24/05/2018, 16:11

Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp: - theo fafchams: khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung ...

hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp:

- theo fafchams: khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường. theo cách hiểu này doanh nghiệp nào sản xuất ra các sản phẩm tương tự như của các doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh.

- randall lại cho rằng: khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định.

- dunning: khả năng cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó.

- một quan niệm khác cho rằng: khả năng cạnh tranh là trình độ công nghệ sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường đồng thời duy trì được thu nhập của mình.

có thể thấy rằng các quan niệm đứng trên các góc độ khác nhau nhưng chung quy lại đều nói tới việc chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận.

mỗi doanh nghiệp bắt đầu vào khởi sự kinh doanh phải có những nguồn lực nhất định. để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh nhằm tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh. để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

thực chất tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín… cụ thể là doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiến tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động… hay nói cách khác tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất.

trong cơ chế thị trường, tăng sức cạnh tranh là một tất yếu khách quan. song song với tốc độ phát triên mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi của khách hàng ngày càng khe khắt, họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. để đáp ứng nhu cầu đó doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ… hay phát huy mọi lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường.

mặt khác, xu hướng tự do mở cửa nền kinh tế diễn ra ngày một nhanh, tiến trình hội nhập đang tới gần thì nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn. khi hàng rào thuế quan dần xoá bỏ và mở rộng hợp tác kinh tế, sẽ là khó khăn hơn đối với mỗi doanh nghiệp khi giành giật thị trường và khách hàng từ tay các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh dày kinh nghiệm, các doanh nghiệp bản địa nhạy bén, năng động cùng sự gia nhập ồ ạt của hàng ngàn doanh nghiệp mới.

đối với việt nam, khi chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước không còn tính độc quyền và được nhà nước bao cấp như trước nữa mà phải tự quyết định lấy các vấn đề quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp (sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bao nhiêu…). các doanh nghiệp nhà nước buộc phải làm quen với điều này cũng như phải thích nghi với môi trường kinh doanh mới của cơ chế thị trường, chấp nhận các quy luật của thị trường cũng như là phải chấp nhận cạnh tranh. trong nền kinh tế thị trường đa hình thức sở hữu, khi mà quan điểm, chính sách của nhà nước về vai trò của các thành phần kinh tế khác đi, các doanh nghiệp nhà nước nếu không tự đổi mới sẽ không thể chạy đua nổi. bởi các hãng nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào việt nam ngày càng nhiều và có ưu thế hơn hẳn về tiềm lực tài chính cũng như là trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. bên cạnh đó là khu vực kinh tế tư nhân đầy năng động và hiệu quả đang vươn lên mạnh mẽ.

Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

được khái quát thông qua mô hình sau

Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

*Môi trường vĩ mô: gồm các nhân tố ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- môi trường kinh tế:các nhân tố kinh tế là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân do vậy sức mua của dân cũng tăng lên. mặt khác, nền kinh tế phát triển mạnh làm tăng khả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, tăng cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. tuy nhiên, do sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên một cách nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường, và như vậy mức độ cạnh tranh sẽ lại trở nên gay gắt. trái lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả sẽ tăng, sức mua của người dân bị giảm sút, các doanh nghiệp phải tìm moị cách để giữ khách hàng, do đó sự cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ khốc liệt hơn.

lãi suất ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. với mức lãi suất đi vay cao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn, do vậy sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm đi đặc biệt là đối với các đối thủ có tiềm lực mạnh về tài chính.

các nhân tố lạm phát tỷ giá hối đoái, các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế… cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như là mức độ cạnh tranh trên thị trường.

-môi trường khoa học công nghệ:

tiến bộ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập xử lý thông tin về các đối thủ và thị trường. bên cạnh đó, hiện nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới có sức cạnh tranh cao.

sự ra đời của hàng vạn phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là mối đe doạ một khi các sản phẩm đang sản xuất rất nhanh trở nên lỗi thời.

-môi trường chính trị và pháp luật:

thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả. ngược lại sẽ thành rào cản đối với họ. chẳng hạn, luật cạnh tranh và chống độc quyền, các huật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và trên mọi lĩnh vực. hay các chính sách của nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước so với các doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài.

-môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội:

các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý về việc phân bố vị trí địa lý của các tổ chức kinh doanh. vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm các chi phí thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. với nhân tố tự nhiên là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất hàng hoá vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

văn hóa và các vấn đê xã hội bây giờ đây đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. đối với các hãng kinh doanh nổi tiếng thế giới, năm 2001 thực sự là một thử thách. đó là sự suy giảm trong việc chiếm lĩnh thị phần thế giới (coke: 5%, microsoft: 7%, ford: 17%…) do bị sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhãn hiệu nội. sự vượt lên của các nhãn hiệu nội là do dễ thích nghi với nhu cầu người dân vì nghiên cứu được thói quen, tập tục và cả “gu” văn hoá của người nước họ, trong khi các nhãn hiệu quốc tế không chịu khai thác để tìm hiểu nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

*môi trường ngành: bao gồm các nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.

tình trạng về cầu trong ngành là yếu tố tác động mạnh đến sự cạnh tranh. tăng nhu cầu của người tiêu dùng tạo ra cơ hội cho việc mở rộng sản xuất, làm dịu bớt cạnh tranh. ngược lại khi nhu cầu giảm, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở lên mạnh mẽ hơn, một doanh nghiệp chỉ đạt đến sự tăng trưởng bằng cách lấy đi thị phần của những doanh nghiệp khác. mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành tuỳ thuộc vào số lượng, qui mô các doanh nghiệp trong ngành. trong một ngành, nếu như các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có qui mô và thế lực ngang nhau thì sự cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn và khi đó sức cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn hoặc thấp đi.

không chỉ thế, doanh nghiệp còn phải đề phòng sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn: đối thủ mới tham gia trong ngành có thế là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mơí với mong muốn giành một phần thị trường. vì vậy, để bảo vệ ví trí cạnh tranh của mình, doanh nghiệp thường duy trì các hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài (chẳng hạn như lợi thế về uy tín, qui mô, kinh nghiệm quản lý…). kinh nghiệm cho thấy có nhiều khả năng doanh nghiệp bị những đối thủ cạnh tranh ngấm ngầm “chôn vùi” hơn là bị các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

sự tồn tại của những sản phẩm thay thế cũng hình thành một áp lực cạnh tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của một doanh nghiệp. ngược lại, nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có rất ít sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá và kiếm được lợi nhuận tăng thêm.

bên cạnh đó, sức ép về giá của người cung cấp và khách hàng cũng tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. nhà cung cấp được coi là đe doạ với doanh nghiệp khi họ đẩy mức giá hàng cung cấp lên. con người mua khi có cơ hội thì đẩy giá cả xuống hoặc yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, và tất nhiên giảm lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được.

môi trường bên ngoài luôn luôn biến động ngoài mong muốn của doanh nghiệp. nó có thể cùng một lúc tác động tới hoạt động của doanh nghiệp. trong cảnh hỗn loạn đó, chiến thắng sẽ thuộc về kẻ nào bình tĩnh, sáng suốt nhận ra cơ hội và biết tạo ra khả năng cạnh tranh cho mình từ những nguôn lực hiện có.

Nhân tố bên trong doanh nghiệp: đây là nhóm nhân tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được và quyết định sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp

*nguồn nhân lực:

luôn có tính chất quyết định trong mọi tổ chức.

bộ phận quản lý doanh nghiệp là đầu não của doanh nghiệp, quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào, khối lượng bao nhiêu. mỗi năm một quyết định của họ có một ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan tới sự tồn tại phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. chính họ là những người quyết định cạnh tranh với đối thủ nào và bằng những cách nào. mặt khác, nếu bộ máy quản lý tinh gọn sẽ góp phần tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp.

cùng với máy móc thiết bị và công nghệ, công nhân là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. sức khoẻ tốt cùng với trình độ tay nghề cao là cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. lòng yêu nghề, yêu doanh nghiệp của họ sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những lúc khó khăn hoạn nạn, tiếp tục đứng vững trên thương trường.

*cơ sở vật chất kỹ thuật

một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranh của công ty lên rất nhiều. với một cơ sở vật chất như vậy chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm hạ đi kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là rất lớn. ngược lại, không một doanh nghiệp nào lại có sức cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu máy móc thiết bị cũ kỹ vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm tăng chi phí sản xuất.

* khả năng tài chính.

để có thể cạnh tranh tốt doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. tiềm lực tài chính phản ánh qui mô của doanh nghiệp và quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện các hoạt động chào hàng, khuyến mãi, giao tiếp khuyếch trương cũng như nghiên cứu và phát triển thị trường. an toàn về mặt tài chính giúp cho doanh nghiệp dễ dàng vay vốn, kêu gọi đối tác. ngoài ra, với một khả nẳng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng dễ dàng xoay sở khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, hay để giữ vững và mở rộng thị phần của mình, doanh nghiệp có khả năng hạ gía sản phẩm, chấp nhận lỗ một thời gian ngắn.

*mạng lưới phân phối

thực tế cho thấy rằng, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quản lý điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là một phương tiện có hiệu quả để sản xuất của doanh nghiệp tiếp cận với thị trường. khách hàng bao giờ cũng muốn mua hàng ở những nơi mà hình thức mua bán, hình thức thanh toán và vận chuyển tiện lợi nhất. có mạng lưới hệ thống kênh phân phối tốt góp phần làm cho sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúng nơi có nhu cầu một cách kịp thời- yếu tố thời gian là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả bất kỳ doanh nghiệp nào.

*quy mô kinh doanh và uy tín

chúng ta đều biết một trong năm nguyên nhân dẫn đến độc quyền của một doanh nghiệp là doanh nghiệp đó có tính kinh tế nhờ qui mô. một doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn sản xuất càng nhiều sản phẩm thì chi phí cận biên cho sản xuất đơn vị sản phẩm tiếp theo nhỏ dần, và như vậy gía thành đơn vị sản phẩm càng hạ. quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn có thuận tiện hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong cạnh tranh, đặc biệt khi các doanh nghiệp này sản xuất vượt công suất.

uy tín của doanh nghiệp được hình thành từ sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. uy tín của một doanh nghiệp được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và là một tài sản vô hình mà doanh nghiệp cần thiết phải biết giữ gìn và làm giàu thêm tài sản đó. chính lòng trung thành của khách hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp món lợi nhuận kếch xù và bảo vệ doanh nghiệp khỏi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh. ví như nhờ uy tín, samsung có thể định giá cao hơn cho các sản phẩm của mình, còn honda lại làm điêu đứng các nhà cung cấp xe máy khi tung ra thị trường việt nam sản phẩm wave- anpha.

để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau:

Thị phần của doanh nghiệp/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh

là một chỉ tiêu hay được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

người ta thường xem xét các loại thị phần sau:

- thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường: đó chính là tỷ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành.

- thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: đó là tỷ lệ % giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn khúc.

- thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. nó cho biết vị thế của sản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào.

thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này mà doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào, và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào.

ưu điểm: chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính.

nhược điểm: khó đảm bảo tính chính xác do khó thu thập được doanh số chính xác của doanh nghiệp.

Doanh thu/ doanh thu của các đối thủ mạnh nhất

nếu sử dụng chỉ tiêu này người ta có thể chọn từ 2 đến 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo lĩnh vực cạnh tranh khác nhau mà chọn khác nhau.

chỉ tiêu này có ưu điểm đơn giản, dễ tính. nhưng có nhược điểm là khó chính xác vì mỗi lĩnh vực có doanh nghiệp đứng đầu khác nhau.

Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu

đây là chỉ tiêu hiện nay được sử dụng nhiều để đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

thông qua chỉ tiêu này mà doanh nghiệp thấy được hiệu quả hoạt động của mình. nếu chỉ tiêu này cao có ý nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiêu vào chi phí cho công tác marketing mà hiệu quả không cao.

xem xét tỷ lệ: chi phí marketing/ tổng chi phí ta thấy:

tỷ lệ này cao chứng tỏ việc đầu tư cho khâu marketing là tương đôí lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại cơ cấu chi tiêu. có thê thay vì quảng cáo rầm rộ công ty có thể đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Tỷ suất lợi nhuận

tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ấy. đó chính là: chênh lệch (giá bán- giá thành)/giá bán. nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ cạnh tranh trên thị trường là rất gay gắt. ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi.

0