24/05/2018, 17:04

Một số phương pháp xây dựng và quản lý kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội

Xây dựng và quản lý các KH 5 năm theo phương pháp truyền thống đã được áp dụng từ rất lâu trong hệ thông kinh tế xã hội chủ nghĩa, và ngày nay nền kinh tế nước ta vẫn còn áp dụng dưới những hình thức khác nhau. Đặc trưng của phương pháp này, ...

Xây dựng và quản lý các KH 5 năm theo phương pháp truyền thống đã được áp dụng từ rất lâu trong hệ thông kinh tế xã hội chủ nghĩa, và ngày nay nền kinh tế nước ta vẫn còn áp dụng dưới những hình thức khác nhau. Đặc trưng của phương pháp này, như chúng ta đã biết, đó là: khoảng thời gian của thời kỳ 5 năm là cố định( ví dụ: kế hoạch 5 năm 1996-2000; 2001-2005); thích ứng với khoảng thời gian cố định, chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng một lần cho cả thời kỳ 5 năm, các mục tiêu phát triển thường là con số bình quân hàng năm hoặc tính cho năm cuối của kỳ kế hoạch. Mô hình trên hoàn toàn phù hợp trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung với nền kinh tế kế hoạchá ổn định, quá trình phát triển sau được xem như là “quá trình trước cộng thêm một bước”; kinh tế trong nước là một tổng thể thống nhất bao gồm thành phần kinh tế XHCN là chủ yếu, các mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng được xác diịnh trước theo kế hoạch chung của hội đồng tương trợ kinh tế. Tuy vậy, nếu nhìn nhận ở góc độ chức năng của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường là điều tiết các quan hệ thị trường, kế hoạchắc phục các khuyết tật của thị trường, bổ sung và hướng thị trường hoạt động theo mục tiêu của xã hội thì phương pháp truyền thống tỏ ra có nhiều hạn chế. Chỉ tiêu kế hoạch xây dựng một lần cho cả thời kỳ 5 năm sẽ không cập nhật được các biến động của thị trường; sự thay đổi môi trường kinh tế trong nước và quốc tế làm cho các con số kế hoạch trở lên lạc hậu, thiếu tính linh hoạt và khả năng hiệu chỉnh. Việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân vì thế mà trở nên cứng nhắc, kém hiệu quả, thậm chí sai lẹch. Những căn bệnh như: chủ quan, duy ý chí hoặc quan liêu sẽ sảy ra. Hơn nữa không phải chương trình dự án hoặc chính sách nào cũng được sây dựng và triển khai bó gọn trong một thời kỳ 5 ăm nhất định. Khi các chính sách, chương trình có sự gối đầu từ kế hoạch 5 năm này sang kế hoạch 5 năm khác thì cách xây dựng kế hoạch theo thời kỳ cố định sẽ khó phản ánh được tính liên tục trong mục tiêu hoạt đông và cân đối ngân sách cho các chính sách, chương trình đó.

Đối với Việt Nam đây là một phương pháp còn rất mới mặc dù phương pháp này đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu ở các nước phát triển. Đặc biệt ở Pháp Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức, Ôxtrâylia, mô hình kế hoạch hoá "cuốn chiếu" được áp dụng rộng rãi cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội của các quốc gia này. Sự khác biệt của phương pháp này so với kế hoạch hoá kiểu truyền thống thể hiện ở các diểm chủ yếu sau:

  • Thứ nhất, thời kỳ kế hoạch 5 năm không cố định mà được thay đổi theo kiểu cuốn chiếu sau mỗi năm kế hoạch. Khi một năm thực hiện kế hoạch qua đi thì một năm kế hoạch mớilại được đưa vào khuôn khổ trung hạn. Ví dụ như kế hoạch 2001-2005 rồi đến kế hoạch 2002-2006, v..v..
  • Thứ hai, các con số kế hoạch được tính theo những mục tiêu tổng thể, bao gồm kế hoạch chính thức cho một năm hiện hành, kế hoạch dự tính cho năm tiếp theo và dự báo cho kế hoạch ba năm còn lại. Mức độ chi tiết cụ thể và chính xác của các con số kế hoạch các năm sau phụ thuộc vào số lượng, độ tin cậy và khr năng cập nhật thông tin.
  • Thứ ba, cuối mỗi năm của thời kỳ kế hoạch, trên cơ sở kết qủa thực hiện kế hoạch và những dự báo, thông tin mới, quá trình xây dựng kế hoạch 5 năm thời kỳ cuốn chiếu mới lại được thực hiện với các nội dung: xây dựng kế hoạch chính thức cho năm tiếp theo (năm đầu của thời kỳ mới); điều chỉnh và chính xác hoá thêm chao những dự báo kế hoạch của năm thứ 2,3,4 và dự báo sơ bộ kế hoạch năm cuối cùng (năm thứ 5 của thời kỳ mới). Đi kèm theo các chỉ tiêu kế hoạch là những dự kiến về cơ hội, thách thức của thời kỳ kế hoạch và những kiến nghị, giải pháp cụ thể phù hợp với các diễn biến xảy ra.

Phương pháp "cuốn chiếu" với các nội dung tổng quát nêu trên sẽ khắc phục được tính nhất thời và không phù hợp mục tiêu kế hoạch với sự đổi thay thường xuyên của môi trường. Theo phương pháp này việc xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm sẽ không còn mang tính chất “ thời vụ” mà nó tiếp tục được thời sự hóa để phù hợp với hoàn cảnh và những yêu cầu mới đặt ra. Các chỉ tiêu kế hoạch sẽ đủ độ tin cậy cho các nhà quản lý và lãnh đạo sử dụng với tư cách là công cụ định hướng vĩ mô nền kinh tế quốc dân, làm cho kế hoạch thực hiện tốt chức năng tổ chức can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường, đương đầu với khó khăn, biến động bất thường từ thế giới bên ngoài. Ngoài ra, do các khuôn khổ 5 năm KH 5 năm kế tiếp nhau luôn có 4 năm kế hoạch trùng nhau nên tính liên tục giữa các kế hoạch 5 năm, các chính sách, chương trình được thực hiện gối đầu giữa các kế hoạch đó sẽ được đảm bảo.

Tóm lại xây dựng và quản lý kế hoạch 5 năm theo mô hình "cuốn chiếu" là thực sự thích ứng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, đây là một hướng tiếp cận rất mới. Để vận dụng thành công phương pháp này ở Việt Nam, phải có sự chuẩn bị về mọi mặt, trong đó những vấn đề sau đây được nhấn mạnh:

  • Một là, thực hiện tốt chức năng “ tiếp cận từ trên xuống” của công tác kế hoạch hoá bằng cách nâng cao chất lượng của dự bao kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ, phương pháp tính toán hiện đại và các mô hình kinh tế trong dự báo phát triển. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Bộ KH&ĐT với các Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Ngân hàng, Thống kê, các Bộ quản lý ngành và các cơ quan chức năng khác trong xây dựng kế hoạch. Thay đổi hệ thống biểu mẫu, số liêu kế hoạch; phân công tổ chức lực lượng cán bộ kế hoạch các cấp đảm bảo tính chất hoạt động thường xuyên của quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch 5 năm chứ không phải là cơ chế hoạt động mang tính thời vụ như hiện nay.
  • Hai là, để có bước chuyển tiếp hợp lý từ kế hoạch hoá theo mô hình thời kỳ cố định sang phương thức "cuốn chiếu", trước mắt nên có sự thay đỏi trong cách thức quản lý hệ thống kế hoạch 5 năm thời kỳ này. Công việc cụ thể là cần có sự cập nhật, hiệu chỉnh các chi tiêu kế hoạch 5 năm sau mỗi năm thực hiện kế hoạch khi xét thấy có những biến đổi đáng kể trong đời sống kinh tế. Các kế hoạch hàng năm phải có chức năng bổ sung cho kế hoạch 5 năm và là công cụ phản ánh kế hoạch này.
  • Ba là, trong thời gian trước mắt có thể tổ chức triển khai thử nghiệm phương pháp kế hoạch hoá kiểu "cuốn chiếu" cho một số lĩnh vức cụ thể.
0