05/02/2018, 11:26

Cảm nhận, cảm nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa

Hướng dẫn làm bài đề phân tích hình ảnh ông hoa sĩ, suy nghĩ cảm nhận và cảm nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hay nhất có dàn ý và bài làm trong chương trình văn lớp 9 Người lao động là một đề tài quen thuộc, nó viết về những con người lặng lẽ cống hiến ...

Hướng dẫn làm bài đề phân tích hình ảnh ông hoa sĩ, suy nghĩ cảm nhận và cảm nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hay nhất có dàn ý và bài làm trong chương trình văn lớp 9 Người lao động là một đề tài quen thuộc, nó viết về những con người lặng lẽ cống hiến cho xã gội, cho đất nước. Với tình yêu, niềm đam mê và nhiệt huyết dành cho công việc mà họ luôn cố gắng hết sức mình để đạt được kết quả tốt nhất. Những con người ấy đã hi sinh hết mình vì lợi ích chung, vì mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời kì đầu. Là người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về họ, cảm ơn những gì họ đã hi sinh vì cuộc sống ngày hôm nay. Vì thế sự ngợi ca, lòng biết ơn được các nhà văn thể hiện rất rõ trong trang văn của mình. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi ta làm dạng bài nêu cảm nghĩ thường có đề nêu suy nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và một bài làm tốt nhất. Và để làm đề bài này ta sẽ phân tích vẻ đẹp nhân vật ông họa sĩ với tình yêu nghề, yêu thiên nhiên, yêu con người lao động và có suy ngẫm về công việc. Vẻ đẹp của Sapa nhìn từ trên cao DÀN Ý: CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT ÔNG HỌA SĨ TRONG LẶNG LẼ SA PA 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, hoàn cảnh sáng tác Vẻ đẹp nhân vật ông họa sĩ 2.THÂN BÀI: Tình yêu dành cho công việc: cả đời hi sinh về nghệ thuật và vẫn cố vẽ bức tranh cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc núi rừng Yêu những con người lao động: anh thanh niên Có suy nghĩ về công việc của mình Đáng giá: nghệ thuật, nội dung, tình cảm tác giả 3.KẾT BÀI: Sự thành công và sức gợi của tác phẩm tới người đọc Yêu quý và trân trọng những con người lao động BÀI VĂN CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT ÔNG HỌA SĨ TRONG LẶNG LẼ SA PA Nguyễn Thành Long là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn và kí. Đề tài viết về người lao động mới. Đặc biệt Lặng lẽ Sa Pa được ông sáng tác vào năm 1970 thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một truyện ngắn hay và đặc sắc. Bằng lời văn đậm chất thơ người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu nghề yêu thiên nhiên yêu con người và có những suy ngẫm về công việc. Đọc truyện ngắn người đọc rất ấn tượng với cách sử dụng ngôi kể thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật lại được đặt vào nhân vật ông họa sĩ. Chính vì vậy nhân vật ông họa sĩ càng trở nên gần gũi ấn tượng với người đọc đặc biệt là tình yêu dành cho công việc. Ông họa sĩ là người mà cả cuộc đời đã gắn bó với hội họa mà giờ đây sắp sửa nghỉ hưu nhưng vẫn có chuyến đi lên Lào Cai để lấy cảm hứng sáng tác vẽ bức tranh cuối cùng. Chặng đường đi đầy khó khăn gian khổ hành động ấy cho ta thấy lòng quan tâm đặc biệt là tình yêu dành cho công việc người họa sĩ vẫn thực hiện chuyến đi ấy. Với một người làm nghề hội họa thì đôi mắt của ông rất thích vẻ đẹp của thiên nhiên vẻ đẹp của con người lao động. Điều đó được thể hiện rõ khi ông đặt chân lên Sa Pa. Ở Sa Pa có rừng thông, đàn bò tràn ngập màu vàng của nắng. Sa Pa hiện ra qua con mắt tinh tường của người họa sĩ thật một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của tạo hóa ban tặng cho con người để rồi khi đến nơi đây mà nó như níu giữ ta ở lại không muốn rời xa. Nhà văn đã rất khéo léo khi đưa vào trong truyện tình huống bất ngờ nhẹ nhàng rất thú vị ông họa sĩ tình cờ gặp anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn. Qua lời giới thiệu của bác lái xe người cô độc nhất thế gian đã gây ấn tượng cho ông họa sĩ sự tò mò muốn được gặp. Và rồi khi xuất hiện trước mặt là người thanh niên 27 tuổi vóc dáng nhỏ bé thì người họa sĩ lại xúc động mạnh. Mới có nhìn thấy thôi mà anh giống như người con trai, người thân trong gia đình lâu ngày chưa gặp. Hay trên đường đến nơi anh ở ông đã từng nghĩ “chắc cu cậu chưa kịp quét dọn” nhưng rồi khi vừa bước chân lên trước mặt ông là một ngôi nhà nhỏ bé, sạch sẽ ngăn nắp, trước nhà có một vườn hoa nhiều màu sắc khiến cho ông họa sĩ ngạc nhiên nhưng cũng rất hài lòng. Cuộc trò chuyện trong ba mươi phút nghe những lời anh thanh niên kể, tâm sự thấy những kết quả anh làm khiến ông yêu mến, khâm phục tin tưởng vào thế hệ trẻ xây dựng đất nước nối tiếp thế hệ ông. Cuộc gặp gỡ với người thanh niên trong 30 phút diễn ra nhanh làm ông buồn nhưng chính khoảnh khắc quý giá ấy đã khơi gợi cảm hứng sáng tác trong lòng người họa sĩ để ông vẽ bức chân dung về anh. Chắc hẳn bức vẽ này sẽ rất thành công bởi nó không chỉ thể hiện tài năng của người họa sĩ trong cây bút rạn dày kinh nghiệm mà nó còn gửi gắm tình yêu, tự hào, tin tưởng vào anh thanh niên mặc dù ông mới gặp mặt. Nhưng rồi khi cầm trên tay cây bút vẽ ông nhận ra “bất lực”của hội họa. Hội họa chỉ vẽ được chân dung của người thanh niên mà không thể nào vẽ được hết những lời nói hành động suy nghĩ cao đẹp. Mặc dù thấy bất lực với cây bút trên tay nhưng người họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ bởi ông biết rằng chính hội họa sẽ làm cho anh trẻ mãi sống mãi với thời gian được mọi người biết đến một con người sống và làm việc lặng lẽ âm thầm một mình trên đỉnh núi Yên Sơn. Truyện ngắn không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật. Cốt truyện xoay quanh cuộc trò chuyện giữa ông họa sĩ và anh thanh niên trong ba mươi phút. Tình huống truyện bất ngờ nhẹ nhàng thú vị. Miêu tả nhân vật qua lời nói hành động để bộc lộ tính cách. Lời văn đậm chất thơ. Truyện viết về nhân vật ông họa sĩ có tình yêu dành cho nghề yêu thiên nhiên yêu con người và những suy ngẫm về công việc. Ông họa sĩ đại diện cho người lao động mới làm nghệ thuật đóng góp sự nghiệp chung cho đất nước với tình yêu dành cho công việc. Với nhà văn Nguyễn Thành Long ông có chuyến đi lên Lào Cai thực sự có ý nghĩa ông rất yêu quý, tự hào và tin tưởng vào con người lao động. Khép lại truyện ngắn người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu dành cho công việc. Em rất yêu quý, tự hào về những người làm hội họa và giá trị của nó mang lại cho cuộc sống của mình.

Hướng dẫn làm bài đề phân tích hình ảnh ông hoa sĩ, suy nghĩ cảm nhận và cảm nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long hay nhất có dàn ý và bài làm trong chương trình văn lớp 9

Người lao động là một đề tài quen thuộc, nó viết về những con người lặng lẽ cống hiến cho xã gội, cho đất nước. Với tình yêu, niềm đam mê và nhiệt huyết dành cho công việc mà họ luôn cố gắng hết sức mình để đạt được kết quả tốt nhất. Những con người ấy đã hi sinh hết mình vì lợi ích chung, vì mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời kì đầu. Là người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về họ, cảm ơn những gì họ đã hi sinh vì cuộc sống ngày hôm nay. Vì thế sự ngợi ca, lòng biết ơn được các nhà văn thể hiện rất rõ trong trang văn của mình. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi ta làm dạng bài nêu cảm nghĩ thường có đề nêu suy nghĩ của em về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và một bài làm tốt nhất. Và để làm đề bài này ta sẽ phân tích vẻ đẹp nhân vật ông họa sĩ với tình yêu nghề, yêu thiên nhiên, yêu con người lao động và có suy ngẫm về công việc.


Vẻ đẹp của Sapa nhìn từ trên cao


DÀN Ý: CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT ÔNG HỌA SĨ TRONG LẶNG LẼ SA PA
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long
Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, hoàn cảnh sáng tác
Vẻ đẹp nhân vật ông họa sĩ

2.THÂN BÀI:
Tình yêu dành cho công việc: cả đời hi sinh về nghệ thuật và vẫn cố vẽ bức tranh cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc núi rừng
Yêu những con người lao động: anh thanh niên
Có suy nghĩ về công việc của mình
Đáng giá: nghệ thuật, nội dung, tình cảm tác giả

3.KẾT BÀI:
Sự thành công và sức gợi của tác phẩm tới người đọc
Yêu quý và trân trọng những con người lao động

BÀI VĂN CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ NHÂN VẬT ÔNG HỌA SĨ TRONG LẶNG LẼ SA PA
Nguyễn Thành Long là nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn và kí. Đề tài viết về người lao động mới. Đặc biệt Lặng lẽ Sa Pa được ông sáng tác vào năm 1970 thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một truyện ngắn hay và đặc sắc. Bằng lời văn đậm chất thơ người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu nghề yêu thiên nhiên yêu con người và có những suy ngẫm về công việc.

Đọc truyện ngắn người đọc rất ấn tượng với cách sử dụng ngôi kể thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật lại được đặt vào nhân vật ông họa sĩ. Chính vì vậy nhân vật ông họa sĩ càng trở nên gần gũi ấn tượng với người đọc đặc biệt là tình yêu dành cho công việc. Ông họa sĩ là người mà cả cuộc đời đã gắn bó với hội họa mà giờ đây sắp sửa nghỉ hưu nhưng vẫn có chuyến đi lên Lào Cai để lấy cảm hứng sáng tác vẽ bức tranh cuối cùng. Chặng đường đi đầy khó khăn gian khổ hành động ấy cho ta thấy lòng quan tâm đặc biệt là tình yêu dành cho công việc người họa sĩ vẫn thực hiện chuyến đi ấy.

Với một người làm nghề hội họa thì đôi mắt của ông rất thích vẻ đẹp của thiên nhiên vẻ đẹp của con người lao động. Điều đó được thể hiện rõ khi ông đặt chân lên Sa Pa. Ở Sa Pa có rừng thông, đàn bò tràn ngập màu vàng của nắng. Sa Pa hiện ra qua con mắt tinh tường của người họa sĩ thật một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của tạo hóa ban tặng cho con người để rồi khi đến nơi đây mà nó như níu giữ ta ở lại không muốn rời xa.

Nhà văn đã rất khéo léo khi đưa vào trong truyện tình huống bất ngờ nhẹ nhàng rất thú vị ông họa sĩ tình cờ gặp anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn. Qua lời giới thiệu của bác lái xe người cô độc nhất thế gian đã gây ấn tượng cho ông họa sĩ sự tò mò muốn được gặp.

Và rồi khi xuất hiện trước mặt là người thanh niên 27 tuổi vóc dáng nhỏ bé thì người họa sĩ lại xúc động mạnh. Mới có nhìn thấy thôi mà anh giống như người con trai, người thân trong gia đình lâu ngày chưa gặp. Hay trên đường đến nơi anh ở ông đã từng nghĩ “chắc cu cậu chưa kịp quét dọn” nhưng rồi khi vừa bước chân lên trước mặt ông là một ngôi nhà nhỏ bé, sạch sẽ ngăn nắp, trước nhà có một vườn hoa nhiều màu sắc khiến cho ông họa sĩ ngạc nhiên nhưng cũng rất hài lòng. Cuộc trò chuyện trong ba mươi phút nghe những lời anh thanh niên kể, tâm sự thấy những kết quả anh làm khiến ông yêu mến, khâm phục tin tưởng vào thế hệ trẻ xây dựng đất nước nối tiếp thế hệ ông. Cuộc gặp gỡ với người thanh niên trong 30 phút diễn ra nhanh làm ông buồn nhưng chính khoảnh khắc quý giá ấy đã khơi gợi cảm hứng sáng tác trong lòng người họa sĩ để ông vẽ bức chân dung về anh. Chắc hẳn bức vẽ này sẽ rất thành công bởi nó không chỉ thể hiện tài năng của người họa sĩ trong cây bút rạn dày kinh nghiệm mà nó còn gửi gắm tình yêu, tự hào, tin tưởng vào anh thanh niên mặc dù ông mới gặp mặt.
Nhưng rồi khi cầm trên tay cây bút vẽ ông nhận ra “bất lực”của hội họa. Hội họa chỉ vẽ được chân dung của người thanh niên mà không thể nào vẽ được hết những lời nói hành động suy nghĩ cao đẹp. Mặc dù thấy bất lực với cây bút trên tay nhưng người họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ bởi ông biết rằng chính hội họa sẽ làm cho anh trẻ mãi sống mãi với thời gian được mọi người biết đến một con người sống và làm việc lặng lẽ âm thầm một mình trên đỉnh núi Yên Sơn.

Truyện ngắn không chỉ thành công về nội dung mà còn thành công về nghệ thuật. Cốt truyện xoay quanh cuộc trò chuyện giữa ông họa sĩ và anh thanh niên trong ba mươi phút. Tình huống truyện bất ngờ nhẹ nhàng thú vị. Miêu tả nhân vật qua lời nói hành động để bộc lộ tính cách. Lời văn đậm chất thơ. Truyện viết về nhân vật ông họa sĩ có tình yêu dành cho nghề yêu thiên nhiên yêu con người và những suy ngẫm về công việc. Ông họa sĩ đại diện cho người lao động mới làm nghệ thuật đóng góp sự nghiệp chung cho đất nước với tình yêu dành cho công việc. Với nhà văn Nguyễn Thành Long ông có chuyến đi lên Lào Cai thực sự có ý nghĩa ông rất yêu quý, tự hào và tin tưởng vào con người lao động.

Khép lại truyện ngắn người đọc vô cùng ấn tượng với nhân vật ông họa sĩ có tình yêu dành cho công việc. Em rất yêu quý, tự hào về những người làm hội họa và giá trị của nó mang lại cho cuộc sống của mình.
0