Nghề nghiệp của Zhao Yan
Zhao Yan là sinh viên trong lớp của tôi, đã tốt nghiệp vài năm trước; chúng tôi đã không có liên hệ mãi cho tới tuần trước khi anh ấy tới gặp tôi. Sau khi nói chuyện bình thường, tôi đề nghị anh ấy chia sẻ kinh nghiệm của anh ấy cho sinh viên của lớp tôi. Sau đây là câu chuyện của anh ấy: ...
Zhao Yan là sinh viên trong lớp của tôi, đã tốt nghiệp vài năm trước; chúng tôi đã không có liên hệ mãi cho tới tuần trước khi anh ấy tới gặp tôi. Sau khi nói chuyện bình thường, tôi đề nghị anh ấy chia sẻ kinh nghiệm của anh ấy cho sinh viên của lớp tôi. Sau đây là câu chuyện của anh ấy:
“Tôi tốt nghiệp bẩy năm trước và đã làm việc tại Microsoft. Nó đã là nghề nghiệp lớn mà tôi thậm chí không mơ được tới, và tôi chắc sẽ không bao giờ trở thành người là tôi hôm nay nếu không có bản kế hoạch nghề nghiệp. Chỉ trong bẩy năm, tôi đã được đề bạt hai lần và đã tiến tới làm người quản lí sản phẩm cấp cao khi những người khác chắc phải mất ít nhất mười hay mười lăm năm để tới vị trí đó.
Tôi vẫn nhớ lớp đầu tiên của tôi tại Carnegie Mellon khi chúng tôi được giáo sư Vũ yêu cầu phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp. Tôi nghĩ bụng: “Tại sao chúng tôi cần phải vội vàng thế? Chúng tôi vẫn còn có ít nhất bốn năm nữa để nghĩ về điều chúng tôi muốn làm.” Tôi đã viết ra vài đoạn và thậm chí không nghĩ về nó. Trong thảo luận trên lớp, giáo sư Vũ nói: “Zhao Yan, em đã viết rằng em muốn là người phát triển phần mềm. Đó có phải là mọi điều em muốn không?” Tôi ngạc nhiên, cho nên tôi nói: “Sao không, em thích viết mã mà.” Giáo sư Vũ nhấn mạnh: “Cho phần còn lại của đời em sao? Đó có phải là nghề nghiệp mà em muốn không? Em có hứng khởi về cái gì đó khác không?” Đến lúc đó cả lớp đều cười. Tôi bối rối, cho nên tôi cãi: “Vâng, đó là điều em muốn.” Giáo sư Vũ nói: “Em tới gặp thầy sau giờ lên lớp, đây không phải là bản kế hoạch nghề nghiệp chấp nhận được.”
Ở trường trung học, học sinh chỉ tới phòng làm việc của thầy khi họ gặp rắc rối cho nên tôi nghĩ rằng tôi chắc sẽ bị phạt vì thái độ xấu của tôi. Tuy nhiên, khi tôi tới văn phòng của thầy, thầy không giận mà giải thích cho tôi về bản kế hoạch nghề nghiệp. Thầy nói: “Zhao Yan, lập kế hoạch nghề nghiệp là về phát triển bản đồ giúp cho em quản lí việc học của em, để cho em biết em cần gì. Nó chỉ ra cho em phải học môn học nào và em phải phát triển kĩ năng nào. Em là thuyền trưởng của con tàu riêng của em, và em không thể đi trên đại dương mà không có bản đồ. Ngay cả khi em tốt nghiệp và bắt đầu thám hiểm nghề nghiệp của em, bản kế hoạch nghề nghiệp chỉ cho em kĩ năng nào em phải phát triển để đảm bảo rằng công việc của em khớp với mối quan tâm cá nhân của em. Bằng việc đi theo bản kế hoạch, em sẽ học những điều mới để quản lí thay đổi trong cuộc đời em và trong suốt nghề nghiệp của em.”
Tôi bối rối, cho nên tôi xin lỗi về hành vi không tốt của mình, nhưng thầy bảo tôi: “Thôi được, chúng ta cùng làm việc về bản kế hoạch nghề nghiệp. Em phải nghĩ về em đang ở đâu bây giờ, em muốn tới đâu, và làm sao em sẽ đi tới đó. Em muốn cái gì trong nghề nghiệp? Em thích làm cái gì? Điểm mạnh và điểm yếu của em là gì? Là sinh viên Khoa học máy tính, em cần thám hiểm nhiều con đường nghề nghiệp để nhận diện nơi em muốn đi tới trong ba năm, năm băm, bẩy năm, và mười năm. Bằng việc thám hiểm mọi vị trí mà em quan tâm, em có thể thấy kĩ năng nào và phẩm chất nào là được cần và lập kế hoạch cho tương lai của bạn. Bằng việc có bản kế hoạch, em có thể chọn các môn học thích hợp để cải tiến kĩ năng của em, để cho em sẵn sàng đi làm việc. Đây là điều giáo dục đại học là gì; nó cho em cơ hội để làm quyết định về cuộc đời của em. Em không thể tới trường một cách ngẫu nhiên kiểu như thả vào trong thác đổ và chảy xuôi theo bất kì chỗ nào nó đưa em tới. Là sinh viên đại học, em phải lập kế hoạch nghề nghiệp và kế hoạch cuộc đời em từ bây giờ khi em vẫn còn có thời gian để làm quyết định đúng.”
Tôi dành ngày nghỉ cuối tuần để phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp rồi tới gặp thầy. Thầy cẩn thận đọc nó và cho tôi vài lời khuyên, đến đầu tuần, tôi đã có bản kế hoạch nghề nghiệp chi tiết. Dựa trên điều đó, tôi đã chọn các môn học thích hợp mà tôi cần, làm mạnh thêm cho kĩ năng của tôi cho nên đến lúc tôi tốt nghiệp, tôi không có vấn đề gì về có việc làm tại Microsoft. Việc làm đầu tiên của tôi là người phát triển phần mềm như nhiều người tốt nghiệp khác, nhưng với bản kế hoạch nghề nghiệp tại chỗ, tôi hội tụ vào phát triển kĩ năng quản lí dự án của mình. Trong ba năm, tôi đã được đề bạt lên làm người quản lí dự án cho một tổ mười hai người. Vì tôi có nền tảng kĩ thuật mạnh, dự án của tôi được hoàn thành đúng thời gian và trong ngân sách. Tôi có cơ hội quản lí dự án khác có hai mươi nhăm người. Tôi đã thành công rồi tiếp tục sang dự án khác quan trọng hơn với năm mươi người. Dựa trên bản kế hoạch nghề nghiệp, tôi biết điều tôi cần để đạt tới mục đích nghề nghiệp của tôi. Vào lúc đó, các kĩ năng kĩ thuật không còn là mấu chốt nữa, nhưng kĩ năng mềm trở thành bản chất. Tôi đã nhìn vào bản kế hoạch nghề nghiệp của tôi chỗ giáo sư Vũ viết: “Tự hỏi mình, hành động nào có thể giúp cho em đạt tới mục đích tiếp của em? Đào tạo nào khác em cần và ai có thể hỗ trợ cho em đi tới đó.” Dựa trên lời khuyên của thầy, tôi nói với người quản lí cấp cao của tôi rằng tôi muốn học thêm từ kinh nghiệm của anh ấy vì anh ấy có trên hai mươi năm làm việc và anh ấy có thể dạy cho tôi nhiều điều. Với ngạc nhiên của tôi, anh ấy đồng ý làm thầy kèm cho tôi và để tôi làm việc gần anh ấy. Bằng việc học từ ai đó như anh ấy, điều đó giúp cho tôi đạt tới mục đích tiếp của tôi là trở thành người quản lí sản phẩm nơi tôi quản lí một tổ để hỗ trợ cho sản phẩm có tên là Hololens.
HoloLens là máy tính toàn ảnh được xây dựng trong tai nghe cho bạn thấy, nghe và tương tác với ảnh ba chiều bên trong môi trường như phòng khách hay không gian văn phòng trong kinh nghiệm toàn ảnh tương tác, ba chiều. Công nghệ này sẽ làm thay đổi nhiều thứ, vì Microsoft đang xây dựng toàn thể tương lai trong công nghệ này. Tôi sung sướng được là một phần của tổ này và nhìn lại, tôi có thể nói rằng không có bản kế hoạch nghề nghiệp, tôi chắc sẽ không bao giờ đạt tới mục đích này trong thời gian ngắn thế. Tại Microsoft, tôi đã làm bạn với nhiều người và đã bị thách thức theo cách tôi thậm chí không thể nghĩ được nhưng vì có “bản lộ trình” chi tiết tôi đã tìm ra đam mê của tôi là kĩ sư phần mềm chuyên nghiệp.
Khi tôi còn trẻ, tôi đã coi việc có được bằng đại học, và việc làm trả lương tốt là thành công. Bây giờ tôi đo nó bằng sự kính trọng mà người khác có với tôi, kĩ năng của tôi có giá trị thế nào, những điểm mạnh của mối quan hệ cá nhân của tôi với người khác, và tôi thích thú đến đâu với việc làm việc như người chuyên nghiệp. Khi tôi suy nghĩ về nghề nghiệp của mình, tôi muốn ca ngợi giáo sư Vũ và những thầy khác đã giúp tôi làm cho điều đó xảy ra. Khi thầy đề nghị tôi chia sẻ kinh nghiệm với các bạn, tôi sẽ nói: “Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn với tất cả trái tim và trí não của bạn vì bạn không thể đi vào đại dương mà không có bản đồ. Tất cả các bạn đều là thuyền trưởng con tàu của bạn, và bạn cần có bản kế hoạch nghề nghiệp chi tiết, để cho bạn biết bạn cần học gì và làm gì với cuộc đời của bạn. Đừng đợi cho tới khi bạn tốt nghiệp mà làm điều đó sớm nhất có thể được đi vì bạn vào đại học để lập kế hoạch cho tương lai của bạn và chính bạn là người chịu trách nhiệm cho tương lai của bạn.”
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University