04/06/2017, 08:48
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chú bé Xi-mông và bác thợ rèn Phi-líp trong truyện ngắn Bố của Xi-mông” của Mô-pa-xăng.
Truyện ngắn "Bố của Xi-mông" của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã thể hiện rõ tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-líp, chị Blăng-sốt, qua đó nhác nhở chúng ta lòng yêu thương con người. Bài viết theo trình tự sự việc, qua từng sự việc thể hiện tính cách, tâm trạng ...
Truyện ngắn "Bố của Xi-mông" của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã thể hiện rõ tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-líp, chị Blăng-sốt, qua đó nhác nhở chúng ta lòng yêu thương con người.
Bài viết theo trình tự sự việc, qua từng sự việc thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là tình cảm họ dành cho nhau rất chân thành.
Xi-mông là một em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em sinh ra và lớn lên trong sự nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ. Đến khi đi học, ngày đầu tiên đến trường em đã bị bạn bè chế giễu, rằng em không có bố. Em buồn bã, tuyệt vọng, tuy nhiên em là một đứa trẻ không biết cách tìm một người nào đó tâm sự mà lại có ý định ra sông để tìm đến cái chết. Ra bờ sông, em nhìn thấy cảnh dẹp, thấy chú nhái xanh, em liền lăn vào cảnh đẹp và vui chơi, các ý nghĩ ban đầu của em biến mất, như bao đứa trẻ, em không thể từ chối những trò chơi hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ ra ý nghĩ ban đầu, em lại buồn bã và khóc, khóc hoài. Trong đầu em bây giờ không thể nghĩ ra cái gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Em chỉ là một cậu bé bảy tuổi, tính cách rất trẻ con, chưa biết suy nghĩ nhiều. Gặp bác Phi- líp, được bác nói rằng: "Người ta sẽ cho cháu một ông bố", Xi-mông liền vui và theo bác về nhà, vì em nghĩ rằng người ta có thể dễ dàng cho nhau một ông bố, chuyện đó rất đơn giản, về nhà, em khóc lóc với mẹ, rồi quay ra hỏi bác Phi-líp: "Bác có muốn làm bố của cháu không?". Không thấy bác trả lời, em liền đưa cái chết ra dọa dẫm. Dường như, em vẫn chưa tin bác Phi-líp; muốn khẳng định lại việc bác vừa nói, thể hiện Xi-mông rất trẻ con, chưa hiểu được mọi việc, em rất muốn có bố để có thể hãnh diện cùng bạn bè. Dù vậy, ta vẫn nhận thấy lòng khát khao có bố của Xi- mông, em đã được mẹ chăm sóc, nhưng em vẫn cần sự dũng mành, tự tin, sự che chở của người bố.
Một người đàn ông giàu lòng nhân ái, đã nhận làm bố của Xi-mông, chính là bác Phi-líp. Bác đã gặp Xi-mông trong lúc em đang khóc, bác ân cần hỏi thăm, an ủi em, giúp cho em không buồn bã. Một người đàn ông biết quan tâm đến người khác, rất ân cần điềm đạm, đặc biệt là một người yêu trẻ. Biết hoàn cảnh của mẹ con chị Blăng-sốt, bác không những không từ chối, mà còn nhận làm bố Xi-mông.
Tình cảm của bác dành cho mẹ con chị Blăng-sốt là sự cảm thông trước nỗi hổ thẹn của chị. Bác cảm thấy thương cho Xi-mông, em còn quá nhỏ để đón nhận sự thật rằng em không có bố. Ta cảm nhận trong con người của bác Phi-líp là tấm lòng hào hiệp, hết sức nhân từ. Cảm động trước tình cảm của hai mẹ con bác muốn chia sẻ một phần nỗi đau, nỗi buồn mà hai mẹ con chị Blăng-sốt đã phải nhận. Với tấm lòng nhân ái, thương yêu con người của bác Phi-líp, bác thực sự là một người đàn ông có thể gửi gắm niềm tin.
Người phụ nữ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ Xi-mông bao lâu nay là mẹ của em, chị Blăng-sốt. Chỉ vì một lầm lỡ, sinh ra Xi-mông không có bố, chị đã vất vả một mình nuôi nấng Xi-mông. Dành cho con tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, chị không bao giờ muốn con trai mình phải buồn bã vì bất cứ chuyện gì. Và thực sự, Xi-mông chưa bao giờ buồn và thấy thiếu vắng trong gia đình bóng dáng của người bố. Có thể nói em đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, mà không thấy vắng cha. Cho đến khi, con bị bạn bè chế giễu, buồn khóc với mẹ, chị ôm lấy con mà trong lòng đau xót tê tái, chị thấy hổ thẹn, đau đớn tột cùng, mà không thể nói thành tiếng. Nỗi đau chị đã phải chịu đựng hàng bao năm nay, tưởng chừng như có thể quên đi vĩnh viễn. Nỗi đau khổ càng tăng lên càng cho ta thấy nhân cách của chị là một người phụ nữ đức hạnh, người mẹ rất đỗi yêu con đồng thời là một con người giàu lòng tự trọng. Một mình nuôi dưỡng con mà không có sự giúp đỡ của chồng, chị vẫn làm tốt trong vai trò của cả cha và mẹ. Ngôi nhà mà hai mẹ con chị đang sống là một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Chỉ cần nhìn vẻ ngoài của ngôi nhà, ta vẫn nhận thấy trong gia đình có bàn tay của một người phụ nữ đảm đang, chị đã sắp xếp cho hai mẹ con một cuộc sống ngăn nắp. Tuy gia đình còn khó khăn, còn nghèo, nhưng luôn ấm áp, bởi nó được sưởi ấm bằng chính tình yêu thương của mẹ. Khi con dẫn một người lạ về nhà, lại nhận làm bố, chị cảm thấy hổ thẹn và lòng tự trọng của mình bị tổn thương. Điều này càng chứng tỏ nhân cách trong sáng của một người phụ nữ đức hạnh.
Thông qua truyện ngắn “Bố của Xi-mông”, tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: “Con người hãy sống với nhau bằng tình yêu thương, cảm thông chia sẻ, đừng bao giờ sống tàn nhẫn, cười cợt trên nỗi đau của người khác”. Người đọc cũng cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bền chặt không bao giờ thay đổi. Đó chính là bài học cho chúng ta hãy sống nhân ái, thương yêu, luôn giúp đỡ mọi người - một bài học triết lí sâu sắc đối với mỗi chúng ta.
Xi-mông là một em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em sinh ra và lớn lên trong sự nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ. Đến khi đi học, ngày đầu tiên đến trường em đã bị bạn bè chế giễu, rằng em không có bố. Em buồn bã, tuyệt vọng, tuy nhiên em là một đứa trẻ không biết cách tìm một người nào đó tâm sự mà lại có ý định ra sông để tìm đến cái chết. Ra bờ sông, em nhìn thấy cảnh dẹp, thấy chú nhái xanh, em liền lăn vào cảnh đẹp và vui chơi, các ý nghĩ ban đầu của em biến mất, như bao đứa trẻ, em không thể từ chối những trò chơi hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ ra ý nghĩ ban đầu, em lại buồn bã và khóc, khóc hoài. Trong đầu em bây giờ không thể nghĩ ra cái gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Em chỉ là một cậu bé bảy tuổi, tính cách rất trẻ con, chưa biết suy nghĩ nhiều. Gặp bác Phi- líp, được bác nói rằng: "Người ta sẽ cho cháu một ông bố", Xi-mông liền vui và theo bác về nhà, vì em nghĩ rằng người ta có thể dễ dàng cho nhau một ông bố, chuyện đó rất đơn giản, về nhà, em khóc lóc với mẹ, rồi quay ra hỏi bác Phi-líp: "Bác có muốn làm bố của cháu không?". Không thấy bác trả lời, em liền đưa cái chết ra dọa dẫm. Dường như, em vẫn chưa tin bác Phi-líp; muốn khẳng định lại việc bác vừa nói, thể hiện Xi-mông rất trẻ con, chưa hiểu được mọi việc, em rất muốn có bố để có thể hãnh diện cùng bạn bè. Dù vậy, ta vẫn nhận thấy lòng khát khao có bố của Xi- mông, em đã được mẹ chăm sóc, nhưng em vẫn cần sự dũng mành, tự tin, sự che chở của người bố.
Một người đàn ông giàu lòng nhân ái, đã nhận làm bố của Xi-mông, chính là bác Phi-líp. Bác đã gặp Xi-mông trong lúc em đang khóc, bác ân cần hỏi thăm, an ủi em, giúp cho em không buồn bã. Một người đàn ông biết quan tâm đến người khác, rất ân cần điềm đạm, đặc biệt là một người yêu trẻ. Biết hoàn cảnh của mẹ con chị Blăng-sốt, bác không những không từ chối, mà còn nhận làm bố Xi-mông.
Tình cảm của bác dành cho mẹ con chị Blăng-sốt là sự cảm thông trước nỗi hổ thẹn của chị. Bác cảm thấy thương cho Xi-mông, em còn quá nhỏ để đón nhận sự thật rằng em không có bố. Ta cảm nhận trong con người của bác Phi-líp là tấm lòng hào hiệp, hết sức nhân từ. Cảm động trước tình cảm của hai mẹ con bác muốn chia sẻ một phần nỗi đau, nỗi buồn mà hai mẹ con chị Blăng-sốt đã phải nhận. Với tấm lòng nhân ái, thương yêu con người của bác Phi-líp, bác thực sự là một người đàn ông có thể gửi gắm niềm tin.
Người phụ nữ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ Xi-mông bao lâu nay là mẹ của em, chị Blăng-sốt. Chỉ vì một lầm lỡ, sinh ra Xi-mông không có bố, chị đã vất vả một mình nuôi nấng Xi-mông. Dành cho con tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, chị không bao giờ muốn con trai mình phải buồn bã vì bất cứ chuyện gì. Và thực sự, Xi-mông chưa bao giờ buồn và thấy thiếu vắng trong gia đình bóng dáng của người bố. Có thể nói em đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, mà không thấy vắng cha. Cho đến khi, con bị bạn bè chế giễu, buồn khóc với mẹ, chị ôm lấy con mà trong lòng đau xót tê tái, chị thấy hổ thẹn, đau đớn tột cùng, mà không thể nói thành tiếng. Nỗi đau chị đã phải chịu đựng hàng bao năm nay, tưởng chừng như có thể quên đi vĩnh viễn. Nỗi đau khổ càng tăng lên càng cho ta thấy nhân cách của chị là một người phụ nữ đức hạnh, người mẹ rất đỗi yêu con đồng thời là một con người giàu lòng tự trọng. Một mình nuôi dưỡng con mà không có sự giúp đỡ của chồng, chị vẫn làm tốt trong vai trò của cả cha và mẹ. Ngôi nhà mà hai mẹ con chị đang sống là một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Chỉ cần nhìn vẻ ngoài của ngôi nhà, ta vẫn nhận thấy trong gia đình có bàn tay của một người phụ nữ đảm đang, chị đã sắp xếp cho hai mẹ con một cuộc sống ngăn nắp. Tuy gia đình còn khó khăn, còn nghèo, nhưng luôn ấm áp, bởi nó được sưởi ấm bằng chính tình yêu thương của mẹ. Khi con dẫn một người lạ về nhà, lại nhận làm bố, chị cảm thấy hổ thẹn và lòng tự trọng của mình bị tổn thương. Điều này càng chứng tỏ nhân cách trong sáng của một người phụ nữ đức hạnh.
Thông qua truyện ngắn “Bố của Xi-mông”, tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: “Con người hãy sống với nhau bằng tình yêu thương, cảm thông chia sẻ, đừng bao giờ sống tàn nhẫn, cười cợt trên nỗi đau của người khác”. Người đọc cũng cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bền chặt không bao giờ thay đổi. Đó chính là bài học cho chúng ta hãy sống nhân ái, thương yêu, luôn giúp đỡ mọi người - một bài học triết lí sâu sắc đối với mỗi chúng ta.