Một số kinh nghiệm tham gia các bài dự thi tìm hiểu
Một số kinh nghiệm tham gia các bài dự thi tìm hiểu Bí quyết tham dự các bài dự thi tìm hiểu được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, chia sẻ một số kinh nghệm cũng như một số phương pháp, cách thức làm ...
Một số kinh nghiệm tham gia các bài dự thi tìm hiểu
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, chia sẻ một số kinh nghệm cũng như một số phương pháp, cách thức làm bài để các bạn có thể tham khảo nhằm nâng cao chất lượng và đạt hiểu quả cao hơn nữa trong các cuộc thi tiếp theo.
Bài dự thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên năm học 2016 - 2017
Vâng, “Bản lĩnh – trí tuệ - văn minh – tình nguyện” – đó là khẩu hiệu dường như đã thấm nhuần và ăn sâu vào máu đối với những ai đã từng và đang là sinh viên của Trường Đại Học Vinh – Ngôi trường đã nuôi dưỡng và chắp cánh cho bao tâm hồn tuổi trẻ, cho bao trái tim tràn đầy những ước mơ, hoài bão sống và cống hiến cho cuộc đời. Là sinh viên khoa Giáo dục chính trị – một trong những khoa đi đầu về công tác tư tưởng, các phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao… Tôi mang trong mình lòng nhiệt thành tuổi trẻ với 8 chữ vàng đó để làm hành trang nâng bước tôi trên vạn nẻo đường đời.
Có thể nói, khoa Giáo dục chính trị với 25 năm xây dựng và phát triển đã ngày càng trưởng thành, lớn mạnh hơn không chỉ thể hiện trong các phong trào tình nguyện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp sức mùa thi… mà còn được thể hiện cụ thể qua các cuộc thi qua các cuộc thi tìm hiểu do các cấp tổ chức. Khoa Giáo dục chính trị với đội ngũ thầy giáo, cô giáo nhiệt tình, tâm huyết đã không ngừng cống hiến tài năng và sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục, dẫn dắt các thế hệ học sinh, sinh viên gặt hái được những thành quả lớn lao. Một trong những thành công đó đã được thể hiện ở chính việc tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBMTTQ, Bộ Đội Biên Phòng, Hội cựu chiến binh tỉnh Nghệ An, Tỉnh Đoàn Nghệ An, hay do nhà trường phát động. Trong các cuộc thi tìm hiểu đó, khoa Giáo dục chính trị luôn luôn dẫn đầu với những bài viết hay, đặc sắc và đạt những giải cao nhất trong các cuộc thi đó. Cụ thể như: Trong cuộc thi tìm hiểu “80 năm ngày truyền thống xây dựng Đảng”, Sinh viên khoa Giáo dục chính trị đạt 28/30 tổng số giải; Trong cuộc thi tìm hiểu “Sinh viên Việt Nam với Biển Đảo Quê Hương”, đạt 44/50 giải, trong đó có 2 nhóm tác giả của chi đoàn 48B3 Chính Trị_Luật đạt giải Ba cấp TƯ; Trong cuộc thi tìm hiểu “1000 năm Thăng Long Hà Nội” đã có sinh viên đạt giải khuyến khích cấp trung ương; Trong cuộc thi tìm hiểu “80 năm truyền thống vẻ vang của đoàn TNCS Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đạt 44/48 giải; Trong cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia” do Ủy ban MTTQ phối hợp với Bộ Đội Biên Phòng và Hội Cựu Chiến Binh tỉnh Nghệ An và Đoàn trường Đại Học Vinh tổ chức khoa Giáo dục chính trị đạt 80/87 giải, trong đó có 3 giải Nhất và nhiều giải khác ở cấp trường, đặc biệt có một giải khuyến khích của nhóm tác giả Trần Linh, Mai Quỳnh Trang và giải nhất cấp Tỉnh của nhóm tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Trần Ngọc Đoàn, Trương Thị Quý, Đoàn Thị Khai, Nguyễn Thị Hiền và đặc biệt ở cấp TƯ có nhóm tác giả Trần Linh đã đạt giải khuyến khích.
Thực trạng cho thấy với đặc thù và truyền thống của khoa Giáo dục chính trị chúng ta luôn giành được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn một số điểm hạn chế: Thực tế cho thấy có không ít ĐVTN tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm, chưa thực sự quan tâm đến các cuộc thi. Một số ĐVTN vì không hiểu hết được ý nghĩa của các cuộc thi tìm hiểu nên làm bài thi một cách chiếu lệ, đối phó, cẩu thả với BTC, một số khác dù nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của các cuộc thi nhưng do hạn chế về thời gian, lại thiếu niềm đam mê nghiên cứu tìm hiểu lịch sử dân tộc nên cũng đành làm bài thi qua loa, làm cho có bài, thiếu chiều sâu.
Vậy làm thế nào để các bài dự thi tìm hiểu đó có chất lượng và đạt hiểu quả cao? Cá nhân tôi xin phép được chia sẻ một số kinh nghệm cũng như một số phương pháp, cách thức làm bài để các bạn có thể tham khảo nhằm nâng cao chất lượng và đạt hiểu quả cao hơn nữa trong các cuộc thi tiếp theo.
Trước hết về hình thức: Như chúng ta đã biết, kể cả đối với con người và dường như với tất cả mọi vật trước tiên chúng ta cũng nhìn và thích đầu tiên là hình thức bên ngoài. Với bài thi cũng vậy, để làm một bài thi tìm hiểu tốt thì hình thức phải đẹp, cách thức trình bày bài thi phải ràng, rành mạch, phân bố hợp lý, có hình ảnh minh họa phong phú phù hợp với nội dung tìm hiểu.
Thứ hai về nội dung: đây là một phần quan trọng quyết định đến kết quả bài thi, thực tiễn đã cho thấy trong cuộc thi tìm hiểu “Pháp Luật về biên giới quốc gia” vừa mới kết thúc cách đây không lâu bài thi của chúng tôi chỉ có vỏn vẹn 317 trang nhưng về nội dung của chúng tôi rất phong phú, đa dạng và đã đạt giải nhất nhưng bên cạnh đó có nhiều bài thi làm rất nhiều trang nhưng chỉ đạt giải thấp, thậm chí không có giải. Bên cạnh số lượng bài thi thì chất lượng về nội dung thi là rất quan trọng đòi hỏi phải logic, trình bày một cách có hệ thống theo một trình tự nhất định. Đặc biệt “lời mở đầu” cũng là một trong những khâu hết sức quan trọng của việc trình bày bài thi. Bài thi tìm hiểu có cuốn hút được độc giả và BTC hay không? có gây được hứng thú đối với người xem hay không? Là ở chính Lời mở đầu. Bởi ở đó đã thâu tóm và chứa đựng những nội dung sâu sắc nhất, tinh túy nhất của toàn bộ bài thi. Nếu lời nói đầu hay, súc tích sẽ khiễn người xem không chỉ dùng lại ở đó mà sẽ thôi thúc họ lật tiếp ở những trang tiếp theo. Do vậy theo tôi phải quan tâm đến lời lẽ, nội dung khái quát cần trình bày trong lời nói đầu.
Thứ ba về tài liệu tham khảo: Chúng ta cũng biết ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhất là sự bùng nổ Internet thì chúng ta cũng có một nguồn tài liệu tham khảo hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên không phải tài liệu nào cũng phù hợp, thậm chí có những tài liệu còn xuyên tạc sự thật, mang nội dung phản động, chống đối. Do đó, nếu chúng ta không đọc kĩ, không có vốn hiểu biết nhất định thì vô tình chúng ta đã tiếp tay cho kẻ xấu và đương nhiên bài thi của chúng ta sẽ bị loại đầu tiên. Bởi vậy, tôi xin lưu ý khi làm bài thi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, đọc kỹ, xem kỹ những tài liệu tham khảo đó và phải biết biến chúng thành vốn hiểu biết của riêng mình.
Thứ tư: thông thường những bài thi tìm hiểu có 5 câu thường có câu mở viết về 1 tấm gương hay trình bày cảm nhận suy nghĩ riêng của bản thân về một vấn đề nào đó…
Nếu viết về tấm gương tiêu biểu, điển hình cho một phong trào nào đó mà bài thi yêu cầu, chẳng hạn như viết về người làm công tác đoàn hay tấm gương vè người nghèo vượt khó, người khuyết tật chiến thắng số phận và thanh công trong cuộc sống… thì chúng ta nên tìm hiểu và viết về những tấm gương thiết thực nhất, gần gũi nhất đối với chúng ta. Bởi họ là những người sẽ có ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mặt khác do họ là người gần gũi nhất với chúng ta nên tính hiệu quả sẽ cao hơn so với việc viết về những tấm gương khác.
Còn nếu trình bày cảm nhận hay suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó thì bên cạnh nêu lên nhũng mặt tốt, mặt tích cực chúng ta cũng cần chỉ ra những yếu điểm, hạn chế của vấn đề và đề ra phương hướng, giải pháp khắc phục nó.
Thứ năm: nếu làm bài thi theo nhóm tác giả thì cần phải lưu ý một số vấn đề như các thành viên trong nhóm phải có sự phối hợp chặt chẽ, liên kết với nhau về mặt nội dung, đảm bảo tính logic của bài thi, câu sau phải có sự kế tiếp câu trước, phát triển ý của câu trước để tránh bị trùng lặp về ví dụ hay về một nội dung nào đó. Thực tiễn cho thấy khi làm bài theo nhóm tác giả thì các thành viên thường copy những tài liệu giống nhau trên mạng để đưa vào bài thi, vì thế vai trò của người nhóm trưởng cũng rất quan trọng, người nhóm trưởng phải biết chắt lọc, sắp xếp chọn ý làm sao để bài thi không bị trùng lặp về nội dung.
Cuối cùng: là phần liên hệ thực tiễn bản thân, trong cuộc thi thường thì BTC sẽ chỉ ra những câu hỏi mà không có phần liên hệ thực tế bản thân nhưng BTC cũng không cấm phần này mà họ còn khuyến khích. Chính vì thế khi làm bài thi bạn phải nêu lên được ý nghĩa của bài thi đó đối với bản thân, nhóm của bạn. Và nếu bạn đang là Sinh viên thì bạn sẽ làm gì để phát triển vấn đề ấy?
Như vậy tùy thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân hay nhóm tác giả mà có các hình thức làm bài khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo một bài thi hoàn chỉnh, tránh sai sót thì những bước cơ bản cần nêu trên là rất cần thiết và không thể thiếu đối với một bài dự thi tìm hiểu.
Tôi hy vọng với truyền thống của khoa Giáo dục chính trị chúng ta sẽ tiếp tục phát huy để đạt được những giải cao ở các cấp cao như cấpTỉnh, cấp TƯ. Bài viết này không chỉ giúp ích riêng cho sinh viên khoa Giáo dục chính trị mà còn với sinh viên toàn trường Đại Học Vinh và với tất cả mọi người có mong muốn tham gia các bài thi tìm hiểu. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi làm các bài dự thi tìm hiểu, mong rằng nó sẽ giúp các sinh viên không chỉ ở khoa Giáo dục chính trị mà còn với sinh viên các khoa khác và với tất cả mọi người có mong muốn tham gia các bài thi tìm hiểu có thể làm bài thật tốt và đạt kết quả thật cao trong các bài thi tìm hiểu tiếp theo.
Trần Ngọc Đoàn - Ủy Viên BCH LCĐ, Đội trưởng đội TNXK