Nghị luận về lòng kiên trì nhẫn nại lớp 8 9 hay nhất
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về lòng kiên trì và lòng nhẫn nại trong chương trình ngữ văn lớp 7 lớp 8 lớp 9 hay nhất có dàn ý chi tiết và bài văn định hướng Mỗi con người chúng ta sinh ra, lớn lên và ngay từ khi còn bé, đã được ông bà cha mẹ truyền dạy cho những đức tính quý báu, những phẩm chất ...
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về lòng kiên trì và lòng nhẫn nại trong chương trình ngữ văn lớp 7 lớp 8 lớp 9 hay nhất có dàn ý chi tiết và bài văn định hướng Mỗi con người chúng ta sinh ra, lớn lên và ngay từ khi còn bé, đã được ông bà cha mẹ truyền dạy cho những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp mà một con người tốt cần có. Khi trưởng thành, chúng ta đủ nhận thức về những đức tính và phẩm chất đó và giờ là lúc con người tự rèn luyện bản thân mình, trau dồi trí tuệ. Một trong những đức tính mà con người rất cần cho hành trang bước vào đời đó là lòng kiên trì. Mỗi người dù tài giỏi cũng có đôi lúc gục ngã, lúc bây giờ ta cần lòng kiên trì quyết không từ bỏ vì thất bại. Để các bạn hiểu sâu hơn về ý nghĩa của lòng kiên trì như thế nào, chúng ta cũng đến với đề văn nghị luận về lòng kiên trì trong chương trình ngữ văn lớp 9. Dưới đây là dàn sy chí tiết và bài làm cụ thể để các bạn tham khảo và có cho mình một bài văn nghị luận về lòng kiên trì thật hay nhé. Lòng kiên trì nhẫn nại là chìa khóa để thành công DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KIÊN TRÌ NHẪN NẠI I. MỞ BÀI Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng kiên trì Phạm vi tư liệu: không giới hạn phạm vi dẫn chứng II.THÂN BÀI Lòng kiên trì là gì? Là đức tình cần có của mỗi con người Là sự nhẫn nại, ý chí bền bỉ của con người khi đứng trước một vấn đề khó giải quyết, thất bại,… Vì sao con người cần có lòng kiên trì? Lòng kiên trì là đức tình con người cần trau dồi theo thời gian. Lòng kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, những tình huống tưởng trừng không giải quyết được Lòng kiên trì trong con người là một trong những yếu tố dẫn đến thành công, đạt được mục tiêu như mong đợi Phải làm gì để có lòng kiên trì? Rèn luyện bản thân hàng ngày Đứng trước một vấn đề khó, không nên nản chí bỏ qua luôn, hãy nhẫn nại tìm cách Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng kiên trì đối với mỗi con người giải quyết Đứng trước thất bại không được nản lòng… Dẫn chứng: Cao Bá Quát,... Phê phán Những người hay nản lòng thoái trí Những người đứng trước thất bại sẽ chấp nhận nó mà không chịu đứng lên,… III. KẾT BÀI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KIÊN TRÌ NHẪN NẠI Theo quy luật của tạo hóa, theo sự vận động không ngừng nghỉ của vạn vật “ nước chảy đá mòn”. Câu nói vang lên khơi dậy trong mỗi con người lòng kiên trì- một đức tính quý báu của con người. Ai cũng biết một điều rằng, lòng kiên trì là một đức tính cần có của một con người trong cuộc sống hiện nay. Lòng kiên trì ấy chính là sự nhẫn nại, bền bỉ , ý chí ngoan cường của mỗi con người khi đứng trước một sự việc, tình huống khó giải quyết thậm chí cả sự thất bại. Lòng kiên trì còn là điều thứ yếu giúp con người đạt được điều thiết yếu đó chính là mục tiêu trong cuộc đời. Lòng kiên trì chính là một trong những hành trang khiến chúng ta vững tin bước vào đời, vượt qua những sóng gió bão bùng. Như vậy, mỗi con người rất cần có lòng kiên trì? Vì sao lại khẳng định như vậy? Bởi vì mỗi con người chúng ta đều có những lúc phải đối mặt với nhiều tình huống, vấn đề khó giải quyết, lúc này lòng kiên trì sẽ là yếu tố hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề hay sự việc đó. Chỉ khi bạn có lòng kiên trì, tất cả mọi thứ không còn phụ thuộc vào thời gian, sự lo lâu nữa, mà tất cả nhường chỗ cho sự bình tĩnh và trí tuệ. Khi bạn trưởng thành, bắt đầu con đường của riêng mình, ai cũng xác lập một mục tiêu trong cuộc đời bởi lẽ con người ta luôn hướng đến cái toàn diện, hoàn hảo và thử hỏi xem có mấy ai khi đi trên con đường khó khăn ấy mà không một lần vấp ngã hay thất bại. Lúc ấy bạn chọn kiên trì hay từ bỏ? Điều dĩ nhiên, một con người có bạn lĩnh, đủ nhận thức nguyên nhân sự thất bại thì sẽ chọn kiên trì đến cùng. Vì kiên trì giúp bạn vượt qua thất bại, thiết lập lại tất cả mọi thứ, tự tin hơn tiến về phía trước.Và một điều nữa, khi bạn có lòng kiên trì, tinh thần thép thì dù năng lức của bạn không xuất sắc, chỉ cần đến một mức độ nhất định, bạn sẽ gặt hái được thành công, đạt được mục tiêu mình đề ra. Ta lấy ví dụ câu chuyện về sự kiên trì luyện chữ của Cao Bá Quát đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, Cao Bá Quát nổi tiếng với tài văn thơ, hội họa nhưng ông lại viết chữ rất xấu. Mặc dù tính khí ngông ngạo , nghịch ngợm nhưng ông rất chịu khó kiên nhẫn trong học tập. Ông đã học và thực hiện một việc nào đó cho kì được thì thôi. Ông thường thức khuya, miệt mài trang giấy để tập viết, khi quá buồn ngủ, ông thường buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần ngủ ‘gật’ tóc sẽ bị giật đau sẽ phải tỉnh. Chân muốn chạy, ông tự buộc chân mình vào cạnh bàn. Tự mình trị mình, ông đã kiên trì luyện cữ như vậy. Để rồi điều ông đạt được là nét chữ “ rồng bay phượng múa” , chữ ông trở thành một “ vật báu trong thiên hạ” Lòng kiên trị quả thật có ý nghĩa to lớn. Vậy chúng ta nên làm gì để có được lòng kiên trì. Trước hết ta phải tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự tỉ mỉ và nhẫn nại. Đứng trước một vấn đề, sự việc ,tình huống khó khăn, không được nản lòng thoái chí “ khó quá bỏ qua” mà phải kiên nhẫn nghĩa biện pháp giải quyết bằng được. Lòng kiên trì là đức tính được trau dồi theo thời gian. Chỉ khi bạn rèn luyện nó trong một thời gian dài, nó dần sẽ ăn sâu vào mạch máu ,tạo ra cho con người một phẩm chất cao quý. Hơn thế nữa mỗi lần vấp ngã, hay thất bại mặc dù chặng đường bạn đi đã khá dài và gian khổ, lúc này đây ta cần sự kiên trì, ý chí ngoan cường quyết tâm đứng lên làm lại từ đầu, bước lại những bước đi đầu tiên. Sự nhẫn nại , trí tuệ sáng suốt của bạn cùng thời gian sẽ trả lại cho bạn thành quả ngọt bùi. Người xưa thường có câu “có công mài sắt/ có ngày nên kim” quả thật vậy, dù biết từ sắt thành kim là bao khó nhọc, gian lao nhưng vượt qua những khó khăn ấy là vô vàn điều kì diệu đón chờ bạn. Nhưng bên cạnh đó ta càng phải phê phán những kẻ thiếu ý chí, hay nản lòng tước khó khăn, luôn phụ thuộc và không ó lòng kiên trì nhẫn nại. Những người như vậy sẽ chỉ mãi gục ngã mà chẳng thể nào đứng lên được. Lòng kiên trì và mục tiêu là hai thứ luôn gắn liên với nhau. Như” nước chảy đá mòn” vậy, không quan trọng nước chảy bao lâu, chỉ cần nước chảy đúng hướng, tin chắc rằng sẽ tạo ra những kì tích.
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về lòng kiên trì và lòng nhẫn nại trong chương trình ngữ văn lớp 7 lớp 8 lớp 9 hay nhất có dàn ý chi tiết và bài văn định hướngMỗi con người chúng ta sinh ra, lớn lên và ngay từ khi còn bé, đã được ông bà cha mẹ truyền dạy cho những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp mà một con người tốt cần có. Khi trưởng thành, chúng ta đủ nhận thức về những đức tính và phẩm chất đó và giờ là lúc con người tự rèn luyện bản thân mình, trau dồi trí tuệ. Một trong những đức tính mà con người rất cần cho hành trang bước vào đời đó là lòng kiên trì. Mỗi người dù tài giỏi cũng có đôi lúc gục ngã, lúc bây giờ ta cần lòng kiên trì quyết không từ bỏ vì thất bại. Để các bạn hiểu sâu hơn về ý nghĩa của lòng kiên trì như thế nào, chúng ta cũng đến với đề văn nghị luận về lòng kiên trì trong chương trình ngữ văn lớp 9. Dưới đây là dàn sy chí tiết và bài làm cụ thể để các bạn tham khảo và có cho mình một bài văn nghị luận về lòng kiên trì thật hay nhé.
Lòng kiên trì nhẫn nại là chìa khóa để thành công
DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KIÊN TRÌ NHẪN NẠI
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng kiên trì
Phạm vi tư liệu: không giới hạn phạm vi dẫn chứng
II.THÂN BÀI
Lòng kiên trì là gì?
Là đức tình cần có của mỗi con người
Là sự nhẫn nại, ý chí bền bỉ của con người khi đứng trước một vấn đề khó giải quyết, thất bại,…
Vì sao con người cần có lòng kiên trì?
Lòng kiên trì là đức tình con người cần trau dồi theo thời gian.
Lòng kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn, những tình huống tưởng trừng không giải quyết được
Lòng kiên trì trong con người là một trong những yếu tố dẫn đến thành công, đạt được mục tiêu như mong đợi
Phải làm gì để có lòng kiên trì?
Rèn luyện bản thân hàng ngày
Đứng trước một vấn đề khó, không nên nản chí bỏ qua luôn, hãy nhẫn nại tìm cách
Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng kiên trì đối với mỗi con người giải quyết
Đứng trước thất bại không được nản lòng…
Dẫn chứng: Cao Bá Quát,...
Phê phán
Những người hay nản lòng thoái trí
Những người đứng trước thất bại sẽ chấp nhận nó mà không chịu đứng lên,…
III. KẾT BÀI
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KIÊN TRÌ NHẪN NẠI
Theo quy luật của tạo hóa, theo sự vận động không ngừng nghỉ của vạn vật “ nước chảy đá mòn”. Câu nói vang lên khơi dậy trong mỗi con người lòng kiên trì- một đức tính quý báu của con người.
Ai cũng biết một điều rằng, lòng kiên trì là một đức tính cần có của một con người trong cuộc sống hiện nay. Lòng kiên trì ấy chính là sự nhẫn nại, bền bỉ , ý chí ngoan cường của mỗi con người khi đứng trước một sự việc, tình huống khó giải quyết thậm chí cả sự thất bại. Lòng kiên trì còn là điều thứ yếu giúp con người đạt được điều thiết yếu đó chính là mục tiêu trong cuộc đời. Lòng kiên trì chính là một trong những hành trang khiến chúng ta vững tin bước vào đời, vượt qua những sóng gió bão bùng. Như vậy, mỗi con người rất cần có lòng kiên trì? Vì sao lại khẳng định như vậy? Bởi vì mỗi con người chúng ta đều có những lúc phải đối mặt với nhiều tình huống, vấn đề khó giải quyết, lúc này lòng kiên trì sẽ là yếu tố hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề hay sự việc đó. Chỉ khi bạn có lòng kiên trì, tất cả mọi thứ không còn phụ thuộc vào thời gian, sự lo lâu nữa, mà tất cả nhường chỗ cho sự bình tĩnh và trí tuệ. Khi bạn trưởng thành, bắt đầu con đường của riêng mình, ai cũng xác lập một mục tiêu trong cuộc đời bởi lẽ con người ta luôn hướng đến cái toàn diện, hoàn hảo và thử hỏi xem có mấy ai khi đi trên con đường khó khăn ấy mà không một lần vấp ngã hay thất bại. Lúc ấy bạn chọn kiên trì hay từ bỏ? Điều dĩ nhiên, một con người có bạn lĩnh, đủ nhận thức nguyên nhân sự thất bại thì sẽ chọn kiên trì đến cùng. Vì kiên trì giúp bạn vượt qua thất bại, thiết lập lại tất cả mọi thứ, tự tin hơn tiến về phía trước.Và một điều nữa, khi bạn có lòng kiên trì, tinh thần thép thì dù năng lức của bạn không xuất sắc, chỉ cần đến một mức độ nhất định, bạn sẽ gặt hái được thành công, đạt được mục tiêu mình đề ra. Ta lấy ví dụ câu chuyện về sự kiên trì luyện chữ của Cao Bá Quát đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, Cao Bá Quát nổi tiếng với tài văn thơ, hội họa nhưng ông lại viết chữ rất xấu. Mặc dù tính khí ngông ngạo , nghịch ngợm nhưng ông rất chịu khó kiên nhẫn trong học tập. Ông đã học và thực hiện một việc nào đó cho kì được thì thôi. Ông thường thức khuya, miệt mài trang giấy để tập viết, khi quá buồn ngủ, ông thường buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần ngủ ‘gật’ tóc sẽ bị giật đau sẽ phải tỉnh. Chân muốn chạy, ông tự buộc chân mình vào cạnh bàn. Tự mình trị mình, ông đã kiên trì luyện cữ như vậy. Để rồi điều ông đạt được là nét chữ “ rồng bay phượng múa” , chữ ông trở thành một “ vật báu trong thiên hạ”
Lòng kiên trị quả thật có ý nghĩa to lớn. Vậy chúng ta nên làm gì để có được lòng kiên trì. Trước hết ta phải tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự tỉ mỉ và nhẫn nại. Đứng trước một vấn đề, sự việc ,tình huống khó khăn, không được nản lòng thoái chí “ khó quá bỏ qua” mà phải kiên nhẫn nghĩa biện pháp giải quyết bằng được. Lòng kiên trì là đức tính được trau dồi theo thời gian. Chỉ khi bạn rèn luyện nó trong một thời gian dài, nó dần sẽ ăn sâu vào mạch máu ,tạo ra cho con người một phẩm chất cao quý. Hơn thế nữa mỗi lần vấp ngã, hay thất bại mặc dù chặng đường bạn đi đã khá dài và gian khổ, lúc này đây ta cần sự kiên trì, ý chí ngoan cường quyết tâm đứng lên làm lại từ đầu, bước lại những bước đi đầu tiên. Sự nhẫn nại , trí tuệ sáng suốt của bạn cùng thời gian sẽ trả lại cho bạn thành quả ngọt bùi. Người xưa thường có câu “có công mài sắt/ có ngày nên kim” quả thật vậy, dù biết từ sắt thành kim là bao khó nhọc, gian lao nhưng vượt qua những khó khăn ấy là vô vàn điều kì diệu đón chờ bạn. Nhưng bên cạnh đó ta càng phải phê phán những kẻ thiếu ý chí, hay nản lòng tước khó khăn, luôn phụ thuộc và không ó lòng kiên trì nhẫn nại. Những người như vậy sẽ chỉ mãi gục ngã mà chẳng thể nào đứng lên được.
Lòng kiên trì và mục tiêu là hai thứ luôn gắn liên với nhau. Như” nước chảy đá mòn” vậy, không quan trọng nước chảy bao lâu, chỉ cần nước chảy đúng hướng, tin chắc rằng sẽ tạo ra những kì tích.