Nghệ An - Lễ cúng cơm mới của người Thái
Từ xa xưa tổ tiên người Thái tin rằng, để có một vụ mùa bội thu, thì sự phù hộ của đất trời là rất cơ bản. Vì vậy, để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất, sau mỗi vụ thu hoạch các gia đình đều phải làm Lễ cúng cơm Cũng như cộng đồng tộc người Thái Tây Bắc, người Thái ở Con ...
Từ xa xưa tổ tiên người Thái tin rằng, để có một vụ mùa bội thu, thì sự phù hộ của đất trời là rất cơ bản. Vì vậy, để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất, sau mỗi vụ thu hoạch các gia đình đều phải làm Lễ cúng cơm
Cũng như cộng đồng tộc người Thái Tây Bắc, người Thái ở Con Cuông, một huyện miền núi ở phía Tây nam của tỉnh Nghệ An, cũng có những nét văn hoá tín ngưỡng rất phong phú, trong đó có Lễ cúng cơm mới thể hiện tính tín ngưỡng rất sâu sắc. Bởi từ xa xưa tổ tiên người Thái tin rằng, để có một vụ mùa bội thu, thì sự phù hộ của đất trời là rất cơ bản. Để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất, sau mỗi vụ thu hoạch các gia đình đều phải làm Lễ cúng cơm. Người Thái rất coi trọng Lễ này cho nên họ thường nhờ các bậc cao niên, người có uy tín và am hiểu tục lệ xem ngày tốt để làm lễ. Trong lễ cúng, chủ hộ có thể tự cúng hoặc mời ông mo có tiếng trong bản đến giúp gia đình.
Mâm cúng gồm có: Xôi (được đồ bằng những hạt gạo thơm ngon đầu mùa), thịt gà, rượu, 1 bát nước lã, 5 miếng trầu (đã têm sẵn). Trong bài cúng có đoạn:
"… Cà chì chặp mà poong hu nọi/ Nghe lời con tháu tai trái
Cà chì chọi mà poong hu khoa/ Nghe lời con mời tháu tai phải
Poong hu nọi lắm hườn phằng mà/ Tháu tai trái các linh hồn nghe cho rõ
Poong hu khoa lắm hườn phằng moóng/ Tháu tai phải cho tỏ tường…"
"… Khắn kháu lẹo lúc hai/ Có cỗ cơm con mời
Khắn ngài lẹo lúc boc/ Có mâm cơm đầy con gọi
Căng mời au lắm hườn du cay xặt mà khớ/ Các linh hồn ngồi xa xích lại
Tớ tăm xặt mà ha, xặt mà phươn ngài/ Ngồi rải rác dịch sang
Hai ta xơ phươn kháu/ Hướng mặt vào mâm cỗ
Xặt kháu phương khán pàn nhà du/ Ngồi gần vào mâm cơm
Xặt kháu thuối kháu thu nhà sàu/ Cầm lấy bát lấy đũa đã bày
Thuối nặm đi khuôm pác, thuối nặm nọi hớ khác xưa lài/ Mời các linh hồn rửa tay súc miệng
Kêp au cộc thu xuôi mà teng cằm chài/ Cầm đôi đũa mộc gắp thịt gà
Pai thu đi mà teng cằm khip/ cầm đôi đũa ngà gắp thịt cỗ
Mừ xải pắn kháu nà/ Tay trái vắt xôi thơm
Mừ khoa mà teng bai thu khip/ Tay phải gắp thức ăn
Khíp táng cuông khip oc/ Gắp từ trong gắp ra
Khip tàng nóc khip mà/ Gắp từ ngoài gắp vào
Kin te cằm kháu mơ hiêng bì/ ăn miếng xôi đầu mùa
Kin te cằm kháu mơ hiêng un/ Ăn miếng cơm đầu vụ…”
Song song với sự tồn tại của các Lễ hội truyền thống khác, Lễ cúng cơm mới của đồng bào Thái nói chung và ở huyện Con Cuông nói riêng, cũng cần được tôn trọng, giữ gìn bởi nó vừa phản ánh đời sống tâm linh của người Thái, một biểu hiện văn hóa truyền thống, cũng vừa là dịp để đồng bào Thái ăn mừng sau mỗi vụ mùa bội thu.