MS215 – Nghị luận về vấn đề: Vấn nạn ấu dâm – Xin người lớn đừng thờ ơ
Đề bài: Nghị luận về vấn đề: Vấn nạn ấu dâm – Xin người lớn đừng thờ ơ Bài làm “Năm tuổi, tôi bị anh họ xâm hại. Đến giờ dù đã hai mươi mấy tuổi nhưng kí ức về những giây phút khủng khiếp ấy vẫn hiện rõ trong đầu tôi. Nhưng tôi vẫn chẳng dám nói gì với mẹ mình.”- Chia ...
Đề bài: Nghị luận về vấn đề: Vấn nạn ấu dâm – Xin người lớn đừng thờ ơ
Bài làm
“Năm tuổi, tôi bị anh họ xâm hại. Đến giờ dù đã hai mươi mấy tuổi nhưng kí ức về những giây phút khủng khiếp ấy vẫn hiện rõ trong đầu tôi. Nhưng tôi vẫn chẳng dám nói gì với mẹ mình.”- Chia sẻ từ bạn A.Y
“Năm học cấp 3 tôi bị một kẻ biến thái chạy lên bóp ngực khi đang trên đường về nhà. Kể với bố mẹ tôi còn bị họ cười và bảo có gì đâu mà làm lớn chuyện.”- Chia sẻ từ bạn M.T
“Thầy giáo chủ nhiệm tôi năm học lớp 3 rất thích sờ vào chỗ kín học sinh. Con trai lớp tôi đều “qua tay” thầy cả. Thầy lại là người được toàn bộ phụ huynh học sinh tôn trọng cho rằng “thầy dạy rất giỏi”.- Chia sẻ từ bạn M.T.N
“Hồi bé, thầy dạy đàn bế một đứa trong đám bọn tôi lên trên đùi rồi sờ soạng khắp người. Bọn tôi há hốc mồm kể lại cho cô giáo nghe. Cô quát bọn tôi “điêu, bịa chuyện”.- Chia sẻ từ bạn P.H.T….
Đó chỉ là một số rất ít những lời tâm sự đau đớn đến thắt lòng của những nạn nhân của nạn ấu dâm. Nhưng bài học đắt giá như vậy đã thực sự đủ để thức tỉnh cả xã hội đang trong cơn u mê chưa? Để rồi “những con quỷ đội lốt người ấy” vẫn nhởn nhơ ngoài vòng phát luật.Chưa bao giờ, vấn nạn ấu dâm lại nhức nhối như hiện nay. Mỗi ngày hàng loạt những vụ xâm hại quấy rối được lộ ra như một hồi chuông cảnh tỉnh những ông bố bà mẹ. Cả thế giới ngỡ ngàng trước những hành vi đồi bại “không thể tưởng tượng nổi” để rồi tự hỏi mình rằng:
“Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra với thế giới này vậy?”
Vậy, Ấu dâm thực sự là gì?
Theo nguồn Wikipedia, cho đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất hoàn toàn về “Ấu dâm” hay còn gọi là lạm dụng tình dục ở trẻ em. Tuy nhiên đặc trưng chính yếu của hành vi lạm dụng tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Cũng có một số nhận định “Ấu dâm” thực tế là một dạng biến thái tình dục hình thành từ các khiếm khuyết về não bộ hay nhân cách của người bệnh. Trong một số trường hợp, kẻ có hành vi ấu dâm thậm chí còn không nhận thấy mình là người lớn và đang có hành vi xâm hại với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, dù ra sao thì đó cũng là những hành vi xấu xa đối với trẻ em và tất nhiên nó không thể chữa trị bằng những lời lăng mạ, chửi rủa hay đe dọa. Khi làn sóng cộng đồng đấu tranh phẫn nộ như hiện nay, những kẻ “ấu dâm” lại càng có cơ hội để ẩn mình mà không đi chữa trị. Đúng vậy, những kẻ ấu dâm là những con người như mỗi chúng ta, nhưng ở họ phần “người” đã biến mất chỉ còn lại phần “con” mà thôi.
Tôi sẽ cho bạn thấy những con số đáng sợ về thực trạng vấn nạn ấu dâm ở Việt Nam và các nước.
Theo Bộ lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 2011-2015, Việt Nam có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Trung bình cứ 8 giờ lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục, 6 bé trai lại có 1 bé bị xâm hại và ở nữ là cứ 4 bé gái lại có một bé bị xâm hại.
Bạn có nhớ về hồi tháng 3/2017 vụ án mạng xảy ra với bé gái 9 tuổi người Việt, Lê Thị Nhật Linh tại Nhật Bản, khi mà người ta tìm thấy thi thể bé trong tình trạng không mảnh vải che thân cạnh bãi cỏ bên một mương thoát nước tại thành phố Abiko, tỉnh Chiba, cách nhà bé khoảng 10 km. Không ai biết được em đã phải trải qua những điều kinh khủng gì, nỗi đau đớn mất mát của bố mẹ em trong khi kẻ bị tình nghi vẫn nhởn nhơ không nhận tội.
Tại Mỹ, Cứ 8 phút, các nhân viên xã hội lại tìm thấy bằng chứng hoặc khẳng định một trường hợp xâm hại tình dục tại Mỹ.
– Cứ 1/7 (13%) người trẻ dùng Internet cho biết họ từng nhận được những lời gạ gẫm tình dục trên mạng xã hội.
– 1/25 người trẻ bị gạ gẫm tình dục từ những đối tượng gặp trực tiếp bên ngoài.
– 34% nạn nhân bị xâm hại tình dục là dưới 12 tuổi.
– Khoảng 60% đối tượng xâm hại tình dục là người quen mà lũ trẻ biết.
– Khoảng 30% đối tượng xâm hại tình dục là các thành viên họ hàng trong gia đình và 10% còn lại là người lạ.
– 23% đối tượng xâm hại tình dục có độ tuổi dưới 18.
Hay ở Nam Phi- nơi được coi là kém phát triển trên thế giới:
Theo một báo cáo của hiệp hội thương mại Solidarity Helping Hand, Nam Phi, cứ 3 phút lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục tại quốc gia này.
– Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào năm 2009, cứ 1/4 người thú nhận đã xâm hại tình dục ai đó.
– Cũng trong báo cáo này, 62% con trai hơn 11 tuổi tin rằng việc ép ai đó quan hệ tình dục không phải là một hành động bạo lực.
Đó chỉ là một số rất ít về vấn nạn này trên toàn thế giới. Đó thực sự là những con số biết nói.
Người ta vẫn nói: “ Trẻ con như tờ giấy trắng.” Đúng vậy, chúng ngây thơ trong sang mà theo mọi người đó là những điều ngọt ngào nhất thế gian. Vậy nhưng, tờ giấy trắng đó của chúng ta đang bị vẩn đục bởi bàn tay của những con quỷ ấu dâm.
– “Tổ chức phi chính phủ của Đức có tên Innocence in Danger đã thực hiện chiến dịch đầy ý nghĩa với khẩu hiệu "Some touches never leave" (Có những vết hằn không bao giờ biến mất)”
Những kí ức ấy, bọn trẻ nào có thể quên. Nó không chỉa là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần. Tờ giấy bị bôi bẩn nào thể trắng lại như ban đầu, những tấm gỗ bị đóng đinh liệu có thể lành lăn như trước? Nó sẽ là nỗi ám ảnh mà cả đời chúng sẽ chẳng bao giờ quên. Những “ kẻ khốn đội lốt thiên thần” ấy đã cướp đi sự hồn nhiên, cướp đi tiếng cười, cướp đi niềm vui, cướp đi sự hạnh phúc mà các em đáng lẽ được nhận. Sẽ thật đau lòng biết bao khi bố mẹ các em nhìn thấy con mình ngày càng héo mòn, như thể còn mỗi thể xác, các em còn sống mà như đang chết dần chết mòn, nó như hoa quả tươi khi bị bỏ ra khỏi thuốc bảo quản không hỏng ngay nhưng ngày càng thối rữa. Bạn có bao giờ quên được cái ánh nhìn tuyệt vọng, vô hồn của những đứa trẻ đó không ?
Trong chương trình Sing my song 2018, thí sinh Trương Phước Lộc đã có bài hát “Ông kẹ”, ca khúc nói về vấn đề xâm hại trẻ em, cuộc chiến mà toàn thế giới đang đấu tranh và mượn hình ảnh "ông kẹ" để nói về những con người xấu xa trong bóng tối. Đứng sau tấm màn, cùng bóng đen bao trùm Phước Lộc hát lên như tiếng gọi đau đớn của các bé bị xâm hại, giai điệu mạnh mẽ cùng ca từ như lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huy hãy dành thời gian quan tâm con của mình nhiều hơn:
“Giữa cơn mưa giông
Có ai đứng trông
Giữa những đám đông
Thét lên nỗi lòng
Ai cướp mất bình yên
Có em gái nhỏ
Bên kia đám cỏ
Nằm khóc thật to
Mình cuộn co ro
Mẹ ơi cứu con với
Họ đang nhìn vào con thế này
Họ đang gần vào ngay trong đấy
Họ đang cố làm đau từng chút trong con
1 2 3 giây đó thôi
Là ông kẹ bắt bắt con rồi
Mẹ ơi! Đừng lo cái chăn đừng lo miếng ăn hãy đem con về nhà
Mẹ ơi ông ấy giống ta
Chẳng như cổ tích vẽ ra
Phải chăng người quanh chúng ta
Đều không hiểu ra ông ấy ở trong ta hiện ra.”
Đúng vậy, ông ấy giống ta chẳng như cổ tích vẽ ra đâu, ông ấy ở ngay trong cuộc sống chúng ta thôi. Theo thống kê, những “ông kẹ của hiện đại” có đến 93% là người có mối quan hệ quen biết với nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân, 47% là người trong gia đình, họ hàng. Thật là đáng sợ!
Nhưng những nạn nhân của chúng ta, họ không dám lên tiếng. Họ cứ ngỡ họ là một trong số ít kém may mắn trên thế giới nên họ chỉ dám lên tiếng bày tỏ sự đồng cảm với những nạn nhân mới, những đứa trẻ chỉ vừa lên 8, lên 9. Nhưng không, khi họ vô tình đồng loạt lên tiếng, những dòng tâm sự của họ đã khiến cả xã hội phải bàng hoàng. Bàng hoàng khi nhận ra những nạn nhân đều bị xâm hại chỉ là những đứa trẻ trong sáng, bang hoàng khi có những nạn nhân vẫn ầm thầm lặng lẽ kêu cứu trong cõi lòng vì không đủ cam đảm lên tiếng. Đừng cố tìm hiểu vì sao họ im lặng, cái ta cần làm là hiểu họ vậy là đủ. Những “kẻ bệnh hoạn” đó rất hiểu tâm lý nạn nhân của mình. Chúng luôn tìm cách để các em không dám lên tiếng.
Họ luôn dụ dỗ chúng “À, sẽ chẳng ai tin mày đâu, bố mẹ sẽ giận mày đó. À, bạn bè sẽ xa lánh mày…”. Với mỗi đứa trẻ đó như là một ác mộng, họ mới chỉ cho chúng thấy phần nổi của tảng bang lớn chìm trong nước còn những kẻ nham hiểm vẫn an tâm núp trong lớp vỏ bọc hiền lành, thánh thiện và ngày đêm gieo rắc tội lỗi, phá hủy tương lai những mầm non của thế kỷ mới. Và một phần dẫn đến sự im lặng của bọn trẻ là do người lớn chúng ta. Bạn đã bao giờ quan tâm nhiều hơn đến con mình, bạn có hay ngồi lắng nghe những tâm sự của chúng hay nhìn những nét vẽ nguệch ngoạc nhưng chứa đựng ẩn ý sâu sa mà những con quỷ dữ gieo giắt vào tâm trí các em.
Bạn có nhớ câu hát đó không: “Mẹ ơi! Đừng lo cái chăn đừng lo miếng ăn hãy đem con về nhà “. Hãy bỏ bớt đi những công việc, hãy bỏ bớt đi cơm áo gạo tiền, hãy học cách tin con, lắng nghe con, bởi mỗi lần bạn lơ là là một bước bạn đẩy con mĩnh ra xa, gần hơn với những kẻ ấu dâm.
Vì vậy, trong mỗi gia đình hãy quan tâm đến con trẻ nhiều hơn, hãy dạy cho chúng biết cách nói câu từ chối với những điều mà chúng không muốn, bạn nhé.
Không có bản án nào xứng đáng cho những kẻ ấu dâm, hãy tự biết cách bảo vệ bản than và những người thân yêu của bạn. Bởi, nếu tình cảm gia đình đủ bền chặt, sẽ chẳng còn chỗ cho những kẻ xấu xa xen vào.
Vì tương lai con trẻ: “Xin NGƯỜI LỚN đừng thờ ơ.”
Đỗ Thị Thúy Nga
Lớp 9A – Trường THCS Lập Thạch, Vĩnh Phúc
Từ khóa tìm kiếm:
- https://vietvanhoctro com/ms215-nghi-luan-ve-van-de-van-nan-au-dam-xin-nguoi-lon-dung-tho-o