Nội sự hài hoà đến độc đáo, quyến rũ.
Chả cá, món ăn vừa sang trọng vừa thi vị mà dân Hà Thành ưa chuộng, các văn, nhà thơ bao thế hệ vừa thưởng thức vừa ca ngợi, đến muốn… thèm. Chả cá Lã Vọng của Hà Nội cũng đã xuất hiện cá ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là ở các quận 1, quận 8, quận Phú Nhuận. Nhiều khách nước ngoài khi đến Việt Nam, thưởng thức món đặc sản này đã phái trầm trồ, thán phục nghệ thuật ẩm thực đến tinh tế! cầu kỳ của người Việt. Chả cá Lã Vọng Hà Nội đã nổi tiếng. Một hãng truyền thông của Mỹ xếp vào vị trí thứ năm trong 10 món nên ăn trước khi… "về trời".
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chợ Bến Thành – Văn hay lớp 8
- Em biết gì về Đà Lạt hãy giới thiệu về Đà Lạt với bạn – Văn hay lớp 5
- Tả phiên chợ nổi – Văn hay lớp 6
- Thuyết minh về mì Quảng – Văn hay lớp 12
- Tả chị gái yêu quý của em – Văn hay lớp 2
- Tả khu phố (thôn xóm, bản làng) vào một ngày mùa đông – Văn hay lớp 6
- Phát biểu cảm nghĩ về truyệnTreo biển – Văn hay lớp 6
- Tả cây đa (hay cây xoan ) nơi vườn quê, làng quê – Văn hay lớp 2