Những điều "hoang đường" nhưng người ở thời kỳ Phục Hưng vẫn luôn tin là đúng
Có vẻ khi khoa học chưa phát triển, kiến thức vẫn còn hạn chế, con người thời kỳ Phục Hưng chủ yếu sống bằng… niềm tin! Trong thời đại nay, nhờ có Google mà chúng ta có thể tìm hiểu mọi kiến thức chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản. Tuy nhiên, những người sống trong những giai đoạn lịch ...
Có vẻ khi khoa học chưa phát triển, kiến thức vẫn còn hạn chế, con người thời kỳ Phục Hưng chủ yếu sống bằng… niềm tin!
Trong thời đại nay, nhờ có Google mà chúng ta có thể tìm hiểu mọi kiến thức chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản. Tuy nhiên, những người sống trong những giai đoạn lịch sử trước lại không hề có được sự tiện lợi như vậy, nên họ đã luôn tin tưởng và truyền bá một số ý tưởng thực sự kỳ quái.
Đặc biệt, những niềm tin kỳ lạ này đặc biệt xuất hiện nhiều trong khoảng thời gian đánh dấu sự kết thúc của Đế chế La Mã và sự khởi đầu của thời kỳ Phục Hưng. Bạn sẽ cảm thấy phải bất ngờ khi biết đến những cách chữa bệnh chết người, cho đến những luật lệ vô lý của thời đại này.
1. Xét xử động vật
Thực thi công lý ở thời kỳ này không có sự ưu tiên phân biệt giữa con người và động vật. Điều đó có nghĩa là động vật cũng phải hầu tòa, định tội, xét xử như một con người.
Vào thời Trung cổ, lợn cũng phải hầu tòa… như người!
Vào năm 1266, một chú lợn đã phải hầu tòa và bị kết án thiêu sống vì được cho là thủ phạm của một vụ giết người.
2. Cách phân loài động vật khác thường
Các nhà khoa học của thời này có cách nhìn động vật khác một chút so với chúng ta hiện nay.
Ong trong thời kỳ này được coi là một loài chim.
Với họ, ong không được coi là côn trùng mà là một loài chim nhỏ. Trong khi đó, hải ly được cho là cá chỉ bởi vì chúng biết bơi.
3. Động vật là thuốc chữa bệnh
Nhiều người ở thời đại này tin rằng một con cú có thể điều trị bệnh gout. Bạn chỉ cần bắt nó, giết rồi nhổ lông, đốt thành tro rồi trộn với mỡ lợn là đã có thuốc trị bệnh gout.
Khi chưa có thuốc chữa bệnh hiệu quả, người ta có thể dùng bất kỳ thứ gì làm thuốc.
4. Phương pháp chữa bệnh bằng gà
Bệnh dịch hạch từng là nỗi ám ảnh khủng khiếp của thời Trung cổ. đã lây lan rộng rãi và cướp đi gần 50% dân số lục địa già.
Các chuyên gia y tế thời kỳ này không biết làm cách nào để điều trị bệnh, và họ bắt đầu nghĩ ra một số phương pháp chữa trị nghe vô cùng điên rồ.
Người thời Phục Hưng chữa "cái chết đen" bằng cách chà những cá thể gà lên vết loét dịch hạch.
Một trong những cách điều trị đó là chà những cá thể gà lên vết loét dịch hạch. Và tất nhiên cách làm này không hề có tác dụng gì.
Đục hộp sọ cũng là một cách chữa bệnh ở thời kỳ này. Việc khoan một lỗ trên sọ được cho là có tác dụng giải thoát một con người khỏi các linh hồn ma quỷ, loại trừ những nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Khoan một lỗ trên sọ được cho là có tác dụng giải thoát một con người khỏi các linh hồn ma quỷ.
Người ta còn tin rằng việc này giúp thông các mạch máu bị tắc và chữa được bệnh đau đầu nặng, động kinh, co giật.
6. Cái chạm tay của Hoàng gia
Một số người thời Trung cổ tin rằng Hoàng gia có thể chữa được mọi bệnh tật muộn phiền của dân chúng chỉ với một cái chạm tay.
Dù không có tác dụng nhưng dẫu sao cách này vẫn tốt hơn là uống thủy ngân.
Có thể đây chỉ là một tin đồn bắt nguồn từ chính Hoàng gia. Dù không có tác dụng nhưng dẫu sao cách này vẫn tốt hơn là uống thủy ngân.
7. Niềm tin vào những sinh vật kỳ lạ
Ở thời đại này con người thực sự sợ hãi những sinh vật kỳ lạ. Có thể kể đến những giai thoại về Cynocephalus, con quái vật có đầu chó thân người hay Blemmye - quái vật không đầu.
Cynocephalus - con quái vật có đầu chó thân người.
Người La Mã thì thực sự tin vào sự tồn tại của một con quái vật có đầu người, thân sư tử và đuôi bọ cạp.
8. Quỷ trú ngụ trong
Ngày nay, cải Brussels là món ăn bình thường và quen thuộc với chúng ta. Nhưng ở trong thời kỳ này, không một ai ăn món rau này và đều tránh chúng như tránh tà.
Tất cả đều được bắt nguồn từ niềm tin rằng có loài quỷ trú ngụ trong những búp rau nhỏ bé này.