Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 - Bài 19 có đáp án Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 - Bài 19 là tài liệu tham khảo hay dành ...
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 - Bài 19
là tài liệu tham khảo hay dành cho các bậc phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi. Chúc các bạn học tốt!
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
Câu 1. Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị phá sản nặng nề...Đó là đặc điểm của tình hình xã hội Việt Nam trong thời kỳ nào?
a. 1929-1930.
b. 1930-1931.
c. 1931-1932.
d. 1932-1933.
Câu 2. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?
a. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.
b. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.
c. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.
d. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.
Câu 3. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) thực dân Pháp đã làm gì?
a. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.
b. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
c. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.
d. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.
Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào?
a. Nông nghiệp.
b. Công nghiệp,
c. Xuất khẩu.
d. Thủ công nghiệp.
Câu 5. Sự kiện nào sau đây là sự kiện cơ bản đẫn đến sự bừng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
a. Ảnh hướng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
b. Do sự khủng bố trắng của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)
c. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
d. Cả 3 sự kiện trên
Câu 6. Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?
a. 1/5/1929.
b. 1/5/1930.
c. 1/5/1931.
d. 1/5/1933.
Câu 7. Từ tháng 2 đến tháng 4/1930, phong trào cách mạng nổ ra mạnh nhất ở đâu?
a. Trung Kì
b. Bắc Kì
c. Nam Kì
d. Trong cả nước
Câu 8. Năm 1930 Nghệ Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì sao?
a. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất
b. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
c. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
d. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
Câu 9. Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam vào thời gian nào?
a. Cuối 1929 đầu 1930.
b. Tháng 2 đến tháng 4/1930.
c. 1/5/1930.
d. 12/9/1930.
Câu 10. Lần đầu tiên công nhân, nông dân và quần chúng lao động Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình đó là:
a. Phản đối thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
b. Kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1930.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Câu 11. Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?
a. Tháng 5/1930.
b. Tháng 7/1930.
c. Tháng 9/1930.
d. Tháng 10/1930
Câu 13. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ-Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?
a. Phong trào cách mạng 1930-1931.
b. Biểu tình 1/5/1930 trên toàn quốc.
c. Biểu tình 12/9/1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).
d. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân... tháng 9,10/1930.
Câu 14. Hai khẩu hiệu nào dưới đây được Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931?
a. “Độc lập dân tộc" và “Ruộng đất dân cày”.
b. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hoà bình".
c. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
d. “Đánh đổ đế quốc” và "Xoá bỏ ngôi vua”.
Câu 15. Từ tháng 5 đến tháng 8/1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?
a. Miền Trung.
b. Miền Bắc.
c. Miền Nam
d. Trong cả nước.
Câu 16. Điều gì chứng tỏ: tháng 9/1930 phong trào công-nông đã phát triển tới đỉnh cao?
a. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
b. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và thành lập chính quyền Xô Viết
c. Đã thực hiện liên minh công nông vững chắc.
d. Đã kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
Câu 17. Các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng?
a. Tháng 2/1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.
b. Ngày 1/5/1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nổi dậy phá đồn Trí Viễn.
c. Ngày 12/9/1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.
d. Ngày 19/2/1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.
Câu 18. Chính quyền cách mạng ở Nghệ-Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:
a. Chính quyền đầu tiên của công nông.
b. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
c. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).
d. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới
Câu 19. Tổ chức nào đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh?
a. Ban Chấp hành nông hội.
b. Ban Chấp hành công hội.
c. Hội phụ nữ giải phóng.
d. Đoàn thanh niên phản đế.
Câu 20. Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh đã làm gì để xây dựng xã hội mới?
a. Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện quyền tự do dân chủ.
b. Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc phong kiến đặt ra, chia lại ruộng đất, giảm tô, xóa nợ.
c. Khuyến khích nông dân học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín.
d. Tất cả ý trên đúng.
Câu 21. Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
a. Từ 2-3 tháng
b. Từ 3-4 tháng
c. Từ 4-5 tháng
d. Từ 5-6 tháng
Câu 22. Hãy điền cụm từ còn thiếu vào ô trống ở đoạn văn sau:
“Tuy mới thành lập ở một số xã, thời gian tồn tại chỉ được 4-5 tháng nhưng.............. đã tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân".
a. Phong trào cách mạng 1930-1931.
b. Xô viết Nghệ Tĩnh.
c. Phong trào công nông 1930-1931.
d. Chính quyền Xô viết.
Câu 23. Chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?
a. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
b. Chia ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ.
c. Xoá bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 24. Cách mạng Việt Nam bước vào thòi kỳ vô cùng khó khăn. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành chính sách khủng bố cực kỳ tàn bạo. Nhiều chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc tử tù. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm lịch sử của cách mạng Việt Nam giai đoạn nào?
a. 1930-1931.
b. 1931-1932.
c. 1933-1934.
d. 1934-1935.
Câu 25. Hệ thống tổ chức của Đảng nói chung được phục hồi vào thời gian nào?
a. Đầu năm 1932
b. Đầu năm 1933.
c. Cuối năm 1935
d. Cuối năm 1934 đầu 1935.
Câu 26. Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
a. 3/1935 ở Ma Cao - Trung Quốc.
b. 3/1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc.
c. 3/1935 ở Xiêm - Thái Lan.
d. 3/1935 ở Cao Bằng - Việt Nam.
Câu 27. Hãy điền đúng (Đ) sai(S) vào các câu sau đây.
a. Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra ở Bắc, Trung, Nam
b. Phong trào cách mạng 1930-1931 chỉ diễn ra ở Nghệ An.
c. Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào 1930-1931.
d. Lực lượng quan trọng nhất tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là nông dân.
e. Ngày 12/9/1930 là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên.
ĐÁP ÁN
1.d 2.c 3.d 4.a 5.c 6.b 7.b 8.d 9.b 10.b
11. c 12.b 13.d 14.a 15.a 16.b 17.d 18.c 19.a 20.d
21.c 22.b 23.d 24.b 25.d 26.a 27.(a.(đ), b.(s), c.(đ),e.(s)