24/05/2017, 13:02

Nghị luận văn học Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nghi luan van hoc Tinh canh le loi cua nguoi chinh phu – Đề bài: Nghị luận văn học Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm. Trong cuộc sống của con người chúng ta thì có rất nhiều tình cảm trong các mối quan hệ. Như ngày xưa trong tam cương ngũ thường ...

Nghi luan van hoc Tinh canh le loi cua nguoi chinh phu – Đề bài: Nghị luận văn học Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm. Trong cuộc sống của con người chúng ta thì có rất nhiều tình cảm trong các mối quan hệ. Như ngày xưa trong tam cương ngũ thường có nói rằng : quân thần nghĩa, phụ tử thân, phu phụ thuận để nhằm nói lên mối quan hệ của chúng ta. Ngày nay ngoài những tình cảm cha con, bà cháu, thầy trò, bạn bè thì ...

– Đề bài: trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm.

Trong cuộc sống của con người chúng ta thì có rất nhiều tình cảm trong các mối quan hệ. Như ngày xưa trong tam cương ngũ thường có nói rằng : quân thần nghĩa, phụ tử thân, phu phụ thuận để nhằm nói lên mối quan hệ của chúng ta. Ngày nay ngoài những tình cảm cha con, bà cháu, thầy trò, bạn bè thì chúng ta không thể nào không nhắc đến tình nghĩa vợ chồng. Có chồng bên cạnh thì hạnh phúc và làm được nhiều chuyện. Có câu “ Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” thế nhưng có những hoàn cảnh không có chồng bên cạnh người phụ nữ như mất đi chỗ dựa duy nhất và rơi vào hoàn cảnh lẻ loi cô đơn. Tất cả những nỗi nhớ sự cô đơn ấy được thể hiện rõ trong tác phẩm tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm.

Bài thơ được trích trong Chinh Phụ âm khúc của Đặng Trần Côn sáng tác và Đoàn Thị Điểm dịch. đoạn trích này nói về tâm trạng lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi chiến trận nơi xa mà không có bất cứ tin tức nào khiến lòng người phụ nữ đau đớn không yên.

nghi luan van hoc tinh canh le loi cua nguoi chinh phu

Bốn câu thơ đầu gợi lên những hình ảnh vô cùng lẻ loi đơn chiếc của người con gái ấy. Sau khi tiên chồng đi thì nàng quay về với những nỗi buồn cô đơn và những hành động quen thuộc cứ diễn ra:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”

Ngày cũng như đêm xong công việc thì người phụ nữ lại thẫn thờ dạo bước chân trên những hiên vắng. Tác giả miêu tả hình ảnh gieo từng bước như thể hiện sự pho mặc thân thể người phụ nữ trên đôi chân của mình. Bước chân ấy không chậm rãi một cách thanh thản mà bước chân thẫn thờ không thiết tha gì những hình ảnh xung quanh tâm trí luôn hướng về người chồng nơi chiến trận xa xôi kia. Ngồi trong rèm thưa mà thấy lòng nao núng. Nàng buồn vì đến con chim thước cũng không có ở đây để gửi những tin cho chồng mình, hay cũng có thể là con chim thước nào mang đến những tin tức của chồng. Tuy nhiên không có gì cả, trong rèm thưa ấy cây đèn một vật vô tri vô giác nhưng nàng vẫn hỏi đèn có biết tin tức gì. Không phải không biết đèn vô tri vô giác mà là vì chinh sự cô đơn trong đêm khiến cho nàng hỏi bâng quơ như thế.

Thế rồi nàng chợt nhận ra sự phũ phàng của thực tại và sự vô tri vô giác của ngọn đèn mà cảm thấy lòng mình không lúc nào yên:

“đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng lên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Có thể thấy rằng khi nhận ra sự phụ phàng của thực tại người phụ nữ ấy biết rằng đèn không hề hay biết điều gì mà dẫu có biết thì cũng không thể nào nói được. Chẳng có bất cứ ai chia sẻ chỉ có bản thân chinh phụ buồn bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói không nên lời, trong bóng đêm ấy chỉ có hoa đèn và hình người chinh phụ in trên vách tường nhà ủ rũ buồn rầu mà thôi.

Những cảnh vật lại hiện lên thật sự đau buồn mang đầy nỗi buồn của người chinh phụ ấy:

“gà eo oc gáy sương năm trống
hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
khắc giờ đằng đẵng như niên
mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
hương gượng soi lệ lại châu chan
sắt cầm gượng gảy ngón đàn
dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”

chính vì nỗi buồn thương ấy mà người con gái ấy không sao ngủ được, tiếng gà kêu eo óc nghe thật ảm đạm buồn biết bao. Cây hòe cũng rủ bóng bốn bên nó không còn rực rỡ mà nó tàn lụi ủ rũ.  Đối với người con gái ấy thì thời gian từng khắc trôi qua chẳng khác nào là thiên niên kỉ. Và mối sầu ấy dài dằng dặc như miền biển xa xôi ngàn lớp sóng. Chính bởi sự cô đơn lẻ loi ấy khiến cho cảnh vật hiện lên cũng thật là lẻ loi, ủ rũ dường như nó cũng mang một tâm trạng. Còn người thiếu nữ ấy thì không buồn cả chăm sóc cho nhan sắc của mình. đến gương nàng cũng không muốn soi nữa, chỉ là gượng gạo mà thôi khi ấy những giọt lệ như rơi xuống như những hạt châu báu. Rồi nàng lại gượng gảy cây đàn nhưng cây đàn cũng đứt phím loan ngại ngùng mất rồi. Nó như thể hiện sự chia rẽ, cách trở.

Tiếp đến những câu thơ cuối đoạn thì ta thấy rằng tất cả những nỗi buồn thương ấy lại trở thành những nỗi nhớ thương sầu muộn:

“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nối nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”

Đó chính là nỗi sầu muộn của người thiếu nữ, muốn mượn ngọn gió đông kia để mang những tâm tình và nỗi nhớ kia đến người chồng của mình. và thật sự thì đó chính là tâm lòng vàng son của người vợ dành cho người chồng của mình. Nỗi nhớ ấy được gửi đến những miền non xa nơi biên cương cửa ải đầy những khó khăn và nguy hiểm. Nỗi nhớ ấy thăm thẳm sau đó là nỗi đau đáu, cuối cùng bật lên tiếng khóc thì thầm trong đêm.

Qua đây một lần nữa ta lại thấy hình ảnh người phụ nữ vò võ dõi theo người chồng nơi chiến trận của mình. Đó là một người phụ nữ hết mực yêu thương chồng, một người phụ nữ chấp nhận sống cảnh lẻ loi một mình mà vẫn chung thủy vẫn giữ tấm lòng son sắt như ngàn vàng.

0