Nấm ngọc cẩu là gì?
Nội dung bài viết gồm Còn có tên gọi khác là nấm tỏa dương, củ gió đất, ngọt núi, pín cẩu, hoa đất, ký sinh hoàn,… Tên khoa học là Balanophora sp., thuộc bộ Balanophoraceae. Mô tả Ngoc cẩu vừa là nấm vừa là cây, sống ký sinh trên thân cây gỗ lớn, dưới bóng mát thiếu ...
Nội dung bài viết gồm
Còn có tên gọi khác là nấm tỏa dương, củ gió đất, ngọt núi, pín cẩu, hoa đất, ký sinh hoàn,… Tên khoa học là Balanophora sp., thuộc bộ Balanophoraceae.
Mô tả
Ngoc cẩu vừa là nấm vừa là cây, sống ký sinh trên thân cây gỗ lớn, dưới bóng mát thiếu ánh sáng. Thân nấm trồi lên mọc thành cụm. Thân cây có màu đỏ nâu, phía trên phình to, đường kính thân khoảng 2-3cm, dài 10-15cm.
Là cây nhưng không có lá. Hoa nấm mềm có 2 loại hoa đực và hoa cái, ruột hoa nấm chứa tinh bột bên trong. Hoa đực hình trụ, dài khoảng 10-15cm, hoa cái hình đầu, dài từ 2-3cm. Nấm già thì có hoa màu trắng.
Phân biệt 2 loại nấm: nấm đực có bắp to, màu đỏ, da trơn và không có lớp màng bao bọc. Nấm cái thì thường có hoa mọc lấm tấm xung quanh củ nấm.
Phân bố và thu hái
Nấm ngọc cẩu mọc ở trên núi cao như Tam Đảo, Ba Vì, Hoàng Liên Sơn, Sapa, Tây Côn Lĩnh,…Vào tháng 8 đến tháng 12 trong năm loại nấm này mới xuất hiện, những thời điểm khác trong năm không thấy sự xuất hiện của nấm này, vì vậy nó rất hiếm.
Thu hái: Nấm ngọc cẩu được thu hoạch cả cụm rồi rửa sạch đất cát, khi thu hái người dân không thu hái toàn bộ mà để lại một ít thân để cây tiếp tục phát triển. Nấm thường được hái tươi vào sáng sớm, lúc chưa có ánh nắng mặt trời.
Sơ chế: Sau khi nấm được rửa sạch và để ráo, có thể thái nấm theo chiều dọc của thân nấm. Nấm đã thái sẽ phơi ở nơi bóng râm, không có ánh nắng măt trời chiếu vào để không làm giảm đi dược tính và tác dụng của nấm. Nấm chỉ cần phơi se se là được. Nấm được bảo quản ttrong túi nilon kín, tránh ánh nắng và độ ẩm.
Thành phần hóa học
Trong nấm ngọc cẩu có chứa nhiều dược chất quý như testosterone, diogenin, gentianine, trigonelline, carpaine, choline và 13 loại axit amin thiết yếu. Anthoxyanozit và L Arginin trong nấm giúp phục hồi sinh lý và tăng cường năng lượng.
Trong đông y, nấm có vị đắng hơi ngọt, tín ôn, có mùi hôi đặc trưng, nhưng khi ngâm trong rượu ethanol sẽ làm mất đi mùi hôi này thay vào đó là mùi thơm ngọt ngào.
Cách dùng nấm ngọc cẩu
Cách 1: Nước nấm ngọc cẩu.
Lấy 1 vài miếng nấm ngọc cẩu khô vào cốc nước ấm hay nước sôi, rồi pha thêm chút mật ong vào và uống khi nước còn ấm.
Cách 2: Nấm ngọc cẩu ngâm rượu.
Có thể dùng 1kg nấm tươi thái lát mỏng ngâm vào 5 lít rượu (độ cồn từ 35-40 độ). Đối với nấm khô thì do hàm lượng dược chất cao hơn nấm tươi nên tỉ lệ ngâm khác, 1kg nấm khô ngâm với 10 lít rượu (độ cồn 35-45 độ). Khi ngâm thì nên cho thêm mật ong hoặc đường phèn ngâm cùng để bớt đắng và dễ uống hơn. Sau 1-3 tháng ngâm là có thể dung được, mỗi lần uống 2-3 cốc nhỏ.
Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh của nấm ngọc cẩu
1. Chữa khí hư ra nhiều, bổ thận dương
Bài thuốc 1: Lấy 5g nấm ngọc cẩu khô, 3g hồng trà, 3g đảng sâm, 3g hoài sơn, 2g phúc bồn tử, cho tất cả vào đun sôi 10-15 phút rồi lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2: 5g nấm ngoc cẩu khô, 3g nhục thung dung, 3g long cốt, 3g tang phiêu tiêu, 3g phục linh, 3g hồng trà, sắc lấy nước từ 10-15 phút, lấy nước uống trong ngày.
2. Chữa táo bón ở ngườ già, nhuận tràng
Bài thuốc 1: Lấy 500g ngọc cẩu khô, 500g nhục thung dung. Sắc kỹ 2 lần nước, rồi trộn lại cô tiếp, thêm 250ml mật ong quấy đều. Để nước nguội rồi cho vào lọ dùng dần, uống 2-3 thìa to với nước trước mỗi bữa ăn.
Bài thuốc 2: Sắc lấy nước uống từ hỗn hợp gồm 15g ngọc cẩu khô, 12g vừng vàng, 12g vừng đen, 10g chỉ xác, 10g ngưu tất. Ngày uống l lần khi đói.
3. Chữa liệt dương và xuất tinh sớm
Bài thuốc 1: Lấy 20g ngọc cẩu khô, 20g quả dâu tằm chín đen, đem tán nhỏ, hãm trong nước sôi với 10ml mật ong, hãm 10-15 phút là có thể uống, uống thay nước hàn ngày như 1 loại trà. Đối với những người đang bi tiêu chảy không nên áp dụng bài thuốc này.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g ngoc cẩu, 30g thuc địa, 30g đỗ trọng, 1 cái đuôi lơn khoảng 150g, 15g gừng tươi, 8 quả đại táo. Đuôi lợn cạo sạch lông, rửa sạch, chặt thành khúc. Gưng tươi dập nát. Cho tất cả vào nồi hầm nhừ trong 2-3 giờ là được. Nêm gia vị vừa ăn, chia ăn vài lần trong ngày.
4. Chống hoạt tinh, di tinh, yếu sinh lý, cơ thể mệt mỏi: Lấy 120g nấm ngọc cẩu, 120g tang phiêu tiêu, 40g long cốt, 40g bạch phục linh, tất cả đem tán bột mịn, viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15-20g với nước muối loãng. Uống 2 lần trong ngày.
5. Tráng dương: Lấy ngọc cẩu nấu cháo với chim cút, gà, thịt dê, thịt bò, trai, sò ,tôm,… Hoặc lấy 5g ngọc cẩu khô với 5g nhục thung dung, sắc lấy nước rồi dùng nước đó trộn bột mỳ, cán mỏng vắt thành sợi cho nấu cùng thịt dê, nêm gia vị vừa ăn.
6. Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối ở người già: Tán bột mịn hỗ hơp gồm: 16g nấm ngọc cẩu khô, 16g hoàng cầm, 16g hoàng bá, 16g đỗ trọng, 16g quy bản, 16g tri mâu, 16g ngưu tất, 8g đương quy, 8g địa hoàng. Trộn hỗn hơp bột với rượu, vê thành viên nhỏ khoảng 7-10g. Môt ngày ăn 2 viên.
7. Hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh: Nấm ngọc cẩu tươi hoăc khô ngâm rượu theo công thức trên, ngày uống 2 lần, trước bữa ăn, mỗi lần uống không quá 30ml/ngày. Hoặc dùng nấm ngoc cẩu khô sắc lấy nước uống trong vài lần để nhanh lấy lại sức khỏe bình thường, đồng thời giảm mỏi tay, mỏi chân, mỏi lưng sau sinh.
8. Làm đẹp da: Lấy nước nấu từ nấm ngọc cẩu khô theo công thức trên hoặc uống rượu ngâm ngọc cẩu, vừa có tác dung bổ huyết, cho làn da khỏe mạnh, vừa tăng cường nội tiết tố nữ. Nấm cái ngâm rượu thường được sử dụng trong làm đẹp và kích thích sản sinh estrogen. Còn đối với nam giới, để cải thiện sức khỏe sinh dục thì thường dùng nấm đực để ngâm.
9. Chữa liệt dương: Lấy 12g nấm ngọc cẩu, 15g thục địa, 15g sơn dược, 15g sơn thủ nhục, 12g phục linh, 15g câu ký, 12g nhục thung dung, 30g đâm dương hoắc diệp, 12g ba kích nhục, 12g bạch nhân sâm, 12 sao táo nhân, 12g thỏ ti tử, 9g thiên môn đông, 9g cam thảo, 6g lộc nhung. Tất cả đem tán bột mịn trộn mật, vê thành viên, mỗi viên 9g . Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước đun sôi để nguôi. Khi sử dụng cần tránh thức ăn lạnh và đồ tanh.
Lưu ý
Những đối tượng không được dùng rượu ngọc cẩu:
Nếu ngâm rượu nên chọn nấm ruột vàng vì loại nấm này sẽ tạo hương vị thơm ngon khi uống. Còn nấm ruột tím khi được phơi khô sẽ thơm và dễ uống hơn nên thường dùng để sắc láy nước uống.
Hiện nay, nấm ngọc cẩu giả trên thị trương có khá nhiều, nếu mua phải nấm giả thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nấm giả thường to và dài hơn so với nấm thật. Vỏ nấm ít gai hơn và có màu sẫm đen chứ không đỏ tươi như nấm thật, vì vậy, khi mua nấm có thể phân biệt được nấm giả hay thật.
Tác dụng của nấm đat hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào cơ đia của mỗi người. Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất minh họa, vì vậy nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.