12/02/2018, 16:37

Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy viết bài văn của Hàn Mặc Tử. (Bài làm của học sinh trường THPT Bình Giang). Đề bài: Viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. BÀI LÀM Hàn Mặc Tử, một ngôi sao tỏa sáng một cách diều kỳ giữa bầu ...

(Kenhvanmau.com) – Anh (Chị) hãy viết bài văn  của Hàn Mặc Tử. (Bài làm của học sinh trường THPT Bình Giang).

Đề bài: Viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

BÀI LÀM

        Hàn Mặc Tử, một ngôi sao tỏa sáng một cách diều kỳ giữa bầu trời thi đàn lấp lánh muôn vì tinh tú khác. Thơ của Hàn Mặc Tử luôn ẩn chứa tình yêu, niềm khao khát mãnh liệt với cuộc sống, nhưng cũng chứa đựng cả sự thanh khiết, mộng mơ. Đây thôn Vĩ Dạ chính là một bài thơ như thế. Tác phẩm là tiếng lòng của người thi nhân bạc mệnh khao khát yêu đương nhưng lại là một mối tính đơn phương không đoạn kết.

neu-cam-nghi-cua-em-ve-bai-tho-day-thon-vi-daneu-cam-nghi-cua-em-ve-bai-tho-day-thon-vi-da

Bài thơ có 12 câu thất ngôn, được chia làm 3 khổ, mỗi câu chữ đều như lời trách thầm, nhưng cũng là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình gửi gắm vào đó tâm trạng nhớ mong vời vợi:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền?

Mọi mối tình đều gắn với thời gian, không gian cụ thể. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải là ngoại lệ. Tình yêu ấy được gắn liền với vườn tược, với hàng cau, với con người của thôn Vĩ Dạ.

Thôn Vĩ Dạ nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, biểu tượng tình yêu xứ Huế trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho Hàn Mặc Tử, để ông gửi gắm nỗi niềm. Hàng cau long lanh trong nắng mới, vườn tược xanh mướt như ngọc, lá trúc che ngang gương mặt "chữ điền" thật thà chất phác,… tất cả như một bức tranh thiên nhiên, cuộc sống hoàn mỹ, mời gọi tác giả, mời gọi mọi người ghé thăm.

Đặc biệt, câu thơ "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" đã thể hiện sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật miêu tả xuất sắc của nhà thơ. Gương mặt chữ điền gợi nên cho ta hình ảnh một người dân chất phác, thân hình thô ráp, nam tính. Gương mặt ấy ẩn sau lá trúc, thể hiện sự gắn bó của người dân Vĩ Dạ với vườn tược, với thiên nhiên.

neu-cam-nghi-cua-em-ve-bai-tho-day-thon-vi-daneu-cam-nghi-cua-em-ve-bai-tho-day-thon-vi-da

Bốn câu thơ đơn giản thôi, nhưng Hàn Mặc Tử đã vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh thôn quê yên bình, đáng yêu, đáng nhớ. Vĩ Dạ trong tâm khảm của Hàn Mặc Tử chắc hẳn là một mảnh đất hoàn mỹ với cảnh vật đẹp đẽ tốt tươi, con người thật thà, đôn hậu, giàu sức sống.

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thỉu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Khổ thơ thứ hai, tác giả tập trung đặc tả cảnh mây trời sóng nước xứ Huế, đồng thời cũng là bộc lộ nỗi niềm mong nhớ bâng khuâng. Không gian trong khổ thơ thứ hai nhẹ nhàng và ngập tràn mộng ảo. Trên trời mây gió nhẹ trôi, dưới nước sông Hương lững lờ chảy, những bông hoa bắp nhẹ lay trong gió. Khung cảnh ấy khiến tác giả chợt lo lắng bâng khuâng, chẳng biết liệu ánh trăng có kịp đến để không gian thêm lung linh, thêm thơ mộng.

"Sông Trăng" lại là một sự sáng tạo của Hàn Mặc Tử. "Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay?”, rõ ràng ở trong đó, ta có thể cảm nhận được nỗi buồn man mác xen lẫn niềm hi vọng, chờ mong của tác giả. Ở đó, ta có thể cảm nhận được một tình yếu dịu dàng, thầm kín mà lại sâu đậm tới vô cùng.

Tất cả những ấn tượng của người đọc đều được nhà thơ phô bày và tô đậm trong khổ kết:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Xứ Huế quả là lắm sương khói, dưới làn sương ấy cùng với tà áo trắng, "em" trở nên mơ hồ mà cũng thật tinh khiết, huyền bí. Nhân vật trữ tình trong bài thơ chỉ có thể thấy được bóng dáng của "em", chẳng thể nào nhìn rõ tâm hồn hay cảm nhận được nỗi lòng của "em". Thế cho nên, câu thơ "Ai biết tình ai có đậm đà" như một lời kết không mong đợi của một tình yêu đơn phương. 

Ta có thể cảm nhận được nỗi khao khát yêu thương cháy bỏng của Hàn Mặc Tử, một người tài hoa nhưng số phận lại kém may mắn. Tình yêu trong bài thơ chưa hẳn đã là tình nam nữ, có lẽ, chính xác hơn thì đó là tình yêu với xứ Huế yêu thương, tình yêu với cuộc sống. Khát vọng của Hàn Mặc Tử là khát vọng sống, là sự day dứt và nuối tiếc cuộc đời.

Tác giả: ANH ĐÀO

0