Multiple Choice trong IELTS Listening

Đây là một dạng trong bài thi IELTS Listening, dạng này được đánh giá là dạng bài khó, lí do thì bởi bạn bị “khủng bố” bởi quá nhiều thông tin một lúc cả ở câu hỏi lẫn trong bài nghe. Dạng này được chia thành các kiểu như sau: Dạng 1: chỉ có 1 câu trả lời đúng cho mỗi ...

Đây là một dạng trong bài thi IELTS Listening, dạng này được đánh giá là dạng bài khó, lí do thì bởi bạn bị “khủng bố” bởi quá nhiều thông tin một lúc cả ở câu hỏi lẫn trong bài nghe.
Dạng này được chia thành các kiểu như sau:
  • Dạng 1: chỉ có 1 câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
Ví dụ dưới hình:
Với dạng này, các câu trả lời tương ứng chỉ là 1 chữ cái A B C (thường chỉ có 03 lựa chọn cho mỗi câu hỏi).
  • Dạng 2: có nhiều câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
Ví dụ 1:
Hoặc, ví dụ 2:
Với dạng này, để đúng được 1 điểm, các bạn phải đưa đủ số lượng câu trả lời đúng, do đó thiếu 1 câu trả lời cũng không được.
Một đặc điểm khác của dạng Multiple Choice (và cả Classification) đó là thông tin trong tất cả các câu lựa chọn – answer choice – đều luôn được nhắc tới. Kiểu gì họ cũng nhắc hết, đò đưa thông tin với chúng ta, làm chúng ta rơi vào cái bẫy bị ngập tràn thông tin. 
  • Bước 1: lật thật nhanh tờ đề, mình thề là mình chỉ luôn đọc dạng câu hỏi này (và 1 vài dạng khó khác) trước. Dù nó có ở session 1 hay session 4 mình cũng phải cố tìm cách đọc nó trước các dạng khác. Dạng này (và dạng classification) mình cho là khó và “lượn lẹo luồn lách” nhất trong tất cả các thể loại dạng bài.
  • Bước 2: đọc câu hướng dẫn (instructions – câu in nghiêng ấy) thật kĩ lưỡng để biết bạn phải chọn bao nhiêu đáp án. Điều này cực quan trọng vì có một số học sinh của mình đã sơ xuất chọn thiếu đáp án đó.
  • Bước 3: Đọc thật kĩ câu hỏi, phần lớn câu hỏi cho bạn biết bạn phải chọn gì, nghe gì. Gạch chân (tùy các bạn có muốn gạch ko) các từ mà bạn cho là quan trọng, chứa nhiều thông tin.
Thông thường đó là từ để hỏi Wh-, đó có thể là Noun (danh từ) bởi bình thường trong quá trình speaking, người ta sử dụng động từ rất nhiều, biến đổi động từ cực nhiều, trong khi danh từ và cụm danh từ lại rất ít khi biến đổi.
Một lưu ý nữa cho phần session 4, cụm danh từ họ thường ít thay đổi. Trong khi nếu dạng multiple choice rơi vào session 1 thì họ thường hay paraphrase danh từ nhưng phần này tương đối dễ nên việc bị lừa do từ vựng bị paraphrase là hiếm.
Nếu đề bài cho bạn 1 hình ảnh kèm câu hỏi, các bạn hãy cố gắng diễn giải hình ảnh ra từ ngữ (tất nhiên, hãy miêu tả bằng tiếng Anh trong đầu bạn ấy)
  • Bước 4: đọc thật kĩ các câu trả lời – answer choice (tất nhiên, hãy đọc đủ nhanh để có thể đọc nhiều nhất có thể), ờ thì gạch chân – underline – nếu bạn thấy cần các thông tin quan trọng. Tuy nhiên mình có vài điều cóp nhặt thế này:

Nếu ở các câu trả lời toàn là danh từ, đặc biệt danh từ ngắn, như ví dụ 02 của dạng 2 đó. Thì phần lớn các từ này họ không paraphrase đâu. Nên coi các từ này như là 1 signal mà thôi, hãy tập trung nghe các thông tin xung quanh nó, rất hay bị lừa và giấu thông tin ở quanh nó đấy. Thông tin có thể xuất hiện cả trước và sau, nên khi nghe dạng này hãy căng tai lên mà nghe nha.
Nếu các câu trả lời toàn là tính từ (đôi khi là trạng từ), ví dụ 01 của dạng 1, câu 23, thì thường câu trả lời được giấu như mèo giấu … tại các tính từ (tất nhiên), trạng từ và động từ trong câu. Mình thấy rất hiếm khi họ paraphrase nó thành danh từ.
Nếu câu trả lời dài như các ví dụ khác, bạn hãy đọc và so sánh tìm các “cụm từ” làm nên “điều khác biệt” cho các câu trả lời. Ví dụ ở dạng 1, câu 22, sự khác biệt mà mình sẽ underline đó là “interesting”, “stressful” và “audience (có thể)”
Có một bước mà nhiều người hay khuyên là dự đoán thông tin gì mà bạn có thể sắp nghe, có thể phải nghe ở từng câu hỏi. Nói thật, thời gian đâu mà làm việc đó?
  • Bước 5: nghe câu hỏi thật cẩn thận khi bắt đầu phần bài này.
Chú ý:
Khi làm dạng này, nếu bạn ko chắc chắn về đáp án nào, hãy ghi chú lại một số thông tin, đây gọi là take note (nửa mùa), ghi lại một số từ mà bạn nghe thấy mà làm bạn cảm thấy nghi ngờ. Sau đó quay lại câu này sau vào lúc transfer đáp án.
Làm dạng này phải luôn cảnh giác lúc nghe. Lần mình thi, có 2 câu liên tiếp bị đưa ra rất liền nhau đấy. Nên nghe mà ko tập trung là về với đảo ngay.
Tất nhiên, đừng bỏ trống câu nào.
Luôn luôn mặc định trong phần bài nghe là: cái bọn nói trong bài nghe luôn luôn, kiểu gì trong đề các bạn, bất cứ lúc nào chúng nó cũng có thể nói vớ vẩn vu vơ, sau đó cứ lòng vòng rồi mới chốt câu trả lời. Thậm chí, lần mình thi, đang làm ở câu 32, nó mới đưa đáp án chính xác để correct thông tin mà nó đưa ra lúc mình làm câu 30 hay 31 gì đó. Do đó, tinh thần cảnh giác cao độ là điều kiện tiên quyết. Với dạng này, ngoài việc nghe nhiều, luyện phát âm đúng để nghe dễ hơn thì chỉ có cách luyện tập nhiều dạng này mà thôi và cũng nên tập luyện đúng cách.
  • Lần 1: hãy làm đề như bình thường. Sau đó đánh dấu lại dạng đề này. Không xem đáp án của phần này.
  • Lần 2: sau vài ngày, lấy đề này ra làm lại, chỉ làm dạng này (theo mình chỉ dạng Multiple Choice và Classification là xứng đáng làm lại thôi, vì nó lừa đảo quá. Các dạng khác mà các bạn chưa làm tốt thì tốt nhất đừng nghĩ tới 2 dạng này quá nhiều). Tất nhiên, lần này so đáp án đi thôi.
  • Lần 3: nghe lại audio, tập kĩ năng gạch keyword lần nữa. Sau đó mình khuyên các bạn nên chép chính tả, dạng này xứng đáng để các bạn đầu tư thời gian ngồi chép chính tả.
  • Lần 4: xem thật kĩ script của bài nghe này, các bạn đừng chỉ xem, hãy tra thật kĩ xem thông tin nó giấu ở đâu, cái gì làm mình bị lạc ý, nó lừa đảo cái gì. Trong đáp án họ chỉ gạch chân câu trả lời ở đó, nhưng mình tin là dạng này câu trả lời không chỉ đơn giản, simply, nằm ngay tại chỗ đó đâu.
 
0