Cảm nghĩ, cảm nhận về người lính Tiểu đội xe không kính
Hướng dẫn viết bài văn cảm nghĩ về những người chiến sĩ, người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có dàn ý và bài viết tham khảo Viết về đề tài chiến tranh là một trong những mảnh đất được khai thác phong phú nhằm tái hiện chân thực hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, khốc liệt và ...
Hướng dẫn viết bài văn cảm nghĩ về những người chiến sĩ, người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có dàn ý và bài viết tham khảo Viết về đề tài chiến tranh là một trong những mảnh đất được khai thác phong phú nhằm tái hiện chân thực hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, khốc liệt và vẻ đẹp hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam mang vẻ đẹp của anh bồ đội cụ Hồ. Đó cũng là một trong những biểu hiện cua tình yêu quê hương, đất nước, yêu lí tưởng, tự hào về tinh thần chiến đấu hi sinh gian khó của dan tộc. Nếu Chính Hữu với bài thơ “Đồng Chí” đã cho ta thấy vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật giúp người đọc hình dung được rõ rệt và sâu sắc hơn hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trên tuyến đường mưa bom bão đạn mù mịt. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn cảm nghĩ về những người chiến sĩ trong “bài thơ về tiểu đội xe không kính” nhé. Với đề bài này các bạn cần nêu được hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, gian khổ đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp lạc quan, dí dỏm, sự tinh nghịch yêu đời và trái tim nhiệt huyết, yêu nước của những người chiến sĩ cách mạng. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ. 2.THÂN BÀI: Hoàn cảnh chiến đấu: Khốc liệt, mưa bom bão đạn. Vũ khí, trang thiết bị thô sơ thậm chí hỏng hóc: Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ: Lạc quan, yêu đời. Tinh nghịch, dí dỏm, bất chấp khó khăn gian khổ. Yêu đồng bào, yêu lí tưởng. Đoàn kết, chia sẻ như anh em ruột thịt trong gia đình. Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 3.KẾT BÀI: Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng. Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật. BÀI VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông có giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàn. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ ấy của ông, được sáng tác năm 1969. Đặc biệt để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, mang vẻ đẹp tinh nghịch, lạc quan, yêu đời, yêu dân tộc và một trái tim nhiệt huyết. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, ác liệt mà người chiến sĩ phải ngày ngày trải qua, đối mặt: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Rõ ràng là xe chiến đấu phải được trang bị cẩn trọng, kĩ lượng nhưng những chiếc xe của người lính Trường Sơn lại bị thiệt hại nghiêm trọng, hỏng hóc đến tàn tạ. nhưng cũng chính những chiếc xe ấy đã cho ta thấy được sự ác liệt và sức phá hủy khủng khiếp của chiến tranh, nhưng trên chiếc xe ấy, các chiến sĩ của xe không kính vẫn hiên ngang, ngang tàn thậm chí có chút tinh nghịch, yêu đời. Hai từ “ung dung”, điệp từ “nhìn” được lặp lại 3 lần càng cho thấy được thái độ thản nhiên, bình thản trước khó khăn như một điều tất yếu của người chiến sĩ, thay vào đó họ ung dung, tự tại hòa mình vào hoàn cảnh, vượt lên trên hoàn cảnh, không để khó khăn chế ngự. tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ cho thấy sự chủ động, tự tin, bình tĩnh trong không khí căng thẳng “bom giật, bom rung”. Chỉ có thể là người chiến sĩ với kinh nghiệm chiến đấu đay dặn, từng trải mới có được thái độ, tư thế ấy. Những thử thách tiếp tục ập tới một cách trực tiếp, mạnh mẽ hơn những người chiến sĩ lại lấy chính khó khăn ấy làm niềm lạc quan, tin tưởng, yêu đời và hóm hỉnh đùa nghịch: “Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Không cầy thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi. Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.” Câu thơ vút lên tràn đầy niềm lạc quan, sôi nổi như cái sôi nổi rất mới, rất trẻ của tuổi 20. Những tiếng “ừ thì” vang lên liên tiếp như một sự thách thức, một thái độ cứng cỏi. Dường như những gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ mà lại như một dịp để họ thử sức mình. Vậy là một lần nữa người chiến sĩ trong thơ lại hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, yêu đời và tinh thần lạc quan của tuổi trẻ. Nhưng đó đâu phải là vẻ đẹp duy nhất, trên hành trình dưới mưa bom lửa đạn của tuyến đường Trường Sơn ác liệt thì họ đã coi nhau như anh em ruột thịt, như người nhà, gắn bó với bếp Hoàng Cầm để cùng chia nhau những bát cơm chan chứa yêu thương “chung bát đũa nghĩa là gia đình ấy”. Vâng, những chiếc xe từ trong bom rơi, đã về đây họp thành tiểu đội, gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Những cái bắt tay ấy ta cũng đã gặp trong “Đồng Chí” để sưởi ấm cho nhau trong những đêm đông lạnh gái, còn ở đây cái bắt tay này thể hiện sự đoàn kết, gắn bó , tinh thần lạc quan vượt lên trên những hỏng hóc, đổ nát của chiến tranh. Để rồi càng về cuối, vẻ đẹp của những người chiến sĩ càng thêm rõ nét: “không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Đoàn xe đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù, hăm hở tiến ra phía trước với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”. Vậy là vì tình yêu thương đồng bào, đồng chí đau khổ đã khích lệ người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn, nguy hiểm để luôn bình tĩnh, lạc quan, nắm chắc tay lái nhìn thật đúng hướng để xe khẩn trương tới đích. Và đơn giản, chỉ đơn giản rằng: chỉ cần trong xe có một trái tim. Trong bao nhiêu cái không vô tình ở phía trên bỗng nổi bật lên cái có mãnh liệt của “trái tim” nhiệt thành, gan góc, kiên cường giàu bản lĩnh của người chiến sĩ lái xe. Câu thơ vang lên nhẹ nhàng như lời khẳng định chắc nịch, gan dạ của những trái tim yêu nước cháy bỏng. thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, kết đọng lại ở cái “trái tim” này, trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí sắt đá niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Như thế chiếc xe vận tải ngộ nghĩnh, độc đáo không phải chỉ chạy bằng xăng dầu mà nó còn chạy bằng ý chí sắt đá, bằng quyết tâm cao độ, bằng lí tưởng và vẻ đẹp chói ngời. Phải chăng chính “trái tim” của người chiến sĩ đã cầm lái. Như vậy bằng cách vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và những từ láy biểu cảm, Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, gan dạ, lạc quan, và mang vẻ đẹp hóm hỉnh yêu đời của tuổi trẻ. Những vẻ đẹp của những trái tim yêu nước ấy sẽ mãi là vầng sáng trong suốt chặng đường kháng chiến, trong suốt những trang hoa, tờ hoa về người chiến sĩ cách mạng. Xem thêm: Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 9 ngắn gọn
Hướng dẫn viết bài văn cảm nghĩ về những người chiến sĩ, người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có dàn ý và bài viết tham khảoViết về đề tài chiến tranh là một trong những mảnh đất được khai thác phong phú nhằm tái hiện chân thực hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, khốc liệt và vẻ đẹp hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam mang vẻ đẹp của anh bồ đội cụ Hồ. Đó cũng là một trong những biểu hiện cua tình yêu quê hương, đất nước, yêu lí tưởng, tự hào về tinh thần chiến đấu hi sinh gian khó của dan tộc. Nếu Chính Hữu với bài thơ “Đồng Chí” đã cho ta thấy vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của người chiến sĩ cách mạng thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật giúp người đọc hình dung được rõ rệt và sâu sắc hơn hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trên tuyến đường mưa bom bão đạn mù mịt. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn cảm nghĩ về những người chiến sĩ trong “bài thơ về tiểu đội xe không kính” nhé. Với đề bài này các bạn cần nêu được hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, gian khổ đồng thời làm nổi bật lên vẻ đẹp lạc quan, dí dỏm, sự tinh nghịch yêu đời và trái tim nhiệt huyết, yêu nước của những người chiến sĩ cách mạng. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.
2.THÂN BÀI:
Hoàn cảnh chiến đấu:
Khốc liệt, mưa bom bão đạn.
Vũ khí, trang thiết bị thô sơ thậm chí hỏng hóc:
Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước.
Vẻ đẹp của những người chiến sĩ:
Lạc quan, yêu đời.
Tinh nghịch, dí dỏm, bất chấp khó khăn gian khổ.
Yêu đồng bào, yêu lí tưởng.
Đoàn kết, chia sẻ như anh em ruột thịt trong gia đình.
Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.
Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.
BÀI VĂN NÊU CẢM NGHĨ VỀ NGƯỜI CHIẾN SĨ TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông có giọng điệu hóm hỉnh, ngang tàn. Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ ấy của ông, được sáng tác năm 1969. Đặc biệt để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, mang vẻ đẹp tinh nghịch, lạc quan, yêu đời, yêu dân tộc và một trái tim nhiệt huyết.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu hoàn cảnh chiến đấu khó khăn, ác liệt mà người chiến sĩ phải ngày ngày trải qua, đối mặt:
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”.
Rõ ràng là xe chiến đấu phải được trang bị cẩn trọng, kĩ lượng nhưng những chiếc xe của người lính Trường Sơn lại bị thiệt hại nghiêm trọng, hỏng hóc đến tàn tạ. nhưng cũng chính những chiếc xe ấy đã cho ta thấy được sự ác liệt và sức phá hủy khủng khiếp của chiến tranh, nhưng trên chiếc xe ấy, các chiến sĩ của xe không kính vẫn hiên ngang, ngang tàn thậm chí có chút tinh nghịch, yêu đời. Hai từ “ung dung”, điệp từ “nhìn” được lặp lại 3 lần càng cho thấy được thái độ thản nhiên, bình thản trước khó khăn như một điều tất yếu của người chiến sĩ, thay vào đó họ ung dung, tự tại hòa mình vào hoàn cảnh, vượt lên trên hoàn cảnh, không để khó khăn chế ngự. tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ cho thấy sự chủ động, tự tin, bình tĩnh trong không khí căng thẳng “bom giật, bom rung”. Chỉ có thể là người chiến sĩ với kinh nghiệm chiến đấu đay dặn, từng trải mới có được thái độ, tư thế ấy. Những thử thách tiếp tục ập tới một cách trực tiếp, mạnh mẽ hơn những người chiến sĩ lại lấy chính khó khăn ấy làm niềm lạc quan, tin tưởng, yêu đời và hóm hỉnh đùa nghịch:
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Không cầy thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi.
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.”
Câu thơ vút lên tràn đầy niềm lạc quan, sôi nổi như cái sôi nổi rất mới, rất trẻ của tuổi 20. Những tiếng “ừ thì” vang lên liên tiếp như một sự thách thức, một thái độ cứng cỏi. Dường như những gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ mà lại như một dịp để họ thử sức mình. Vậy là một lần nữa người chiến sĩ trong thơ lại hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, yêu đời và tinh thần lạc quan của tuổi trẻ. Nhưng đó đâu phải là vẻ đẹp duy nhất, trên hành trình dưới mưa bom lửa đạn của tuyến đường Trường Sơn ác liệt thì họ đã coi nhau như anh em ruột thịt, như người nhà, gắn bó với bếp Hoàng Cầm để cùng chia nhau những bát cơm chan chứa yêu thương “chung bát đũa nghĩa là gia đình ấy”. Vâng, những chiếc xe từ trong bom rơi, đã về đây họp thành tiểu đội, gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. Những cái bắt tay ấy ta cũng đã gặp trong “Đồng Chí” để sưởi ấm cho nhau trong những đêm đông lạnh gái, còn ở đây cái bắt tay này thể hiện sự đoàn kết, gắn bó , tinh thần lạc quan vượt lên trên những hỏng hóc, đổ nát của chiến tranh. Để rồi càng về cuối, vẻ đẹp của những người chiến sĩ càng thêm rõ nét:
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Đoàn xe đã chiến thắng bom đạn của kẻ thù, hăm hở tiến ra phía trước với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam”. Vậy là vì tình yêu thương đồng bào, đồng chí đau khổ đã khích lệ người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn, nguy hiểm để luôn bình tĩnh, lạc quan, nắm chắc tay lái nhìn thật đúng hướng để xe khẩn trương tới đích. Và đơn giản, chỉ đơn giản rằng: chỉ cần trong xe có một trái tim. Trong bao nhiêu cái không vô tình ở phía trên bỗng nổi bật lên cái có mãnh liệt của “trái tim” nhiệt thành, gan góc, kiên cường giàu bản lĩnh của người chiến sĩ lái xe. Câu thơ vang lên nhẹ nhàng như lời khẳng định chắc nịch, gan dạ của những trái tim yêu nước cháy bỏng. thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, kết đọng lại ở cái “trái tim” này, trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí sắt đá niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. Như thế chiếc xe vận tải ngộ nghĩnh, độc đáo không phải chỉ chạy bằng xăng dầu mà nó còn chạy bằng ý chí sắt đá, bằng quyết tâm cao độ, bằng lí tưởng và vẻ đẹp chói ngời. Phải chăng chính “trái tim” của người chiến sĩ đã cầm lái.
Như vậy bằng cách vận dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và những từ láy biểu cảm, Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, gan dạ, lạc quan, và mang vẻ đẹp hóm hỉnh yêu đời của tuổi trẻ. Những vẻ đẹp của những trái tim yêu nước ấy sẽ mãi là vầng sáng trong suốt chặng đường kháng chiến, trong suốt những trang hoa, tờ hoa về người chiến sĩ cách mạng.
Xem thêm: