18/06/2018, 12:09

Nghệ Sĩ Lệ Thủy

Lệ Thủy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948 tên là Dương Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thủy ) trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện 1948 tên là Dương Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thủy ) trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh ...

 

Lệ Thủy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948 tên là Dương Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thủy) trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện 1948 tên là Dương Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thủy) trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau đó cả nhà đã lên Sài Gòn để mưu sinh. Năm Lệ Thủy lên 10 tuổi, anh Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe cô bé ca vọng cổ. Anh mời Lệ Thủy tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Sau đó chị được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó các em của chị liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ phía.

Không có khai sinh nên Lệ Thủy không được tiếp tục đến trường, chị nghĩ đến việc phải làm gì đó để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (ở TP. Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má. Với bài ca cổ "Cô gái bán đèn hoa giấy", Lệ Thủy bắt đầu vào nghề, thoạt tiên qua việc ngâm thơ hậu trường, đóng những vai kép con trên sân khấu...

13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng

14 tuổi, Lệ Thủy đóng các vai đào nhì

Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi. Ông đã viết nhiều kịch bản đưa chị vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính.

Sau những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở "Bẽ bàng duyên mới" của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.

Năm 1964, Lệ Thủy được trao giải Thanh Tâm, là nữ nghệ sĩ trẻ nhất đoạt giải này sau 10 lần tổ chức.

Từ 1975 trở đi, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh, Nhà hát Trần Hữu Trang.

Năm 1993, Lệ Thủy vinh dự được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.

Lệ Thủy lập gia đình và sống hạnh phúc với người chồng biết thông cảm, san sẻ những vui buồn trong nghề hát. Ba người con của chị đều ăn học đến nơi, đến chốn. Trong đó có Đình Trí đã nối nghiệp mẹ làm ca sĩ. Những năm gần đây, sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Lệ Thủy và nghệ sĩ Minh Vương đã thành lập chương trình Những dấu ấn không phai tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Hơn 65 nghệ sĩ, tác giả, đạo diễn, nhạc công, họa sĩ, biên tập... đã tham gia chương trình. Điều ghi nhận đầu tiên là chương trình Những dấu ấn không phai đã làm vinh quang tên tuổi của những nghệ sĩ thuộc thế hệ tài danh.

Gần 61 tuổi đời, 47 tuổi nghề, NSƯT Lệ Thủy vẫn còn tạo được sức hút kỳ lạ đối với khán giả cải lương. Vua vọng cổ Viễn Châu lý giải: “Lệ Thủy có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn trước đây phong tặng là giọng ca chuông ngân”.

Những bài vọng cổ Lệ Thủy trình bày gồm: Cô hàng chè tươi,Chúc Anh Đài, Hoa Mộc Lan, Cha Về Cõi Phật, Hương Cau Quê Ngoại, Nấu bánh đêm xuân, v.v...

Các vai diễn: Cây sầu riêng trổ bông, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa...

0