Nếu không muốn đầu độc cả nhà, đừng bỏ qua các công đoạn sau khi chế biến thức ăn
Chất độc có thể sinh ra hoặc theo các công đoạn sơ chế để vào món ăn của mẹ. Vì thế, trước khi chế biến, mẹ đừng bỏ qua những công đoạn bắt buộc này nhé! Thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày có thể trở thành chất độc nếu được sơ chế và chế biến không đúng cách, mất vệ sinh. Đây là những quy ...
Chất độc có thể sinh
ra hoặc theo các công đoạn sơ chế để vào món ăn của mẹ. Vì thế, trước khi chế
biến, mẹ đừng bỏ qua những công đoạn bắt buộc này nhé!
Thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày có thể trở thành chất độc nếu được sơ chế và chế biến không đúng cách, mất vệ sinh. Đây là những quy tắc giúp bảo vệ gia đình khỏi những tác hại nghiêm trọng do thực phẩm bẩn gây ra.
1. Khi nướng thịt không căn cứ vào màu sắc
Chúng ta không đủ trình độ và kinh nghiệm như những đầu bếp
chuyên nghiệp để chỉ dựa vào màu sắc và kết cấu của miếng thịt nướng để biết được
nó đã đủ chín hay chưa. Thực chất, quy cách đóng gói thịt sẽ ảnh hưởng lớn đến
màu sắc của miếng thịt sau khi chế biến. Cụ thể, chúng có thể chuyển màu nâu
chín nhanh hơn so với độ chín thực sự.
2. Ướp thịt với chanh hoặc giấm
Nhỏ vài giọt chanh hoặc giấm vào miếng thịt trong quá trình
ướp sẽ giúp món ăn của bạn an toàn hơn khi chế biến. Sở dĩ như vậy là vì axit
trong chanh và giấm có thể làm chậm quá trình sinh sôi của vi khuẩn trên thịt.
Ngoài ra, đừng quên cho thịt đã ướp vào tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn phát triển.
Với thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt, chỉ nên ướp trong vài tiếng hoặc tối đa
2 ngày. Nhưng với thịt bò, thịt heo, thịt cừu, có thể tăng thời gian ướp lên tối
đa 5 ngày.
3. Kiểm soát khu vực an toàn
Vi khuẩn dễ sinh sôi nhất trong môi trường nhiệt độ từ 45 - 60 độ C. Do đó, khi để thực phẩm tươi sống hoặc ướp trong vùng nhiệt độ này hãy hết sức cẩn thận. Bên cạnh đó, chỉ trong hơn 2 tiếng đủ để vi khuẩn sinh sôi, vì thế nên hạn chế nấu quá nhiều thức ăn để thừa mứa. Nếu muốn bảo quản thực phẩm tốt, sau khi mua về, nên bỏ tủ lạnh ngay hoặc chế biến trước 2 tiếng. Nếu để thực phẩm trong cốp xe càng phải chú ý nhiều hơn đến nhiệt độ bảo quản.
4. Rửa sạch rau dưới vòi nước chảy
Rau xanh được cắt
gốc và xử lý đại trà là những nguy cơ tiềm ẩn nhất với việc lây nhiễm vi khuẩn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn hãy rửa sạch từng lá rau (với rau có bẹ lớn) dưới
vòi nước để loại bỏ nước đọng lại trên rau sau khi cắt và vận chuyển. Nếu không
dùng hết, nên giữ rau trong tủ lạnh và không nên trữ quá 1 tuần.
5. Rã đông thực phẩm an toàn
Khi rã đông thực phẩm bằng nước nóng hoặc để tan tự do trong nhiệt độ phòng, chúng sẽ trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu muốn rã đông, hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng hoặc ngâm với nước muối. Nhưng khi dùng nước lạnh để ngâm, bạn cũng nên thay nước khoảng 2-3 giờ mỗi lần cho gói thực phẩm 1,3 đến 1,8kg nhé! Sau cùng, đừng quên nguyên tắc, chỉ cần thực phẩm đông được để ra ngoài hoặc làm nóng đến hơn 4 độ C thì vi khuẩn có thể đã bắt đầu nhân lên.
6. Rửa đĩa và dụng cụ làm bếp thường xuyên
Nguyên tắc trong nhà bếp là không để thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Ngay cả với những chén, bát, đĩa… đã sử dụng để thực phẩm sống cũng không bao giờ dùng ngay cho các thực phẩm đã qua chế biến dù trông chúng vẫn còn sạch. Vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt rất nhanh vì thế theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên dùng khăn giấy để lau sạch tất cả nếu không muốn cả nhà bị ngộ độc.
7. Kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm trước khi mua
Dù là hàng đông lạnh hay các loại thực phẩm trong chai, lọ đều
phải được kiểm tra bao bì cẩn thận trước khi mua. Các vấn đề cần kiểm tra bao gồm:
độ biến dạng của hộp (vết nứt, vết hở, vết lõm…), hạn sử dụng, màu sắc,… Nếu thấy
nghi ngờ không nên dùng vì có thể hàng hóa đóng gói đã bị hỏng hoặc hết hạn sử
dụng an toàn.
Yeutre.vn (Tổng hợp)