Neutrino
(phát âm: nơ-tri-nô) là hạt sơ cấp thuộc nhóm các hạt lepton, bền, không mang điện tích, khối lượng nghỉ bằng không hay rất nhỏ (các thí nghiệm mới đang chứng tỏ neutrino có khối lượng), với moment từ bằng không. Giống như những hạt lepton khác, neutrino ...
(phát âm: nơ-tri-nô) là hạt sơ cấp thuộc nhóm các hạt lepton, bền, không mang điện tích, khối lượng nghỉ bằng không hay rất nhỏ (các thí nghiệm mới đang chứng tỏ neutrino có khối lượng), với moment từ bằng không. Giống như những hạt lepton khác, neutrino có spin bán nguyên (cụ thể bằng ½) nên thuộc vào nhóm fermion. Do có khối lượng nghỉ rất gần với không, neutrino luôn chuyển động với tốc độ rất gần với tốc độ ánh sáng.
Có ba loại neutrino sau:
- electron νe, xuất hiện cùng lúc với positron trong phân rã beta β dương tính của neutron.
- muon νμ, xuất hiện trong phân rã pi π của hạt meson.
- tau ντ

Trong các loại neutrino, chỉ có neutrino điện tử mang giá trị thực tiễn trong thiên văn học do khả năng tương tác rất nhỏ của chúng, nói khác đi là nhờ khả năng xuyên thấu rất lớn của nó. Ví dụ: chiều dài quĩ đạo chuyển động tự do của một hạt neutrino, mang năng lượng 1 MeV, trong kim loại chì là 1018m, ứng với 100 năm ánh sáng. Với khả năng này, neutrino trong vũ trụ dễ dàng xuyên qua các phản ứng hạch nhân trong các sao và mang đi một phần năng lượng đáng kể của sao (thiên văn học neutrino).
Do tính tương tác yếu nên các neutrino rất khó nắm bắt được, và chúng được giả định là một thành phần của vật chất tối trong vũ trụ.

Thiết bị bắt giữ
Chế tạo các kính thiên văn neutrino giúp chúng ta khám phà phần lỏi của mặt trời.