Phân tích nghệ thuật trào phúng trong Hạnh Phúc Của Một Tang Gia
(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy . (Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 12 trường THPT Bình Giang). Đề bài: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia. BÀI LÀM Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê ở Hà Nội và được xem là một trong những người đi đầu trong ...
(Kenhvanmau.com) – Anh(Chị) hãy . (Bài làm văn của học sinh giỏi lớp 12 trường THPT Bình Giang).
Đề bài: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia.
BÀI LÀM
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê ở Hà Nội và được xem là một trong những người đi đầu trong nghệ thuật trào phúng. Điều mà ít tác giả thời bấy giờ có thể làm được. Nổi bật trong những tác phẩm của ông viết nên đó chính là “Xuân tóc đỏ” với đoạn trích cực kì xuất sắc “hạnh phúc của một tang gia”. Chỉ là một đoạn văn ngăn nhưng nghệ thuật trào phúng ở đây đã lên tới đỉnh cao tạo nên tiếng cười thoải máu ,và cũng qua đoạn trích này chúng ta nhận thấy được những hàm ý sâu sắc của nhà văn.
Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật gây tiếng cười khi có những mâu thuẫn đáng cười. Đó có thể là những mâu thuẫn về hình thức lẫn nội dung, có khi là cả một hiện thực được phơi rõ bản chất. Và nhiệm vụ của một nhà trào phúng đó là đẩy được nó lên cao trào để phê phán ,lên án xã hội cũ nát thời bấy giờ.
Mở đầu đoạn trích, ngay từ câu tiêu đề của tác phẩm chúng ta đã thấy được cái sự trái ngang ấy. Trong một đám tang đáng lẽ ra mọi người buồn bã và đau khổ thì họ lại vui vẻ trên sự đau buồn ấy, đấy chẳng phải là trái với lẽ thường tình sao ? . Và cũng chính trong tác phẩm thì nhà văn đã tập trung xây dựng về hình ảnh nhân vật Xuân tóc đỏ bằng phương pháp hiện thực chủ nghĩa xã hội.
Xuân tóc đỏ hiện lên là một kẻ lưu manh, ở ngoài đầu đường xó chợ chuyên đi lừa lọc. Hắn ta là một kẻ rất ranh mãnh, hoạt ngôn, và rất khôn. Lúc bắt đầu tiếp xúc với tầng lớp xã hội thượng lưu thì hắn ta còn nhiều rụt rè, bỡ ngỡ nhưng nhờ vào việc dâm đãng với bà phó Đoan mà hắn đã có thể bước chân vào thế giới này chỉ nhờ những mánh khóe lừa lọc hết người này tới người khác. Qua đó có thể cho chúng ta thấy rõ xã hội thượng lưu thời bấy giờ chỉ là cái tên do những kẻ không biết quý trọng thời gian và lao động tạo ra mà thôi. Đây chính là một xã hộ thối tha và bịp bợm. Chính vì thế mà Xuân đã phát huy tất cả bản tính vốn có của mình. Hắn ở trong xã hội này như diều gặp gió, như cá gặp nước.
Mở đầu cho tác phẩm là tiêu đề đoạn trích “hạnh phúc của một tang gia”.
Tang gia ở đây là một đám tang của người thân trong gia đình bị mất đi, đáng lẽ ở những nơi như thế này phải thật sự buồn bã và đau thương khi người thân xa lìa cõi trần nhưng ở đây lại đối ngược. Mọi người lại hạnh phúc và sung sướng biết bao nhiêu. Như vậy, rõ ràng mọi thứ đều có sự mâu thuẫn hết sức. Qua mâu thuẫn này tác giả đã lên án,phê phán cả một xã hội chỉ biết chạy theo vật chất mà quên đi tình cảm giữa con người với con người. Và để chứng minh cho nhan đề “ hạnh phúc của một tang gia”, thì Vũ Trọng Phụng đã tập trung miêu tả về niềm vui của những người trong gia đình.
Đã bao lần gia đình tưởng cụ cố Hồng mất đi mà mừng hụt nhưng giờ đây nhờ Xuân tóc đỏ mà điều ước đó đã trở thành sự thực cho nên ai nất đều vui mừng khôn xiết. Tác giả đã mở đâu bằng một câu rất sâu cay “ 3 hôm sau ông già chết thật” ,chỉ vì tất cả mọi người đều mong nhận được khối tài sản kếch xù được chia.
Đầu tiên chúng ta phải kể tới cụ cố Hồng. Cụ cố Hồng có niềm vui rất lạ: dù chỉ mới 50 tuổi nhưng chi thích được gọi là cụ cố và khi ai hỏi tới mình thì đều trả lời mỗi câu"Biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Câu nói của ông con trai cả chỉ lặp đi lặp lại mỗi từ này tới 1772 lần, ông còn tập khóc trước gương cho tới ngày bố mình chết để cho thiên hạ phải khen rằng con trai lớn đã già thế kia kìa.
Người tiếp theo mà chúng ta phải kể đến đó là vợ chồng Văn Minh và ông Typn. Ông Typn vui sướng vì nhân dịp cụ cố tổ chết thì được tung ra những mốt tang của mình.
Vợ chồng Văn Mình coi ngày chết của cụ tổ giống như một sàn diễn để làm ăn cho nên nhân vật này cũng vô cùng sung sướng.
Tiếp theo phải kể đến đó là cô Tuyết. Trước ngày cụ tổ chết, Tuyết bị lộ thông tin là hẹn trai ra nhà nghỉ. Cả gia đình đang lo tin bị bại lộ thì cụ cố chết trở thành cái bối rối của gia đình thành bối rối của một tang gia . Khuôn mặt Tuyết cứ ngây thơ,làm như buồn vô cùng. Cứ tưởng Tuyết đau buồn cho người quá cố nhưng thực ra cô đang buồn như sự hờn giận: Sao nhà mình có việc quan trọng như thế này mà người tình mãi chẳng thấy đến.
Ta cũng không thể bỏ qua một người hạnh phúc khác đó chính là cậu Tú Tân. Cậu mong ngày cụ chết để được thực hành, để được chụp ảnh bởi cái máy ảnh bấy lâu nay chưa có cơ hội để dùng đến và chính hôm ấy Tú Tân trổ tài, lăng xăng giống như 1 nhà đạo diễn, cáu kỉnh quắt nhặng cả lên.
Rõ ràng chúng ta thấy gia đình này ai cũng bối rối nhưng cái bối rối này thật sự đáng lên án, cái bối rối này không đơn thuần là một tang gia mà cái bối rối cả trong cách diễn, và cứ luôn nghĩ mình phải diễn như thế nào cho thật đạt .
Và cũng không biết được khi cụ cố chết mình được bao nhiêu nhưng ông Phán mọc sừng lại thấy đôi sừng của mình thật đáng giá.
Thế đấy, qua đó chúng ta càng thấy rõ được bản chất của con người trong một gia đình, tuy là ruột thịt nhưng lại đối với nhau không ra gì. Qua ngòi bút của tác mình,tác giả đã thể hiện được cái nhìn hết sức châm chọc đối với xã hội thời bấy giờ.
Tác giả: ANH ĐÀO