04/06/2017, 23:29
Nêu ý nghĩa của tiêu đề “tức nước vỡ bờ”
“Tức nước” thì tất yếu dẫn đến “vỡ bờ”, đó là quy luật, cũng giống như việc “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động. Khi sự đau khổ bị đẩy tới mức cùng ...
“Tức nước” thì tất yếu dẫn đến “vỡ bờ”, đó là quy luật, cũng giống như việc “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động.
Khi sự đau khổ bị đẩy tới mức cùng cực, khi sự áp bức, đè nén trở nên thậm tệ và không chịu đựng được nữa thì tất yếu con người sẽ vùng dậy đấu tranh cũng như khi thê nước đã dồn tụ lại thì vỡ bờ là tất yếu. Chính điều đó tạo nên sự thay đổi của xã hội, của cuộc sống con người. Hành động của chị Dậu tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát nhưng nó biểu thị phẩm chất đẹp đẽ và sức mạnh to lớn của người phụ nữ Việt Nam và một khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, sức mạnh đó sẽ tạo nên những chiến thắng phi thường để mở ra một chế độ mới, chế độ ở đó người lao động được làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. Ngô Tất Tố đã chỉ cho mọi người thấy được sức mạnh và cội nguồn của sức mạnh tiềm ẩn đó trong mỗi người dân Việt Nam.
Tác phẩm Tắt đền nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng cho thấy sức mạnh quật cường tiềm ẩn trong mỗi người dân đất Việt. Tác phẩm chỉ cho những con người đang trong cảnh bị áp bức bần cùng thấy được sức mạnh trong bản thân họ. Từ việc chỉ ra quy luật vận động của xã hội là “tức nước vỡ bờ”, tác phẩm thực hiện một trọng trách quan trọng mà chính bản thân tác giả cũng không ngờ tới là “xui người nông dân nổi loạn” như cách nói của Nguyễn Tuân.
Tác phẩm Tắt đền nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng cho thấy sức mạnh quật cường tiềm ẩn trong mỗi người dân đất Việt. Tác phẩm chỉ cho những con người đang trong cảnh bị áp bức bần cùng thấy được sức mạnh trong bản thân họ. Từ việc chỉ ra quy luật vận động của xã hội là “tức nước vỡ bờ”, tác phẩm thực hiện một trọng trách quan trọng mà chính bản thân tác giả cũng không ngờ tới là “xui người nông dân nổi loạn” như cách nói của Nguyễn Tuân.