06/02/2018, 10:50

MS32 – Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ Bài làm Nguyễn Dữ là một nhà nho, ông sống ở thế kỉ XVI. Tên tuổi của ông gắn liền với tập văn xuôi "Truyền kì mạn lục" được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm này được viết dựa trên câu truyện có ...

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bài làm

Nguyễn Dữ là một nhà nho, ông sống ở thế kỉ XVI. Tên tuổi của ông gắn liền với tập văn xuôi "Truyền kì mạn lục" được viết bằng chữ Hán. Tác phẩm này được viết dựa trên câu truyện có thật và lưu truyền trong nhân gian từ thế kỉ trước. Nhân vật chính là những người phụ nữ bất hạnh, khao khát một cuộc sống hạnh phúc, bình yên. Nhưng các thế lực phong kiến đã gián tiếp đẩy họ vào những bất hạnh, đau khổ. Nhân vật Vũ Nương trong truyện " Người con gái Nam Xương" cũng vậy. Nàng có một đức tính thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp, khi lấy chồng nàng biết giữ gìn khuôn phép. Vũ Nương là một người vợ hiền, dâu thảo, hét mực yêu thương chồng con. Do số phận đưa đẩy nên Vũ Nương đã phải chọn cho mình con đường chết để giải oan.

Câu truyện kể về Vũ Nương người phụ nữ xinh đẹp, nết na. Chồng nàng tên là Trương Sinh, chàng Trương có tính đa nghi, Vũ Nương cũng hết sức giữ gìn khuôn phép.

Chiến tranh xảy ra, chàng Trương phải đi lính đó không biết chữ nên chàng được nghỉ vào sổ lính đi hàng đầu. Ở nhà nàng hết mực chăm sóc cho mẹ chồng, vì quá thương nhớ con nơi chiến trường nên bà đã ốm nặng và quá đời. Nàng hết mực thương xót, nàng lọ việc mà chạy và lo hậu sự như lo cho bố mẹ đẻ của mình.

Đôi vai hao gầy của nàng phải gánh biết bao nhiêu là việc. Cứ đêm đến nàng lại trêu con và chỉ vào bóng của mình mà bảo răng: " Cha Đản về kìa!".

Ở nhà nàng nhớ chồng, thương con chỉ mong giá đình sớm ngày đoàn tụ. Vũ Nương rất biết giữ gìn khuôn phép không để cho dân làng phỉ nhổ, cười chê.

Chiến tranh kết thúc chàng Trương trở về, một lần nghe lời con nhỏ nói: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít." Chàng Trương về sỉ nhục, mắng nhiếc Vũ Nương và đuổi nàng ra khỏi nhà cho dù nàng hết sức thanh minh nỗi oan của minh. Vũ Nương bị dồn đến mức đường cùng nên nàng đã gieo mình xuống sông tự tử để giải oan.

Vài hôm sau cậu bé chỉ tay vào bóng Trương Sinh mà thốt lên rằng: " Cha Đản đến kia kìa". Bấy giờ Trương Sinh mới chợt nhận ra nhưng đã quá muộn rồi giá như lúc đầu chàng Trương chịu suy ngẫm, bình tĩnh lại thì cũng không có kết cục đầy đau thương đến như vậy.

Nguyên nhân dẫn đến bị kịch của Vũ Nương là do cuộc hôn nhân bất bình đẳng. Do cách ứng xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh. Tác giả đã đưa ra một tình huống bất ngờ đánh lừa người đọc và Trương Sinh. Lời nói của cậu bé vừ là cái mở nút dẫn dắt vào câu truyện và là cái thắt nút. Giá như Vũ Nương đừng bảo với con rằng cái bóng là cha mình thì đứa con cũng đâu nói như vậy và dẫn đến kết cục đầy đau thương, và một cái chết oan uổng như vậy.

Tác giả đã chỉ ra cho ta thấy rằng xã hội phong kiến thối nát là nguyên nhân gián tiếp đưa Vũ Nương vào thế khó xử. Nếu như không có chiến tranh, Trương Sinh không phải đi lính thì sẽ không có sự hiểu lầm được xảy ra, gia đình của Trương Sinh cũng được hưởng hạnh phúc chọn vẹn. Tác phẩm " Người con gái Nam Xương" đã vẽ lên một khung cảnh của sự đau thương, mất mát, nỗi oan khi bị hiểu nhầm. Chế độ phong kiến mục nát, đáng khinh của thời đại ấy đã đưa đẩy, dồn ép những người phụ nữ tội nghiệp, đáng thương bị dồn vào con đường chết, vào những bế tắc của cuộc đời.

Vũ Nương là một nhân vật đáng ngưỡng mộ, một người phụ nữ hiền lành, nết na, xinh đẹp. Dù có như thế nào nàng cũng hết mực thủy chung với chồng, yêu thương chồng con, và là một cô dâu thảo. Tác phẩm:" Người con gái Nam Xương" đã đưa ra nhiều yếu tố li kì, hoang đường, kì ảo. Nhưng cũng do yếu tố đó mà Vũ Nương được được giải oan và được gặp lại chồng, đây cũng là một cái kết mà Vũ Nương rất đáng được nhận.

Cầm Thị Ngọc Thương

Lớp 9A, Trường PTDTBT-THCS Xuân Lẹ, Thường Xuân, Thanh Hoá


Từ khóa tìm kiếm:

  • cam nhan cua em ve nhan vat anh thanh nien o bai lang le sa pa
  • cảm nhận của em về nhân vật vũ nương
0